Mục tiêu của công tác giao đất trồng rừng tại xã Đakrông

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 40 - 44)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

2.3 Mục tiêu của công tác giao đất trồng rừng tại xã Đakrông

Giao đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng để trồng rừng sản xuất nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp, ổn định sản xuất, tăng thu nhập từ kinh tế rừng, tăng độ che phủ của rừng góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái.

Năng lực cán bộ địa chính còn hạn chế

Công tác tuyên truyền yếu

Đất rừng quản lý chưa hiệu quả

Chưa có quy hoạch 3 loại rừng Chưa quy hoạch

đất giao cho dân

Xã quản lý đất chưa hiệu quả

Thuê người dân trồng rừng

Không có chủ thực sự chăm sóc

Đại học Kinh tế Huế

Chuyển dần nền sản xuất thuần nông bấp bênh sang phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp một cách vững chắc, giải quyết triệt để nạn phá rừng làm rẫy, tăng thu nhập vàổn định đời sống từ việc trồng cây hằng năm sang trồng cây lâu năm, gắn với xây dựng kinh tế trang trại, sản xuất kết hợp chăn nuôi, nông lâm kết hợp. Phát huy thế mạnh và tiềm năng đất đai, lao động sẵn có của địa phương.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần làm cho kinh tế xã hội phát triển, môi trường sinh thái trong sạch lành mạnh có lợi cho sức khỏe con người.

2.3.1Căn cứ và các đối tượng được giao đất trồng rừng tại xã

*Căn cứ để giao đất trồng rừng

Việc giao đất lâm nghiệp phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Đakrông, của xãĐakrông đến năm 2010.

- Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất đãđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

- Căn cứ vào quỹ đất lâm nghiệp đãđược quy hoạch3 loại rừng (Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) của địa phương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

- Những nơi chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa được phê duyệt nhưng do yêu cầu cấp bách của việc giao đất lâm nghiệp thì căn cứ vào định hướng quy hoạch cho từng địa phương được sở thẩm định để xác định địa bàn, phương hướng kinh doanh của vùng, loại cây trồng và biện pháp kỹ thuật để UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp.

- Đơn xin giao đất của hộ gia đình, cá nhân và của cộng đồng dân cư có xá nhận của UBND xã, thị trấn nơi có đất.

- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng sử dụng đất lâm nghiệp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được ghi nhận trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp giao đất lâm nghiệp gắn với thực hiện chính sách đầu tư hỗ trợ vốn của Nhà nước thì việc giao đất phải tuân theo kế hoạch nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ hằng năm của Nhà nước.

Đại học Kinh tế Huế

* Đối tượng giao đất

- Hộ gia đình, cá nhân hộ khẩu tại địa bàn có nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp.

- Các tổ chức, tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và đối tượng khác có nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp, phù hợp với quy hoạch thì được hướng dẫn lập thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

- Những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị ở ngoài địa bàn xã có nhu cầu sử dụng đất để trồng rừng sản xuất thì vẫn được xem xét để cho thuê đất và được hưởng chính sách ưu đãi như những đối tượng sử dụng đất trên địa bàn.

2.3.2 Các chính sáchảnh hưởng đến công tác giao đất trồng rừngtại địa phương 2.3.2.1Nhóm văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng đất đai

- Luật đất đai năm 2003

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

- Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc thi hành Luật đất đai năm 2003 - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngay 1/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 2074/2001/ TT-TCĐC ngày 14/12/2001 của Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ xin giao đất, cho thuê đât đối với các tổ chức, hộ gia đính cá nhân trong nước.

- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN- TCĐC ngày 06/06/2000 của Bộ NN&PTNT và Tổng cục địa chính hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp.

2.3.2.2Nhóm văn bản về các Nghị quyết, chủ trương chính sách Nhà nước

- Nghị quyết số 05/NQ – TW lần thứ VIII khóa XIII của ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế miền Tây Quảng Trị.

- Nghị quyết số 02a/2004/HĐND của Hội đồng nhân dân huyện Đakrông tai kỳ họp thứ 2 khóa III.

2.3.3 Những nguyên tắc trong giao đất trồng rừng (1)Giao đấttrồng rừng phải dựa vào pháp luật

Đại học Kinh tế Huế

Đất đai là tài sản của quốc gia, thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Vì vậy khi tiến hành giao đất lâm nghiệp, phải thực hiện đầy đủ những quy định của Luật đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các nghị định cũng như thông tư hướng dẫn của Bộ Lâm nghiệp và của Tỉnh về giao đất lâm nghiệp.

(2)Giao đấttrồng rừng phải có quy hoạch đất cấp xã

Giao đất lâm nghiệp cho các chủ sử dụng nhằm mục đích là tổ chức lại sản xuất ở nông thôn miền núi, bảo vệ tài nguyên rừng được tốt hơn, từng bước ổn định và phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân. Vì thế trước khi tiến hành giao đất lâmnghiệp nhất thiết phải sử dụng quy hoạch đất đai của xã. Trường hợp trên địa bàn đã có quy hoạch rồi thì chỉ cần rà soát lại, nếu xét thấy bất hợp lý cần được bổ sung kịp thời. Trong quy hoạch cần xác định rõ đâu là đất lâm nghiệp đâu là đất nông nghiệp ( đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên cần được bảo vệ, đất rừng khoanh nuôi phục hồi, đất trống cần trồng rừng), đâu là đất chăn thả…Việc quy hoạch sử dụng đất đai của xã phải được thảo luận với chính quyền và người dân địa phương, tránh áp đặt từ trên xuống. Cuối cùng quy hoạch này phải được chính quyền huyện xem xét và phê duyệt

(3)Giao đất trồng rừng phải đảm bảo tính công bằng

Nếu trên địa bàn xã có các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp nhưng không có nhu cầu sử dụng đến thì rà soát lại và kiến nghị với cấp có thẩm quyền để điều chỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp do các hộ gia đình, cá nhân hiện đang sử dụng hợp pháp, không có sự tranh chấp đều được sử dụng, đồng thời làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Song nếu xét thấy bất hợp lý về số lượng và quy hoạch chung của xã thì cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với quỹ đất đai, quy hoạch sử dụng đảm bảo công bằng xã hội.

(4) Giao đất trồng rừng phải dựa vào nhu cầu củadân

Giao đất trồng rừng là một chủ trương lớn của chính phủ có tính chiến lược trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào sức dân. Mục tiêu của chương trình là giao đất cho người dân quản lý, sử dụng, kinh doanh lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Người dân sẽ là chủ thực sự trên phần đất được giao, do đó trong quá trình thực hiện

Đại học Kinh tế Huế

công tác giao đất cần xuất phát từ nhu cầu, năng lực và nguyện vọng của người dân.

Tiến độ giao đất lâm nghiệp phải phù hợp với năng lực quản lý rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền huyện, xã và nhận thức của người dân. Vì thế, nơi nào đó người dân chưacó nhu cầu nhận hết diện tích đất lâm nghiệp của xã hoặc chưa có đủ vốn để đầu tư phát triển sản xuất nghề rừng thì không ép buộc dân phải nhận. Có thể phân chia thành hai bước: trước tiên giao nhận đất trên thực địa, xác lập được chủ đất chủ rừng để người dân sản xuất ổn định đồng thời có đủ thời gian để điều chỉnh sự bất hợp lý đảm bảo đoàn kết nội bộ nông thôn. Sau đó mới làm các thủ tục địa chính để cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất (gọi là sổ đỏ).

(5)Đất trồng rừng được giao cho người dân sử dụng lâu dài

Đất lâm nghiệp được chuyên canh, trừ khi có vấn đề bất hợp lý, tránh xáo trộn không cần thiết. Cố gắng giữ nguyên hiện trạng được sử dụng đất hoặc rừng của các hộ và làm các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khế ước hay hợp đồng khoán cho hộ. Trường hợp có hộ nào đó trong xã hiện đang sử dụng đất không đúng hoặc quy hoạch quá nhiều thì cần phải điều chỉnh diện tích cho phù hợp với quy hoạch đất đai, phù hợp với quỹ đất của xã và số nhân khẩu của hộ đó.

(6)Giao đất trồng rừng trên cơ sở tự nguyện

Khi tiến hành giao đất lâm nghiệp phải có sự bàn bạc và trao đổi dân chủ với từng người dân để họ tự nguyện tích cực tham gia. Chỉ giao đất hoặc rừng cho các hộ có đơn tự nguyện xin nhận đất, hộ nào không có nhu cầu thì không giao không ápđặt.

Giao theo nhu cầu và khả năng sử dụng đất đai của các chủ hộ là một căn cứ quan trọng để tham khảo khi giao.

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)