PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
2.6 Hiệu quả của chương trình giao đất trồng rừng
2.6.3 Hiệu quả về môi trường
Mục tiêu quan trọng nhất của công tác giao đất trồng rừng là phát triển rừng sản xuất trên đất trống đồi núi trọc đang bị đe dọa về mặt sinh thái nên cải thiện môi trường luôn là vấn đề đươc quan tâm hàng đầu. Sau 5 năm giao đất trồng rừng, cùng với sự thay đổi kinh tế và xã hội thì môi trường sống của người dân cũng thay đổi tích cực theo thời gian. 104,7 ha đất được giaochongười dân đã tiến hành trồng rừng và đã phủ xanh trên toàn bộ. Cùng với diện tích rừng được trồng thì diện tích rừng tự nhiên được phục hồi đáng kể do ý thức người dân được nâng lên. Người dân bước đầu được tiếp xúc với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến nên tính chất đất ngày càng được cải thiện và đất không còn bị lợi dụng quá mức phải khô cằn , hoang hóa, bạc màu hay rửa trôi. Các vụ cháy rừng mấy năm gần đây đã giảm đáng kể vì người dân đã có tinh thần tự giác đồng thời họ đã tiếp thu những kiến thức phòng chống cháy rừng do vậy diện tích rừng tự nhiên bị cháy không đấng kể. Người dân cũng dần nhận ra vai trò lớn lao của rừng trong việc làm cho môi trường sống của họ trở nên trong lành, giảm bớt những căn bệnh nguy hiểm hơn so với người thành phố. Rừng trồng tăng nhanh che phủ những diện tích đất trống đồi núi trọc đã đem lại những hiệu quả to lớn đối với môi trường sinh thái ở xãĐakrông.
*Nâng cao độ che phủ rừng từ đó tăng chất lượng môi trường sống
Độ che phủ của rừng là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên số lượng về diện tích rừng. Nó cho phép thuyết minh một cách gián tiếp khả năng đáp ứng lâm sản, công ăn việc làm, nghĩ ngơi sinh thái, giáo dục môi trường cho dân cư. Đặc biệt nó còn gián tiếp thuyết minh khả năng đóng góp về sự phát triển bền vững thông qua tác dụng bảo vệ đất, điều tiết nước, giảm nhẹ các tác hại từ thiên tai như hạn hán, lũ lụt, gió bão, chống ô nhiễm không khí, nguồn nước, nhất là các tác động cải thiện môi trường theo hướng tích cực.Diên tích rừng trồng tăng lên nhanh chống nâng cao độ che phủ của rừng đồng nghĩa với việc oxy trong khí quyển được tạo ra nhiều hơn.
Ngoài vai trò cung cấp oxy cho khí quyển, rừng còn là màng lọc không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây hại cho con người và các loại động vật. Ngoài ra rừng còn có vai trò quan trọng trong sự điều hòa khí hậu của quả đất. Vì vậy, rừng được xem như là lá phổi xanh của quả đất.
Đại học Kinh tế Huế
Qua tiếp xúc với người dân thì họ đều nói rằng từ khi các hộ gia đình trồng rừng ngày càng nhiều thì khí hậu ở địa phương cũng trở nên mát mẽ hơn. Trước đây mưa đá là chuyện người dân thường thấy nhưng hiện tại hầu như không có, những ngày nắng cũng dịu nhẹ hơn không còn nắng gắt đến mức đất đai bị nứt nẽ như trước nữa. Thời tiết thuận lợi giúp người dân yên tâm hơn trong sản xuất nông nghiệp. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước tưới trong nông nghiệp vào mùa khô không còn xảy ra nữa. Đặc biệt hệ thống rừng trồng hai bên đường đã giảm thiểu lượng bụi lớn cho khu dân cư. Rừng đã làm cho môi trương sống của người dân trong lành hơn,từ dó làm giảm nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm.
*Tăng khả năng giữ nước, giúp hạn chê thiếu nước trong mùa khô
Theo lời của những người dân địa phương, trước đây khi chua có chủ trương giao đất trồng rừng thì vào mùa nắng thì đa số các con suối mà người dân sử dụng nước để sinh hoạt bị cạn khô, lòng sông có những nơi cũng phơi ra những bãi cát trắng, hầu hết người dân thiếu nước sạch để sinh hoạt vào mùa này, các giếng nước của một số hộ cũng phải nạo vét xuống sâu hơn. Nhưng từ khi có những rừng keo mọc lên thì họ để ý thấy các con suối ở gần đó hình như rất ít bị khô nước, nước cũng trong và sạch hơn.
Như vậy có thể thấy được rằng diện tích rừng trồng có khả năng làm tăng số lượng cũng như chất lượng nước, giữ nước vào thời kỳ khô hạn, làm tăng lượng nước ở các vùng chứa nước như ao, hồ, sông, suối; làm sạch và khắc phục những tác động làm ô nhiễm đến nguồn nước. Ngoài ra rừng còn có khả năng điều hòa thủy chế trong lưu vực như: rừng đã chuyển nước mưa thành nước ngầm, làm giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước thấm nhờ lá cây và thảm thực bì hấp thu nước. Từ đó mà ngăn cản lũ lụtphát sinhở địa phương, khắc phục được xói lở, bồi lấp.
Những tác động tích cực trên, càng cho thấy rõ hơn sự đúng đắn của chính sách giao đất trồng rừng ở xã Đakrông. Tuy nhiên để công tác giao đất trồng rừng đạt hiệu quả cao hơn và công tác quản lý, sử dụng đất bền vững hơn, cần phải có đồng thời các tác động tích cực từ nhiều phía. Sau đây là một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao.
* Cải tạo và nâng cao độ phì của đất
Đại học Kinh tế Huế
Cây và đất có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Cây rừng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển đất ; ngược lai đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát triển của rừng. Hệ thống đất –rừng đảm nhiệm chức năng quan trọng là yếu tố tối cần thiết cho sự sống của con người và các động vật khác. Rừng lấy chất dinh dưỡng từ đất để phát triển, các cành, lá cây rụng xuống sẽ được các vi sinh vật phân hủy thành mùn và tiếp tục được khoáng hóa cho ra những chất dinh dưỡng mới cung cấp lại cho cây. Theo sự ước tính, dưới tán lá rừng thuần loại 5-6 tuổi, thì lượng cành, lá rụng hằng năm trung bình từ 5-10 tấn/ha tương đương với khoảng 80-90 kg N2, 8kg P2O5 và 8 kg K2O (Nguyễn Văn Trương, 1989). Bên cạnh đó rừng còn có khả năng bảo vệ và cải tạo đất như hạn chế xói mòn , rửa trôi chất dinh dưỡng. Tính ưu việt của đất có rừng còn thể hiện ở chổ là có tầng đệm A0, có kết cấu tốt, vi sinh vật và động vật rất dồi dào, các chỉ tiêu lý hóa tínhổn định và đặc biệt là khả năng tự bón của rừng.
Qua tiếp xúc với các gia đình sống gần rừng, các hộ nói rằng trước khi giao đất nông nghiệp thì các đồi núi xung quanh nhà của họ đa số là núi trọc do người dân đốt để trồng lúa hay làm nương. Với đặc điểm địa hình đồi núi, dốc cao nên cứ đến mùa mưa, mỗi trận mưa to làcuốn theo bao nhiêu đất đồi xuống, lượng nước mưa trên núi chảy xuống rất mạnh, đỏ ngòm. Mưa liên tục đôi khi làm xói lở đất tạo ra các rảnh lớn.
Và nhiều năm nhưu thế làm cho đất đai ở các đồi núi đó khô dần , trơ sỏi đá. Vào mùa nắng khi người dân tiến hành tỉa lúa hay trồng các loại hoa màu lên đó thì chỉ cần vài ngày nắng to là cây cối héo khô. Nếu nắng hạn kéo dài thì người dân đôi khi không thu được sản phẩm gì trên mảnh đất đó. Đất đai bị trôi chất dinh dưỡng cứ thế xấu dần, cây lúa cũng không mọc nổi nên nhiều năm họ chỉ để đất hoang hóa như vậy mà không trồng gì cả. Để đất không thấy cũng hoang phí nhưng bỏ giống để trồng cũng chẳng thu được là bao. Nhưng trong những năm gần đây, có một số hộ đầu tư trồng cây keo trên những mảnh đất để hoang đó thì lại thấy cây keo vẫn có thể phát triển được lại rất ít tốn công chăm sóc. Và đặc biệt khi có chủ trương giao đất lâm nghiệp, được phổ biến về kỹ thuật trồng rừng thì đa số người dân đều có nhu cầu nhận đất để trồng rừng. Theo các hộ sống ở đây, thì khi cây keo bắt đầu khép tán, cứ mỗi lần mưa to có tán keo che chắn, nước mưa trên rừng chảy xuống không còn mạnh như trước, thường thì nước trong chứ không còn đỏ ngòm như ngày trước, đất trên núi hầu như
Đại học Kinh tế Huế
không còn xói lỡ nữa. Theo những người dân nơi đây thì cây keo đã cải tạo đất đai trên những vùng núi mà trước đây họ đã bỏ hoang, và đặc biệt là giữ cho đất không bị xói mòn, sạt lở. Có những rừng keo thời tiết cũng mát mẻ hơn, có những cây keo che bóng người dân có thể trồng đậu, lạc, sắn…ở bên dưới mà không còm lo hạn hán làm khô héo nữa. Nhờ chủ trương giao đất trồng rừng người dân vừa có rừng trồng, lại ít tốn công chăm sóc rừng mà vẫn có thể trồng các loại cây ngắn ngày khác bên dưới thu được sản phẩm, đất đai càng ngày càng được cải thiện làm cho người dân địa phương rất phấn khởi.
Hiệu quả của công tác giao đất trồng rừng trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường tại địa bàn xãĐakrông được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 8: Đánh giá hiệu quả công tác giao đất trồng rừng
Hiệu quả kinh tế Hiệu quảvề mặt xã hội Hiệu quả về môi trường -Ổn định sản xuất
- Tăng thu nhập kinh tế, hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo - Có nguồn vốn tích lũy - Có điều kiện để nuôi con ăn học, sắm sửa tiên nghi trong gia đình - Đời sống được nâng lên.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân
- Tận dụng hết nguồn lao động sẵn có ở địa phương - Giảm bớt các tệ nạn xã hội
- Nâng cao ý thức quản lý bảo vệ rừng
- Nâng cao độ che phủ rừng
- Làm giảm dòng chảy bề mặt ngăn cản xói mòn, rữa trôi đất
- Cải tạo nâng cao độ phì của đất
- Tăng lượng nước ngầm, hạn chế thiếu nước trong mùa khô
- Tăng chất lượng môi trường(như lọc bụi, giảm tiếng ồn)
Đại học Kinh tế Huế