PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
2.5 Kết quả giao đất trồng rừng tại xã Đakrông
Qua 2 năm thực hiện đề án giao đất trồng rừng (2005-2006), công tác giao đất tại xã Đakrông đã hoàn thành được hệ thống sơ đồ địa chính ( Bản đồ, sổ mục kê, địa chính),đảm bảo đúng trình tự thủ tục và các quy định, quyết định giao đất cho các hộ gia đình cá nhân theo pháp luật. Với sự đầu tư hỗ trợ từ các dự án, như dự án Phần Lan, dự án LSNG; UBND huyện đã chỉ đạo phòng TN&MT triển khai việc trích đo lập hồ sơ địa chính và hồ sơ cấp giấy CNQSD đất cho xã Đakrông với diện tích là 104,7 ha cho 66 hộ trong 6 thôn KaLu, Khe Ngài, Xã Lăng, Chân Rò, Cu Pua, Làng Cát.Trong đó: thôn Khe Ngài được giao 11,6 ha cho 5 hộ gia đình, thôn Chân Rò giao 24 ha cho 13 hộ gia đình, thôn KaLu giao 10,8 ha cho 6 hộ gia đình, thôn Xã Lăng giao 9,5 ha cho 5 hộ gia đình, thôn Cu Pua giao 8,4 ha cho 7 hộ gia đình, thôn Làng Cát giao 40,4 ha cho 30 hộ gia đình.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng5: Diện tích đất được giao cho hộ gia đình quản lý.
STT Tên thôn Diện tích đất được giao(ha) Số hộ
1 Khe Ngài 11,6 5
2 Chân Rò 24 13
3 KaLu 10,8 6
4 Xã lăng 9,5 5
5 Cu Pua 8,4 7
6 Làng Cát 40,4 30
Cộng 104,7 66
( Nguồn:Phòngđịa chính xãĐakrông)
2.5.2 Kết quả hiệu quảkinh tế củatrồng rừngsản xuất tại Đakrông
Để đánh giá được hiệu quả của công tác giao đất trồng rừng của xã Đakrông, chúng tôi đã tiến hành điều tra 45 hộ tham gia chương trình giao đất trồng rừng, trong toàn xã ( lựa chọn ngẫu nhiên), về thu nhập, chi phí, thuận lợi, khó khăn, trong quá trình tiến hành trồng rừng.
2.5.2.1Chi phí cơ bản cho việc trồng rừng qua các năm
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nếu muốn có được lợi nhuận thì phải bỏ ra một khoản chi phí cần thiết tối thiểu. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết bỏ ra chi phí như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Để thấy được chi phí cho hoạt động trồng rừng trên địa bàn như thế nào chúng ta xem bảng sau:
Bảng 6: Chi phí trồng rừng (tính bình quân/ha rừng).
Chỉ tiêu
BQC (1000đ)
%
Tự có Thuê % Tự có % Thuê 100%
Xửlý thực bì 751,14 331,82 13,214 5,837369 19,051406
Đào hố 568,75 344,89 10,005 6,067296 16,072732
Cây giống 0 908,34 0 15,97949 15,979495
Phân bón 0 168,89 0 2,971109 2,9711087
Vận chuyển 128,01 109,7 2,2519 1,92984 4,1817884
Công trồng 562,22 259,89 9,8906 4,571978 14,462539
Trồng dặm 285,09 92,23 5,0153 1,622508 6,6378041
Chăm sóc 953,48 219,96 16,774 3,869531 20,643127
Tổng 3248,69 2435,72 100
5684,41
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu ta thấy tổng chi phí bình quân cho việc chăm sóc rừng qua các năm là 5684.41 nghìn đồng/ha. Trong đó, chi phí tự có là 3248.69 nghìn đồng/ha và chi phí thuê là 2435.72 nghìn đồng/ha. Chi phí chăm sóc chiếm tỷ trọng cao nhất là 20.64%; chi phí phân bón và vận chuyển chiếm tỷ trọng thấp nhất. Trong 19.00% chi phí xử lý thực bì thì tự có chiếm 13.21%; thuê chiếm 5.8%. Chi phí đào hồ chiếm 16.07% thì tự có chiếm 10%; thuê chiếm 6.06%. Chi phí cho cây giống chiếm 15.9%
thì thuê chiếm 15.9%. Chi phí cho phân bón chiếm 2.9% thì thuê chiếm2.9%. Chi phí vận chuyển chiếm 4.18% thì tự có chiếm 2.2% và thuê chiếm 1.90%. Chi phí cho công trồng chiếm 14.46% thì tự có chiếm 9.8%; thuê chiếm 4.6%. Chi phí cho trồng dặm chiếm 6.63% thì tự có chiếm 5.0%; thuê chiếm 1.6%. Chi phí cho chăm sóc chiếm 20.6% thì tự có chiếm 16.7%; thuê chiếm 3.8%.
Từ các số liệu trên ta rút ra nhận xét sau: Muốn tăng hiệu quả trồng rừng thì người dân cần tăng lượng phân bón đồng thời nhà nước cần có chương trình hỗ trợ phân bón cho người trồng rừng. Lao động tự có là chủ yếu. Điều này chứng tỏ quy mô trồng rừng chưa quy mô, chủ yếu là tận dụng các nguồn lực tự có ở gia đình. Người dân lấy công làm lời là chủ yếu.
2.5.2.2 Kết quả và hiệu quả từ việc trồng rừng
Trong sản xuất kinh doanh điều mà người ta quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là yếu tố quan trọng để quyết định có nên đầu tư tiếp tục hay không. Khi phân tích kết quả và hiệu quả trồng rừng của các hộ điều tra theo phương pháp NPV ta phải giả thiết là điều kiện đất đai của các hộ như nhau và thời tiết khí hậu không biến động lớn.
Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp là có chu kỳ sản xuất lâu dài nên việc đánh giá kết quả của hoạt động trồng rừng theo phương pháp NPV nhằm đưa ra các giá trị về mặt bằng hiệ tại là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, qua điều tra chúng tôi thấy năm 2005, năm bắt đầu tiền hành trồng rừng, hầu hết các hộ gia đình tham gia trồng rừng đều có nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Vì vậy, đây chính là lý do mà chúng tôi chọn mức lãi suất 7%. Đây chính là mức lãi suấtcho vay của năm 2005.
Để thấy được kết quả và hiệu quả trồng rừng chúng ta có thể xem bảng:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng7: Số liệu kết quả của việc trồng rừng(tính bình quân/ha rừng)
Năm
Chi phí (1000đ)
Thu Nhập (1000đ)
(1+r)^t (1000đ)
PVC (1000đ)
PVB (1000đ)
NPV (1000đ)
0 4511,35 0,00 1,00 4511,35 0,00
1 955,81 0,00 1,07 893,28 0,00
2 108,31 0,00 1,14 94,60 0,00
3 55,40 0,00 1,23 45,22 0,00
4 13,92 0,00 1,31 10,62 0,00
5 8,38 22321,02 1,40 5,97 0,00
Tổng 0 5561,05 15943,586 10382,54
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Thực tế thì hoạt động trồng rừng ở địa phương là có hiệu quả. Tuy nhiên, với NPV trên mỗi ha cho mỗi luân kỳ sản xuất 5 năm chưa được 10.5 triệu đồng thì con số này còn quá nhỏ. Xuất phát từ mục đích trồng rừng là tận dụng thời gian rảnh rỗi nên nhiều hộ vẫn chấp nhận mức lợi nhuận nhỏ bé này. Nhưng để nâng cao mức sống từ hoạt động trồng rừng thì khó có thể áp dụng trong thực tế.
2.5.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giaođất trồng rừng.
+ Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy, Nghị quyết của HĐND xãđãđược triển khai thực hiện một cách có hiệu quả trên địa bàn xã.
- Người dân đã nhận thức hiệu quả kinh tế rừng trồng mang lại và có nhu cầu trồng rừng với tiềm năng đất đai và nguồn lao động tại địa phương sẵn có. Từ những năm 2002, 2003, 2004,( trước giao đất trồng rừng) có một số hộ đã nhận ra hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng nên đã tự bỏ vốn trồng rừng trên những mảnh đất trước đây mà họ khai hoang, đến năm 2005 khi công tác giao đất trồng rừng được thực hiện thì những hộ này đã lầm đơn xin đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sự đầu tư kinh phí của các chương trình dự án làm giảm bớt sự khó khăn về danh sách của huyện, của xã và sựu đóng góp của nhân dân trong việc trích đo địa chính, lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đại học Kinh tế Huế
- Sự đầu tư kinh phí của các chương trình dự án làm giảm bớt sự khó khăn về danh sách của huyện, của xã và sự đóng góp của nhân dân trong việc trích đo địa chính, lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất.
- Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đã chỉ đạo các cấp, các nghành địa phương cùng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện công tác giao đất trồng rừng.
- Sự quan tâm đầu tư kinh phí của UBND tỉnh Quảng trị trong công tác giao đất.
Cụ thể ngày 26/6/2007 UBND Tỉnh đã có quyết định số: 133/QĐ-UBND đầu tư giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho huyện Đakrông nói chung và xãĐakrông nói riêng nên đã giải quyết được vấn đề về vốn và tiến độ thực hiện.
+ Khó khăn:
- Hầu hết diện tích đất được quy hoạch trồng rừng sản xuất đều nằm xa khu dân cư, địa hình phức tạp nên không thuận tiện trong việc vân chuyển cây giống, trồng và chăm sóc cây.
- Đời sống của đạibộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, không có khả năng đầu tư cây giống nên tiến độ sử dụng đất còn chậm. Việc đầu tư trồng rừng sản xuất của các hộ gia đình chủ yếu nhờ vào đầu tư cây giống từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồnkinh phí hỗ trợ từ các chương trình dự án
- Địa hình đồi núi phức tạp, việc cắm mốc bê tông để giao đất thực địa đòi hỏi chi phí rất lớn nên không có kinh phí để đầu tư cho việc chon mốc. Trong quá trình thực hiện đề án giao đất trồng rừng phần kinh phí đúc bê tông được đưa vào phần đóng góp của người dân địa phương, nhưng điều kiện sống của người dân còn nhiều khó nhăn nên công tác này chưa được thực hiện mà chỉ tận dụng địa hình địa vật, cây cối để làm ranh giới giữa các hộ trên cơ sở sử dụng hiện trạng đất trước đây( đất nương rẫy) để giao đất. Vì vậy khó khăn trong việc kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất và dễ phát sinh tranh chấp.
- Các hộ gia đình đã trồng rừng trên diện tích được giao nhưng chưa xác định diện tích đất đã trồng rừng và diện tích đất chưa trồng rừng một cách chính xác, mà chỉ kiểm tra tình hình thực tế và căn cứ vào lượng cây giống đầu tư để làm cơ sở đánh giá tiến độ trồng rừng nên độ chính xác chưa cao.
Đại học Kinh tế Huế
- Do phong tục tập quán sản xuất, trình độ dân trí còn hạn chế, việc sử dụng đất còn manh mún, không liền vùng, liền thửa nên rất khó khăn trong việc đo đạc, nhận xét kê khai đăng ký lập hồ sơ địa chính, việc sử dụng đất không tuân thủ theo quy hoạch đãđược phê duyệt…
- Hầu hết diện tích được quyhoạch trồng rừng sản xuất (trước rà soát 3 loại rừng năm 2007) đều nằm ở những vùng có địa hình khó khăn, cách xa khu dân cư, đất dốc, kém màu mở nên không thuận tiện cho việc trồng, chăm sóc, vận chuyển cây giống (đa số là nằm bên kia sông).
- Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên thiếu kinh phí để đầu tư trồng rừng; Mặt khác sự thiếu tích cực trong đầu tư sản xuất và sự trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước còn xãy ra trong một số bộ phận quần chúng nhân dân.
- Việc đầu tưcây giống của một số chương trình dự án chưa tập trung cho những hộ đã giaođất. Nên nhiều hộ gia đình trồng rừng chưa theo quy hoạch mà chỉ tập trung ở những vùng thuận lợi để trồng hoặc trồng trên đất phù hợp với quy hoạch nhưng không nằm trong vùng dự án đầu tư giao đất.
2.5.4 Tình hình quản lý tài nguyên rừng và đất rừng sau khi giao
Sau khi đã giao đất và bà con trong xã đã trồng rừng thì UBND xã Đakrông hầu như giao việc quản lý và bảo vệ rừng cho người dân. Họ trực tiếp bảo vệ và quản lý đất và rừng của mình. Người dân đã nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ rừng nên đã tích cực và chủ động ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, phòng chóng cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại cây và từ đó góp phần bảo vệ rừng tốt hơn. Đồng thời UBND xã Đakrông cũng đã giám sát sít sao những động thái mang tính trái phép của người dân để ngăn chặn kịp thời các hành vi của họ. Ủy ban xã đã tiến hành hòa giải những vụ tranh chấp đất đai trong nhân dân để mang lại sự công bằng cho mỗi người và đem lại sự hòa hợp, đoàn kết trong đời sống nhân dân.
Nhìn chung chính sách giao đất trồng rừng ở xã Đakrông được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực sự đi vào cuộc sống của bà con nông dân nên nó cóảnh hưởng rất lớn và tác động trực tiếp đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở đại phương.
Với sự giúp đở của hạt kiểm lâm Đakrông đã phối hợp với địa phương quản lý bảo vệ
Đại học Kinh tế Huế
rừng, đồng thời cử cán bộ kiểm lâm địa bàn về địa phương tham mưu cho ủy ban xã về các biện pháp quản lý bảo vệ rừng trồng và rừng tự nhiên, phòng cháy chữa cháy rừng.
Thành công của công tác giao đất trồng rừng là nhân tố tích cực trong việc quản lý tài nguyên rừng và góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc tăng độ che phủ rừng, bảo vệ tốt môi trường sinh thái và đem lại thu nhập cho người dân để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.5.5 Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi giao đất trồng rừng
- Trước khi thực hiện giao đất trồng rừng, cán bộ địa chính xã cần quy hoạch, rà soát quỹ lâm nghiệp một cách cẩn thận để sau khi tiến hành giao đất ngoài thực địa cho các hộ gia đình xong thì việc xâydựng bản đồ sẽ dễ dàng và rõ ràng hơn.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp có thẩm quyền trong quá trình giaođất lâm nghiệp, tránh tình trang giao toàn quyền cho xã chịu trách nhiệm giao đất. Bởi cán bộ xã thường kiêm nhiệm nhiều công việc, xã lại hay thay đổi nhân sự, đặc biệtlà trình độ chuyên môn của các cán bộ địa chính xã còn hạn chế, chưa được đào tạo thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ nên gặp nhiều khó nhăn trong công tác quản lý đất đai cũng như trong việc triển khai công tác giao đất trồng rừng.
- Cần tạo mọi điều kiện cho các cán bộ chuyên trách giao đất nâng cao kinh nghiệm. Trước khi thực hiện giao đất nên khảo sát thực địa để xem xét tình hình sử dụng đất đai, từ đó đề ra nhiều giải pháp để thực hiện tiến độ giao đất trồng rừng được nhanh chóng.
- Sau khi tiến hành giao đấtngoài thực địa thì cần đẩy nhanh việc làm thủ tục và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đìnhđể người dân yên tâm sản xuất trên đất được giao. Điểm hạn chế trong quá trình giao đất trồng rừng ở xã Đakrông là việc làm thủ tục và cấp giấy quyền sử dụng đất cho người dân còn chậm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng đất của bà con nông dân nhằm đưa ra toàn bộ diện tích đất đã giao và sử dụng có hiệu quả. Đối với các hộ sử dụng đất không có mục đích, thiếu lao động không có khả năng đầu tư trồng rừng, hoặc không còn có nhu cầu sử dụng đất thì UBND xã tiến hành lập hồ sơ đề xuất thu hồi theo quy định để giao cho hộ khác có nhu cầu sử dụng.
Đại học Kinh tế Huế