PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
2.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
XãĐakrông nằm ở phía Tây – Bắc của Huyện Đakrông, cách trung tâm huyệnlỵ khoảng 10km, nằm dọc theo đường 14 ( đường Hồ Chí Minh) và đường Quốc lộ 9.
Với tổng diện tích tự nhiên là 10.930,17 ha, chiếm 8,94% diện tích của toàn huyện, bao gồm 10 thôn: Kalu, Ba Ngào, Khe Ngài, Tà Liềng, Vùng Kho, Xã Lăng, Pa Tầng, Chân Rò, Cu Pua, Làng Cát.
Nền kinh tế của xã phát triển kém, nông nghiệp là nghành kinh tế chủ đạo trong nhưng phương thức sản xuất vẫn mang nặng tính quảng canh, các giống cây con mới chưa được sử dụng rộng rãi, dẫn đến năng suất nông nghiệp thấp. Mặt khác cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, thủy lợi còn thiếu và hiện đang xuống cấp.
2.1.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ - Phía Bắc giáp với xã Hướng Hiệp;
- Phía Nam giáp với xã Tà Long và Pa Nang;
- Phía Đông giáp với xã Mò Ó và Thị trấn Krong Klang;
- Phía Tây giáp với Huyện Hướng Hóa;
2.1.1.2Địa hình
Địa hình của xã đặc trưng bởi đồi núi cao và bị chia cắt khá phức tạp, ở nhiều thôn đất đai có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe suối và các thung lung nhỏ.
Được chia làm hai dạng địa hình sau:
- Địa hình núi cao: Là dạng địa hình phổ biến , có nhiều dãy núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp. Điều này thích hợp cho tiềm năng phát triển lâm nghiệp, thực hiện bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Ở các thung lũng hẹp, thích hợp cho phát triển nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.
- Địa hình đồi núi thấp: Dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở thôn Chân Rò và thôn Khe Ngài. Tiềm năng phát triển cây công nghiệp quy mô hộ gia đình ( Cà phê mít, hồ tiêu…) và các cây ăn quả ( Mít, Bơ, xoài…).
Đại học Kinh tế Huế
2.1.1.3 Khí hậu thủy văn.
Xã Đakrông chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 7. Mùa mưa thường trùng với mùa bão lớn nên thường gây lũ lụt ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hằng năm là 22,80C. Mùa nắng, do ảnh hưởng của gió Phơn Tây nam ( thường gọi là gió lào), nhiệt độ có lúc lên đến 37- 400C; mùa này thường xảy ra hạn hán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người cũng như sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mùa lạnh nếu gặp gió mùa Đông Bắc thì nhiệt độ trung bình có thể xuống dưới 15,50C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 9,80C.
+ Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa phân bố không đều, tháng 8 có lượng mưa lớn nhất khoảng 320 mm, tháng 12 có lượng mưa thấp nhất. Lượng mưa trung bình năm là 2260 mm. Lượng bốc hơi trung bình hằng năm khoảng 774,3 mm. Độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 85-90%, thang 1,2,3 có độ ẩm thấp nhất.
+ Chế độ gió: Xã Đakrông chịu ảnh hưởng của gió Lào vào mùa khô, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào mùa mưa. Gió Tây Nam khô nóng thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8, trung bình 40-43 ngày/ năm; tháng 5, tháng 8 có gió nam với tần suất 15,4-27,5%.
2.1.1.4Địa chất và thổ nhưỡng
Trên địa bàn xã có 3 nhóm đất chính: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất phù sa được bồi ( Pb).
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Chiếm đa số khoảng 80%, độ dốc phổ biến trên 250,thành phần cơ giới thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Đây là loại đất tốt, địa hình bằng phẳng. Loại đất này có diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với việc sản xuất lúa nước, cây hoa màu và các loại rau.
- Đất phù sa được bồi (Pb): Loại đất này có được khi trên địa bàn xảy ra lũ lụt, phần đất này rất tốt để trồng các loại hoamàu.
Đại học Kinh tế Huế
* Hiện trạng tài nguyên đất
Bảng 1: Hiện trạng tài nguyên đất xãĐakrông đến tháng 1/2010
Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 10.930,17 100,00
1 Đất nông nghiệp 82.62,68 75,6
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 367,69 3,4
1.2 Đất lâm nghiệp 7894,25 72,2
1.2.1 Đất rừng đặc dụng 401,16 3,7
1.2.2 Đất rừng sản xuất 3076,99 28,2
1.2.3 Đất rừng phòng hộ 4416,1 40,4
2 Đất phi nông nghiệp 354,04 3,2
3 Đất chưa sử dụng 2313,47 21,2
( Nguồn: Phòngđịa chính xãĐakrông)
Theo thống kê tháng 1/2010, hiện trạng tài nguyên đất phân theo mục đích sử dụng trên địa bàn xã Đakrông bao gồm 8262,68 ha đất nông nghiệp, trong đó đất sản nông nghiệp là 367,69 ha và đất lâm nghiệp là 7894,25 ha. Đất phi nông nghiệp có 354,04ha đất thổ cư, đất chuyên dụng và đất phi nông nghiệp khác. Đất chưa sử dụng là 2313,47 ha.
2.1.1.5 Tài nguyên rừng và động vật hoang dã
Theo thống kê đến tháng 1/2010, toàn xã có 7894,25 ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
+ 401,16 hađất rừng đăc dụng, chiếm 5,08% diện tích đất lâm nghiệp.
+ 3076.99 ha đất rừng sản xuất, chiếm 39% diện tích đất lâm nghiệp.
Tài nguyên động vật hoang dã: Trong rừng có nhiều loại chim thú hoang dã như lợn rừng, nai, mang, bò tót, sơn dương, khỉ bảy màu,…Đây là nguồn tài nguyên quý có ý nghĩa về môi trường – sinh thái và kinh tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nạn săn bắn rừng bừa bãi nên nguồn tài nguyên này đang có xu hướng giảm sút
Đại học Kinh tế Huế
nghiêm trọng. Do vậy cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ và xử phạt nghiêm những kẻ cố tình xâm phạm nguồn tài nguyên quý giá này.