Trong nền kinh tế thị trường việc nhà nước tham gia điều tiết nền kinh tế là yêu cầu khách quan. Nhưng muốn thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại, kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng muốn điều tiết có hiệu quả phải có bộ máy nhà nước các cấp mạnh, gọn nhẹ, có năng lực, năng động, không tham nhũng, thủ tục hành chính đơn giản. Đó là điều kiện quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong việc kiện toàn bộ máy quản lý hoạt động FDI, phải dựa trên cơ sở pháp luật, quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và thực hiện nguyên tắc "một cửa" đối với nhà đầu tư.
Cần tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc quản lý dự án sau giấy phép. Tiếp tục cải tiến thủ tục quản lý theo chế độ một cửa, công khai thủ tục rõ ràng đầy đủ. Hướng dẫn và kịp thời phối hợp giải quyết các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, nhất là các vướng mắc khó khăn trong lĩnh vực đất đai, môi trường, xuất nhập khẩu, hải quan, cư trú đi lại, tranh chấp lao động... Tập trung một đầu mối quản lý vào Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng thời có sự phối hợp giữa các ngành và các đơn vị có liên quan theo hướng:
- Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài và Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích FDI với tinh thần là từ 01/9/1999 thực hiện việc điều chỉnh mặt bằng giá một số hàng hóa và dịch vụ (điện nước, cước viễn thông) các loại phí và lệ phí, chuyển đổi thu bằng tiền Việt Nam, qui định về tuyển dụng lao động việc làm, việc thực hiện thuế giá trị gia tăng, việc mua bán hàng với các doanh nghiệp, quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp khu công nghiệp và một số biện pháp bổ sung và khuyến khích đầu tư. Đây là một bước đột phá nhằm thu hút các nhà đầu tư.
- Thực hiện tốt vai trò đầu mối quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn toàn tỉnh của Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc đôn đốc tiến độ thực hiện các giai đoạn chuẩn bị triển khai, tăng cường quản lý dự án đầu tư sau khi có giấy phép. Đặc biệt cần thiết:
+ Đẩy mạnh việc kiểm tra định kỳ, kiên quyết xử lý kể cả kiến nghị rút giấy phép đối với các trường hợp dây dưa không triển khai dự án hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ vốn thực hiện và các lợi ích của Nhà nước, coi đó là một chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả hoạt động của nguồn FDI.
+ Trên cơ sở luật và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, xây dựng một chương trình quản lý và bảo vệ môi trường một cách đồng bộ, hiệu quả từ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân, trong các đơn vị, đến việc xây dựng tiêu chuẩn quy định và các điều kiện phương tiện để quản lý và bảo vệ môi trường đối với các khu vực công nghiệp cần thực hiện một cách triệt để và nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn cho phép của Nhà nước. Kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời các sự cố môi trường và các vụ việc vi phạm bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình chấp hành Luật lao động của các chủ doanh nghiệp (chế độ về lao động, tiền lương...) theo sát diễn biến và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội và môi trường đầu tư.
- Duy trì thường xuyên và đều đặn chế độ báo cáo thống kê, phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Duy trì chặt chẽ các quy chế về bảo vệ an ninh, bảo vệ bí mật quốc gia, quản lý sự ra vào của các nhà đầu tư... chú ý các biện pháp an ninh để bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo sự yên tâm cho chủ đầu tư và người lao động.
- Thực hiện tốt nguyên tắc "một cửa", bãi bỏ những thủ tục phiền hà, trừng trị nghiêm khắc những hành vi sách nhiễu và tham nhũng của người thực hành công vụ, kịp thời sửa chữa thiếu sót mà các nhà đầu tư nêu ra.
- Quy định cụ thể trách nhiệm của những cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, đảm nhận việc giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi đã được cấp giấy phép, đặc biệt là giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ nộp thuế, về lao động, về tỷ lệ hàng xuất khẩu