Phân tích đơn biến (Bivariate analysis)

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Và Hiệu Quả Phản Ánh Thông Tin (Trang 44 - 49)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích đơn biến (Bivariate analysis)

Tương tự như cách của W. He & J. Shen (2014), để xem xét mối quan hệ giữa 2 biến sở hữu nước ngoài và hiệu quả phản ánh thông tin của giá cổ phiếu tác giả tiến hành phân chia mẫu quan sát thành các nhóm nhỏ dựa trên quy mô và sở hữu nước ngoài. Theo đó, toàn bộ mẫu quan sát được xếp thành 4 nhóm theo tứ phân vị của quy mô (SIZEt-1).

Min Quartile 1(Q1) Quartile 2 (Q2) Quartile 3 (Q3) Max

2.8021 6.109557 7.384825 11.18237 11.18237

Theo đó, nhóm tứ phân vị thứ nhất là nhóm có quy mô nhỏ nhất, với các quan sát có quy mô (SIZEt-1) nằm trong khoản từ Min đến Q1 (2.8021 đến 6.109557). Tiếp đến là nhóm thứ 2 với quy mô nằm trong khoản Q1 đến Q2, tương tự là nhóm thứ 3 với quy mô nằm trong khoản Q2 đến Q3, và nhóm thứ 4 là nhóm có quy mô lớn nhất với quy mô nằm trong khoản Q3 đến Max. Sau khi phân chia thành 4 nhóm con (SIZE 1, SIZE 2, SIZE 3, SIZE 4), tại mỗi nhóm con, tác giả tiếp tục phân chia thành 4 nhóm nhỏ hơn nữa dựa trên các khoản tứ phân vị theo biến sở hữu nước ngoài (FIOt-1). Như vậy, có 16 nhóm con được xây dựng dựa trên quy mô và sở hữu nước ngoài. Tại mỗi nhóm con, giá trị trung bình của các biến được tính và kết quả được trình bày trong bảng 4.2 và 4.3. Việc so sánh giá trị các biến giữa các nhóm, giúp tác giả rút ra một số kết luận như sau.

Bảng 4.2: Bảng mô tả các biến của nhóm quan sát phân theo quy mô và sở hữu nước ngoài (Size1 và Size2)

Foreign Ownership Quartile

1 2 3 4

SIZE QUARTILE 1

SIZE(t-1) 4.4071 4.4629 4.4489 4.6215

FIO(t-1) 0.0085 0.0386 0.0995 0.2727

ΔFIO(t-1) 0.0103 0.0176 0.0330 0.0404

DIO(t-1) 0.3798 0.4092 0.2333 0.3174

ΔDIO(t-1) 0.0429 0.0384 0.0211 0.0240

LN(PRICE)(t-1) 1.7852 1.8829 1.7681 2.2641

ZEROS(t-1) 0.1962 0.1578 0.2189 0.2117

AMIHUD(t-1) 4.3838 6.6829 4.0187 3.6218

AUTODt 0.1080 0.0531 0.0610 0.0452

AUTOWt 0.0283 -0.0535 -0.0097 -0.0486

|1-VR(1,5)t| 0.3142 0.2803 0.3323 0.3460

|1-VR(1,10)t| 0.4581 0.3982 0.4642 0.5334

SIZE QUARTILE 2

SIZE(t-1) 5.4978 5.6704 5.6932 5.6746

FIO(t-1) 0.0166 0.0698 0.1625 0.3759

ΔFIO(t-1) 0.0301 0.0233 0.0433 0.0469

DIO(t-1) 0.4650 0.3483 0.3361 0.4333

ΔDIO(t-1) 0.0317 0.0578 0.0167 0.0419

LN(PRICE)(t-1) 2.1635 2.2914 2.5631 2.5515

ZEROS(t-1) 0.1873 0.2074 0.2062 0.2113

AMIHUD(t-1) 1.8104 1.4638 4.3955 6.1887

AUTODt 0.0629 0.0318 0.0734 0.0251

AUTOWt -0.0097 -0.0528 -0.0533 -0.1037

|1-VR(1,5)t| 0.2273 0.2514 0.3122 0.1667

|1-VR(1,10)t| 0.3469 0.3488 0.4800 0.2907

Nguồn: tác giả tổng hợp từ mẫu nghiên cứu

Bảng 4.3: Bảng mô tả các biến của nhóm quan sát phân theo quy mô và sở hữu nước ngoài (Size3 và Size4)

Foreign Ownership Quartile

1 2 3 4

SIZE QUARTILE 3

SIZE(t-1) 6.5744 6.5226 6.6757 6.7488

FIO(t-1) 0.0341 0.1348 0.2571 0.4167

ΔFIO(t-1) 0.0214 0.0413 0.0536 0.0529

DIO(t-1) 0.4987 0.3817 0.3549 0.4254

ΔDIO(t-1) 0.0369 0.0441 0.0565 0.0377

LN(PRICE)(t-1) 2.1672 2.5394 2.7319 2.9435

ZEROS(t-1) 0.1865 0.1686 0.1744 0.1958

AMIHUD(t-1) 0.2595 1.3302 2.8923 2.2689

AUTODt 0.0346 0.0267 0.0201 0.0406

AUTOWt 0.0179 -0.0059 -0.0707 -0.0303

|1-VR(1,5)t| 0.2016 0.1485 0.1189 0.1629

|1-VR(1,10)t| 0.2743 0.2546 0.1794 0.2725

SIZE QUARTILE 4

SIZE(t-1) 8.9037 8.6238 8.4393 8.6730

FIO(t-1) 0.0988 0.2631 0.3471 0.4684

ΔFIO(t-1) 0.0412 0.0293 0.0424 0.0349

DIO(t-1) 0.5419 0.5081 0.5206 0.3783

ΔDIO(t-1) 0.0396 0.0454 0.0785 0.0323

LN(PRICE)(t-1) 2.9693 2.7322 2.8501 3.1104

ZEROS(t-1) 0.1717 0.1638 0.1559 0.1742

AMIHUD(t-1) 0.0226 0.0323 1.0808 0.0739

AUTODt 0.0798 0.0593 0.0354 0.0289

AUTOWt -0.0537 -0.0579 -0.0653 0.0109

|1-VR(1,5)t| 0.1877 0.1533 0.0908 0.1144

|1-VR(1,10)t| 0.2587 0.2110 0.1641 0.1911

Nguồn: tác giả tổng hợp từ mẫu quan sát

Đầu tiên, giống như phát hiện của Kang và Stulz (1997), W. He & J. Shen (2014), tác giả tìm thấy một mối quan cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và sở hữu của NĐT nước ngoài tại các doanh nghiệp trong mẫu quan sát ở Việt Nam. Đồ thị hình 4.1 được tổng hợp từ số liệu của bảng 4.2 và 4.3 đã chỉ ra, một cách trực quan, giá trị của quy mô (SIZE) và giá trị của sở hữu nước ngoài đã gia tăng lần lượt qua 16 danh mục nhỏ. Với danh mục 1 là danh mục có quy mô và sở hữu nước ngoài nhỏ nhất, trong khi đó, danh mục thứ 16 có quy mô và sở hữu nước ngoài lớn nhất.

Hình 4.1: So sánh giá trị của của Quy mô và Sở hữu nước ngoài trong các mẫu con

Nguồn: tác giả tổng hợp từ bảng 4.2 và 4.3 Thứ 2, một cách trực quan, chưa có mối quan hệ rõ ràng giữa các biến đo lường hiệu quả giá cổ phiếu và sở hữu nước ngoài. Điều này được rút ra sau khi tác giả quan sát đồ thị hình 4.2, được tổng hợp từ số liệu của bảng 4.2 và 4.3. Nhóm biến hệ số tự tương quan (AUTOD và AUTOW) có khuynh hướng giảm dần khi sở hữu nước ngoài tăng trong các nhóm SIZE1, SIZE 2, tức là, sở hữu nước ngoài đã cải thiện hiệu quả phản ánh thông tin của giá cổ phiếu (thể hiện thông qua sự giảm dần trong tự tương quan của tỷ suất sinh lợi). Đồng thời, nhóm này đi ngang, hoặc biến động không rõ ràng trong nhóm SIZE 3 và SIZE 4. Ở nhóm biến tỷ số phương sai (Biến số |1 − VR(1,5)| và |1 − VR(1,10)|) có khuynh hướng giảm dần theo sở hữu

nước ngoài ở nhóm SIZE 2, SIZE 3 và SIZE 4, tức là, sở hữu nước ngoài đã cải thiện hiệu quả phản ánh thông tin của giá cổ phiếu (thể hiện thông qua sự giảm dần trong tỷ số 1- phương sai tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu.

Hình 4.2: So sánh giá trị các biến hiệu quả giá trong các danh mục theo con

Nguồn: tác giả tổng hợp từ bảng 4.2 và 4.3 Cuối cùng, ở các nhóm biến khác bao gồm, sự thay đổi trong sở hữu nước ngoài, sự thay đổi trong sở hữu NĐT tổ chức trong nước (ΔFIO, ΔDIO), giá cổ phiếu (LNPRICE) và các nhóm biến đo lương thanh khoản (ZEROS và AMIHUD) đều có những biến động khác nhau qua từng nhóm quy mô và từng nhóm sở hữu nước ngoài khác nhau.

Tóm lại, bằng việc phân chia mẫu quan sát thành các nhóm nhỏ dựa trên quy mô và sở hữu nước ngoài, tác giả nhận thấy, một cách trực quan, tồn tại một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và sở hữu của NĐT nước ngoài. Đồng thời, mặc dù chưa thực sự rõ ràng, nhưng nhóm biến đo lường hiệu quả phản ánh thông tin giá cổ phiếu (nhóm biến hệ số tự tương quan (AUTOD và AUTOW) và

nhóm biến tỷ số phương sai (biến số |1 − VR(1,5)| và |1 − VR(1,10)|)) có khuynh hướng giảm dần khi sở hữu nước ngoài tăng trong một số trường hợp, điều này gợi ý cho kết luận, sở hữu nước ngoài đã cải thiện hiệu quả phản ánh thông tin của giá cổ phiếu (thể hiện thông qua sự giảm dần trong tự tương quan và trong tỷ số 1- phương sai tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu). Tuy vậy, để xem xét mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả phán ánh thông tin trong giá cổ phiếu một cách rõ ràng hơn, tiếp theo tác giả tiến hành phân tích đa biến (bằng các phép hồi quy) sử dụng các biến kiểm soát thể hiện đặc điểm của doanh nghiệp là sở hữu của NĐT tổ chức trong nước, quy mô doanh nghiệp và thanh khoản cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Và Hiệu Quả Phản Ánh Thông Tin (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)