Tình hình trồng rừng sản xuất ở Đakrông

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 24 - 27)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.3 Tình hình trồng rừng sản xuất ở Đakrông

Giao đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất, giao rừng là một chủ trương lớn của Đảng và NN được khởi xướng từ năm 1968. Cho đến ngày nay thì dự án như được trở thành xã hội hóa, diện tích rừng và đất rừng đã được giao càng nhiều cho các hộ gia đình, cộng đồng trong khi diện tích giao cho doanh nghiệp NN giảm dần. Nhìn chung đất có rừng giao cho các hộ gia đình và tập thể tăng trong khi diện tích giao cho các doanh nghiệp NN và các ban quản lý giảm. Độ che phủ rừng tăng, diện tích rừng trồng mới tăng. Đời sống của một bộ phận nhân dân được giao đất để trồng rừng được tăng lên đáng kể đồng thời với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Thành quả của chính sách giao đất lâm nghiệp cho thấy hiệu quả việc gắn trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng cho tất cả các bên liên quan, thành quả này thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và NN:

“lấy dân làm gốc trong mọi hoạt động, tạo cho họ quyền quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, tự làm giàu cho bản thân mình chứ không có thói ỷ lại như trước đây”.

Chính sách giao đất trồng rừng sản xuất đã đem lại nhiều thành quả tốt cho nhân dân. Tình hình kinh tế của người dân được tăng lên, từ việc phải chạy theo nhu cầu mưu sinh trước mắt nhưng bây giờ kinh tế đã khác, một số hộ đã có vốn dự trữ, có tiền để xây dựng nhà cửa khang trang, có tiện nghi hiện đại. Bên cạnh đó tạo công ăn việc làm tránh được tình trạng không nghành nghề, dễ bị cám dỗ của các tệ nạn xã hội.

Diện tích trồng rừng được tăng nhanh, hạn chế tác động của rừng tự nhiên. Qua những thay đổi mang tính tích cực đó đã cho thấy sự đúng đắn của Đảng và NN về chính sách giao đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất. Chính sách đó đã từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, tăng diện tích rừng trồng góp phần tăng độ che phủ rừng trong cả nước, tạo một môi trường sinh tháitrong sạch và lành mạnh.

Đakrông là huyện miền núi vùng các của Tỉnh Quảng Trị. Với tổng diện tích tự nhiên là 122.444,60 ha, chiếm 25,79% diện tích toàn tỉnh. Đất trồng đồi núi trọc được sử dụng khá lớn, khoảng 48.910 ha chiếm 40% diện tích rừng tự nhiên của Huyện. Đất

Đại học Kinh tế Huế

sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu là nương rẫy năng suất thấp và bấp bênh. Chỉ có khoảng 400ha lúa nước là tương đối ổn định. Chính vì vậy mà bình quân lương thực đầu người còn rất thấp, nạn thiếu lương thực thường xuyên xảy ra, tỷ lệ đói nghèo lớn, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. Trước năm 2004, đất sản xuất nương rẫy vẫn chưa được giao dẫn đến việc sản xuất không ổn định, không theo quy hoạch, nạn phá rừng để sản xuất nương rẫy còn xảy ra, là một nguy cơ gây cháy rừng hàng năm làm ảnh hưởng đến môi sinh và môi trường. Trong khi đó diện tích đất trống đồi núi trọc rất lớn, tiềm năng này lại chưa được khai thác để trồng rừng sản xuất. Để phát huy thế mạnh về lâm nghiệp của địa bàn, việc triển khai giao đất để trồng rừng sản xuất và cây lâu năm là rất cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xã Đakrông là một xã miền núi thuộc huyện Đakrông, là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (thuộc diện 135). Dân cư phần lớn là dân nghèo, ngườidân ở đây phải canh tác nông nghiệp trên nền đất chủ yếu là đất dốc, nghèo dưỡng chất. Diện tích đất để canh tác nông nghiệp của xã rất ít ỏi, lại nằm ở vùng thấp trũng nên thường bị lũ lụt, ngập úng vào mùa mưa do đó sản xuất nông nghiệp cho năng suất thấp, chủ yếu là phục vụ nhu cầu của dân địa phương.

Chính vì thế mà việc xóa đói giảm nghèo cho người dân huyện Đakrông nói chung và người dân xã Đakrông nói riêng là một trong những vấn đề bức thiết cần được các ban nghành quan tâm. Để phát huy thế mạnh về lâm nghiệp của địa bàn, việc triển khai giao đất trồng rừng sản xuất và cây lâu năm nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ II của huyện đã xác định cơ cấu kinh tế là Nông – lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; Nghĩa là coi nông nghiệp là trước mắt còn lâm nghiệp là lợi thế và hướng đi bền vững lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giao đất giao rừng, trong những năm qua huyện Đakrông đã tiến hành giao đất giao rừng đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Cụ thể là thực hiện Đề án giao đất trồng rừng huyên Đakrông – Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 -2010 do Phòng TN&MT huyện phối hợp với Trung tâm kỹ thuật TN&MT Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Sau 5 năm thực hiện công tác giao đất trồng rừng sản xuất trên địa

Đại học Kinh tế Huế

bàn huyện nói chung và xã Đakrông nói riêng, bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân an tâm đầu tư trên diện tích đất được giao cho mình. Giúp người dân nhận thức và nhận thấy hiệu quả kinh tế từ các mô hình trồng rừng, vườn rừng, nông lâm kết hợp. Hơn nữa khi người dân đãđịnh hướng kinh doanh lâu dài trên diện tích được giao thì thu nhập của họ được tăng lên, cuộc sống ổn định hơn thì phần nào ngăn chặn được nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy góp phần bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân miền núi.

Cùng với cả nước đang bước vào giai đoạn mới, giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa, Đảng bộ Xã đã vạch ra chương trình hành động cụ thể. Thực hiện đúng đắn đường lối chủ trương và chính sách của Đảng và NN nhằm phát triển kinh tế trong đó công tác giao đất trồng rừng để nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc là vấn đề được quan tâm nhất. Nhằm gắn người nông dân lao động với đất đai, tạo công ăn việc làm, phát huy thế mạnh tiềm năng đất đai và nguồn lao động có sẵn có ở địa phương để từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Đồng thời ngăn chặn được tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, nâng cao trách nhiệm và ý thức quản lý, bảo vệ rừng.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)