ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 68 - 71)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.1. Định hướng

- Tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển đổi từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành phần kinh tế tham gia, điều chỉnh cơ cấu quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng, trong đó ưu tiên tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế chính sách giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Xác lập hài hòa mối quan hệ giữa quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng rừng, quyền kinh doanh rừng và quyền hưởng lợi từ rừng đối với từng loại rừng đặc biệt là quyền tài sản đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giao đất trồng rừng cho người dân trong xã.

- Cử cán bộ xã đi học tập về những khoa học kĩ thuật mới để ứng dụng trong công tác trồng rừng thúc đẩy hiệu quả trồng rừng cao hơn.

- Kêu gọi nguồn hổ trợ ngân sách từ Nhà nước cho người dân địa phương

- Tích cực làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, thực hiện các biện pháp hiệu quả nhất khi có đám cháy xãy ra.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuấtlâm nghiệp.

- Làm tốt công tác bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý.

3.2 Giải pháp

3.2.1 Giải pháp về chính sách

- Kiện toàn, đổi mới bộ máy quản lý về lâm nghiệp cấp xã, thực hiện tốt mục tiêu xã hội hóa về rừng.

- Tiếp tục rà soát quỹ đất lâm nghiệp, lập quy hoạch phát triển lâm nghiệp để việc trồng rừng trên diện tích đất được giao đúng với quy hoạch, và tiếp tục giao những diện tích đất trống đã được quy hoạch cho lâm nghiệp để người dân đầu tư trồng rừng.

- Cần có những chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế một cách lớn hơn, quy mô hơn để đem lại hiệu quả cao.

- Cán bộ huyện, xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người dân trồng hết phần đất của mình được giao, tránh trường hợp để đất trống gây xói mòn, rửa trôi. Đồng thời

Đại học Kinh tế Huế

cần có biện pháp thu hồi đất đối với những hộ khi được giao mà không sử dụng và giao cho những hộ có nhu cầu sử dụng đất trồng rừng.

- Huy động các nguồn vốn giúp đỡ, hỗ trợ, vốn vay của các tổ chức để phát triển trồng rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng.

3.2.2 Giải pháp về thị trường

Thị trường là một trong những vấn đề mà người nông dân trồng rừng quan tâm nhất. Việc giải quyết các sản phẩm đầu ra cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và bản thân các chủ rừng. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thi trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra sự năng động và cạnh tranh lành mạnh góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các hộ gia đình tham gia trồng rừng.

Bên cạnh đó người dân cũng tích cực chủ động tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng linh hoạt các hình thức tiêu thụ sản phẩm như bán tại rừng, bán tại nhà máy hay cơ sở sản xuất, bán khoán một lần hay bán lẽ từng đợt theo nhu cầu của thitrường, bán sản phẩm đã qua sơ chế (đã thu hoạch và bóc vỏ…) Ngoài ra người dân đa dạng hóa cây trồng bằng việc thực hiện các mô hình canh tác nông lâm kết hợp, trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, trồng rừng hỗn giao để giảm những rủi ro về sinh thái vàthi trường dồng thời tăng hiệu quả kinhtế và đa dạngcác sản phẩm rừng.

3.3.3 Giải pháp về kỹ thuật

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đât đai. Chú trọng đến những giải pháp lâm sinh đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ của người dân địa phương.

- Sử dụng các phương pháp gieo tạo cây con hợp lý, đúng kỹ thuật để cây con sau khi trồng cho tỷ lệ sống cao.

- Giám sát kỹ càng quá trình canh tác của người dân, khuyến khích những việc làm có ích đối với tài nguyên rừng đồng thời xử phạt những việc làm gây hại đến tài nguyên rừng.

- Tổ chức các hộ có kinh nghiệm trồng, chăm sóc tốt để học hỏi lẫn nhau.

Đại học Kinh tế Huế

- Thực hiện các giải pháp lâm sinh tổng hợp nhằm hạn chế tối đa khả năng cháy và lây lanđám cháy khi có lửa rừng xảy ra. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phòng chống cháy như đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng.

3.2.4 Giải pháp khuyến lâm

- Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến lâm có trình độ chuyên môn về xã để hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sản xuất.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân.

- Hướng dẫn người dân xây dựng thử nghiệm mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế vườn rừng, trang trại, trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng…để giảm rủi ro về sinh thái, thị trường.

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ rừng, phòng cháy, chữacháy rừng

Sơ đồ 3: Giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý sử dụng đất LNsau khi giao - Kiện toàn, đổi mới bộ máy lâm nghiệp cấp xã - Tiếp tục giao đất trống để trồng rừng

-Đốc thúc sân trồng rừng trên đất đã giao - Hỗ trợ vay vốn với chính sách ưu đãi -Huy động các nguồn vốn giúp đỡ, hỗ trợ

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đơn giản - Tổ chức các hộ có kinh nghiệm

- Sử dụng nguồn giống có năng suất cao - Thực hiện các giải pháp lâmsinh tổng hợp

-Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế -Người dân chủ động tìm thị trường

-Đa dạng hóa sản phẩm cây trồng

-Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến lâm - Mở các lớp tập huấn kỹ thuật

-Hướng dẫn xây dựng thử các mô hình -Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Giải pháp

chính sách

Giải pháp kỹ thuật

Giải pháp thị trường

Giải pháp khuyến lâm Giải

pháp quản lý đất lâm nghiệp sau khi

giao Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)