4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phân tích hồi quy
4.3.2. Kết quả hồi quy hàng năm (Annual regression)
Trong phần trước, bằng phép hồi quy gộp (pool OLS), tác giả cũng đã rút ra được những kết luận quan trọng. Tuy nhiên, mặc dù, sai số (standard errors) đã được điều chỉnh với 2 tùy chọn cluster nhóm theo năm quan sát và nhóm theo doanh nghiệp (year and firrm clustering effects) theo cách của Petersen (2009). Nhưng phép hồi quy gộp vẫn tồn tại những vấn đề tương quan chéo và cả tương quan chuỗi (cross-sectional and time-series correlations) giữa các quan sát. Tương tự như cách giải quyết của W. He & J. Shen (2014), tác giả tiếp tục thực hiện các phép hồi quy chéo hàng năm (annual cross-sectional) tương tự như các phép hồi quy của Fama và MacBeth (1973). Đồng thời, tác giả cũng điều chỉnh tương quan chuỗi (serial correlation) trong các hệ số của các phép hồi quy hàng năm bằng cách
tính sai số trung bình theo Newey and West (1987).
Tóm lại, phương trình (1):
𝐈𝐍𝐄𝐅𝐅𝐈𝐂𝐈𝐄𝐍𝐂𝐘𝐢,𝐭= 𝛃𝟎+ 𝛃𝟏𝐈𝐍𝐄𝐅𝐅𝐈𝐂𝐈𝐄𝐍𝐂𝐘𝐢,𝐭−𝟏 +𝛃𝟐𝐅𝐈𝐎 𝐢,𝐭−𝟏 +𝛃𝟑𝐅𝐈𝐎 𝐢,𝐭−𝟏 +𝛃𝟒𝐃𝐈𝐎 𝐢,𝐭−𝟏 +𝛃𝟓𝐃𝐈𝐎 𝐢,𝐭−𝟏 +𝛃𝟔𝐒𝐈𝐙𝐄 𝐢,𝐭−𝟏 +𝛃𝟕𝐏𝐑𝐈𝐂𝐄 𝐢,𝐭−𝟏 +𝛃𝟖𝐙𝐄𝐑𝐎𝐒 𝐢,𝐭−𝟏 +𝛃𝟗𝐀𝐌𝐈𝐇𝐔𝐃 𝐢,𝐭−𝟏 + 𝛆𝐢,𝐭 (1)
Tác giả sẽ thực hiện hồi quy lần lượt trong từng năm (từ 2010 đến 2014) với sai số được điểu chỉnh dựa trên Newy–West. Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.4, trong đó, hệ số hồi quy chính là giá trị trung bình của tất các các hệ số hồi quy hàng năm. Thống kê t (t-Statistic) được trình bày trong ngoặc đơn, với: *, **, ***, tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%. Trong ngoặc vuông [Coef
<0, Pro<10%], số đầu tiên là số năm mà hệ số hồi của mỗi năm quy mang dấu âm (-), số thứ 2 là số năm mà hệ số hồi quy của mỗi có ý nghĩa thống kê, tức là Pro <
10%.
Các kết quả trong bảng 4.5 được đọc như sau, cột 1, trong phương trình với biến phụ thuộc là biến |1-VR(1,5)t|, sau khi hồi quy với 5 phương trình hàng năm trong các năm từ 2010 đến 2014, các kết quả được trình bày trong bảng, hệ số hồi quy trung bình của biến FIO là -0.3259, có mức ý nghĩa thống kê (**), thống kê t trung bình là (-2.380) và hệ số hồi quy của cả 5 phương trình hàng năm đều mang dấu âm (-) và có 3 trong 5 phương trình hàng năm có ý nghĩa thống kê từ 10% trở lên.
Các hệ số ở các phương trình được đọc tương tự.
Đầu tiên, ở nhóm biến sở hữu nước ngoài (FIO và ΔFIO), kết quả trong bảng 4.5 cho thấy, trong phương trình 1-VR(1,5), có 5 trên 5 phương trình hàng năm mà hệ số hồi quy của biến FIO mang dấu (-) và 3 trong 5 hệ số này có ý nghĩa thống kê, và hệ số hồi quy trung bình là -0.3259. Cũng ở phương trình 1-VR(1,5) này, có 4 trên 5 phương trình hàng năm mà biến ΔFIO mang dấu âm (-), và có 2 phương trình có ý nghĩa thống kê. Đối với các phương trình 1-VR(1,10), kết quả các hệ số hồi quy cũng gần tương tự với phương trình 1-VR(1,5). Trong khi, ở các phương
trình mà biến phụ thuộc là biến tự tương quan (AUTO), thì kết quả không thực sự tốt bằng. Như vậy, đa số các hệ số hồi quy trong phương trình hàng năm đều mang dấu âm (-), và có ý nghĩa thống kê, đặt biệt là ở phương trình với biến phụ thuộc là các tỷ số phương sai (1-VR). Dấu (-) thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến sở hữu nước ngoài và các biến phi hiệu quả giá (inefficiency), tức là thể hiện mối quan hệ đồng biến với hiệu quả phản ánh thông tin trong giá. Xét về độ lớn của hệ số hồi quy, hệ số hồi quy trung bình của các phương trình hàng năm (bảng 4.5) có độ lớn gần xấp xỉ với hệ số hồi quy trong phép hồi quy gộp (pool OLS) (bảng 4.4).
Tiếp theo, ở nhóm biến sở hữu của NĐT tổ chức trong nước (DIO và ΔDIO), tác giả cùng tìm thấy những kết luận tương tự nhóm biến sở hữu nước ngoài,
Đa số các hệ số hồi quy ở các phương trình hàng năm đều mang dấu âm (-), thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sở hữu NĐT tổ chức trong nước và biến phi hiệu quả giá, tức là thể hiện mối quan hệ đồng biến với hiệu quả phản ánh thông tin trong giá. Mức ý nghĩa thống kê, và độ lớn hệ số hồi quy, cũng gấp xấp xỉ với hệ số hồi quy trong phép hồi quy gộp (pool OLS).
Tóm lại, với phương pháp hồi quy chéo hàng năm (annual cross-sectional), tương tự như phép hồi quy của Fama và MacBeth (1973) với sai số được tính theo phương pháp của Newey and West (1987). Kết quả cho thấy, ở các nhóm biến đếu có sự xấp xỉ trong độ lớn của hệ số hồi quy và ý nghĩa thống kê so với phép hồi quy gộp (pool OLS) ban đầu. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài, mức độ giao dịch của NĐT NN với hiệu quả phản ánh thông tin trong giá cổ phiếu là ổn định trong các mối tương quan chéo và tương quan chuỗi ((cross-sectional and time-series correlations) cũng như ổn định qua các phép hồi quy khác nhau. Theo đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và các hoạt động giao dịch NĐT NN có một mối tương quan nghịch biến với các biến phi hiệu quả giá (price inefficiency), hay nói cách khác, sự gia tăng trong tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã giúp cho giá cổ phiếu phản ánh một cách hiệu quả hơn về mặt thông tin. Đồng thời, các
hoạt động giao dịch, mua bán của NĐT NN càng nhiều cũng giúp cải thiện hiệu quả phản ánh thông tin trong giá cổ phiếu.
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả phản ánh thông tin trong giá: hồi quy hàng năm (annual regression)
Price inefficiency measure
|1-VR(1,5)t|
(1)
|1-VR(1,10)t|
(2)
AUTODt (3)
AUTOWt (4)
Lag_DV 0.1069 0.0390 0.0161 0.0651
(t-statistic) (0.626) (0.072) (-0.022) (0.480)
[Coef <0, Pro<10%] [0,0] [3,0] [2,1] [1,1]
FIO(t-1) -0.3259** -0.3267 -0.0796 -0.0738
(t-statistic) (-2.380) (-1.394) (-0.908) (-0.536)
[Coef <0, Pro<10%] [5,3] [4,2] [4,1] [3,2]
ΔFIO(t-1) -0.4144 -0.7360 0.0975 -0.1298
(t-statistic) (-0.842) (-0.986) (0.332) (-0.374)
[Coef <0, Pro<10%] [4,2] [4,2] [1,0] [3,0]
DIO(t-1) -0.234** -0.2646 -0.0494 -0.1080
(t-statistic) (-2.650) (-1.786) (-1.012) (-1.534)
[Coef <0, Pro<10%] [5,5] [5,2] [5,0] [5,2]
ΔDIO(t-1) -0.3493 -0.6895 -0.0915 0.2527
(t-statistic) (-1.370) (-1.460) (-0.934) (0.824)
[Coef <0, Pro<10%] [5,2] [5,2] [5,1] [1,0]
SIZE(t-1) -0.0423 -0.0654 0.0076 0.0073
(t-statistic) (-1.884) (-1.898) (0.828) (0.564)
[Coef <0, Pro<10%] [5,2] [5,3] [1,3] [3,1]
LN(PRICE)(t-1) 0.108** 0.155* -0.0035 -0.0269
(t-statistic) (2.330) (2.184) (-0.184) (-0.928)
[Coef <0, Pro<10%] [0,0] [0,0] [0,0] [0,0]
ZEROS(t-1) 0.5638 0.8421 -0.1431 -0.2582
(t-statistic) (1.560) (1.626) (-0.630) (-0.954)
[Coef <0, Pro<10%] [0,2] [0,2] [4,1] [4,1]
AMIHUD(t-1) -0.0024 -0.0016 0.0033 -0.0002
(t-statistic) (-0.116) (-0.202) (0.908) (-0.118)
[Coef <0, Pro<10%] [3,0] [4,0] [1,1] [3,2]
Nguồn: tác giả tổng hợp dựa vào kết quả hồi quy thực hiện trên Stata