Thực trạng sử dụng đất của xã Đakrông trước khi giao đất trồng rừng

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 35 - 38)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

2.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng sử dụng đất của xã Đakrông trước khi giao đất trồng rừng

Để cải thiện đời sống cho người dân thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố đó là sở hữu tài sản và lợ tức thu được từ tài sản đó. Nhiều khi tài sản của người dân chỉ là sức lao động của chính họ nhưng nếu như không có công ăn việc làm thì tài sản đó không thể đãm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống cho chính bản thân. Đối với nông dân thì đất đai là nguồn tài sản chính để tạo ra thu nhập. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của người dân. Không có đất đai thì sẽ không có hoạt động nông nghiệp, do đó nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Tuy nhiên việc sử dụng đất đai như thế nào cho đúng mục đích nhằm đem lại hiệu quả cao, phát huy hết tiềm năng mà nguồn tài nguyên này có thể mang lại để cải

Đại học Kinh tế Huế

thiện đời sống cho chính người dân trong xã làm saođể ngày càng phù hợp với xu thế của đất nước vẫn đang là vấn đề mà xãĐakrông cũng như nhiều xã khác phải đối diện.

Xã Đakrông có tổng diện tích đất tự nhiên là 10947,0 ha. Trong đó diện tích các loại đất chiếm tỷ lệ như sau:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 415,4 ha, chiếm3,8% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất phi nông nghiệp:157,5 ha, chiếm1.44 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất chưa sửdụng: 5170,7 ha, chiếm42,23% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất lâm nghiệp: 5203,4 ha, chiếm47,5% tổng diện tích tự nhiên.

3.80%

47.50%

1.44%

42.23%

Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ : Hiện trạng sử dụng đất trước giao đất trồng rừng (đến tháng 1/2005) Nhìn vào biểu đồ ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm 3,8% tổng diện tích tự nhiên của xã, quá nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên nhưng đây lại là nguồn thu nhập và là công việc làm chính của người dân nơi đây. Trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 47,5% tổng diện tích tự nhiên của xã nhưng thực tế được đưa sử dụng hiệu quả thấp, chưa đúng mục đích. Do vậy đòi hỏi địa phương cần có các biện pháp để quản lý, sử dụng tốt nguồn tài nguyên này. Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, chiếm 42,23% tổng diện tích; cần tận dụng hết tiềm năng của loại đấtnày để trồng rừng sản xuất. Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết hợp giữa sản xuất

Đại học Kinh tế Huế

nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp, cải tạo vườn đồi, vườn rừng, trang trại là hướng đi phù hợp của xãĐakrông trong giai đoạn mới.

Bảng4: Hiện trạng sử dụng đất xãĐakrông đến tháng 1/2005

Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 10947,0 100

1 Đất nông nghiệp 5618,8 52,32

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 415,4 3,8

1.2 Đất lâm nghiệp 5203,4 47,5

1.2.1 Đất rừng phòng hộ 3154,7 28,8

1.2.2 Đất rừng đặc dụng 259,0 2,37

1.2.3 Đất rừng sản xuất 1789,7 16,3

2 Đất phi nông nghiệp 157,5 1,44

3 Đất chưa sử dụng 5170,7 42,23

Do UBND xã quản lý 3673,0 33,6

Do ban QLRPH quản lý 1295,6 11,8

Do BQLR đặc dụng quản lý 202,1 1,8

( Nguồn: Phòngđịa chính xãĐakrông)

Xã Đakrông là một xã miền núi vùng cao nên đất đai có đặc điểm: Đất lâm nghiệp nhiều, đất nông nghiệp ít, nhất là vùng đất ruộng lại càng ít. Đa số các hộ gia đìnhở địa phương xuất thân từ nông dân nên việc sản xuất nông nghiệp như trồng lạc, ngô, đậu, khoai sắn là những công việc hằng ngày họ thường xuyên làm. Đây là những loại cây có thời gian canh tác ngắn để đáp ứng nhu cầu mưu sinh trước mắt. Trong khi đó diện tích đất để sản xuất nông nghiệp lại ít ỏi, cùng với trình độ còn hạn chế và chưa áp dụng khoa học vào nông nghiệp nên năng suất thấp, người dân lại thiếu ăn thiếu mặc. Vì vậy để cải thiện đời sống người dân lại lợi dụng rừng tự nhiên sẵn có để khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ hay đốt rừng lấy đất làm rẫy. Rừng đóng vai trò như là sinh kế của người dân địa phương, áp lực vào rừng quá lớn đã làm cho diện tích rừng tự nhiên suy giảm đáng kể và thậm chí có những vùng biến thành những vùng đồi núi

Đại học Kinh tế Huế

trọc màu đen trơ sỏi đá,kéo theo những trận thiên tai bão lụt, hạn hán gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, người dân vốndĩ đã nghèo lại càng nghèo thêm.

Vào những năm trở lại đây, khi xã hội ngày càng phát triển, trìnhđộ dân trí được nâng lên, những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi. Người nông dân được cung cấp những giống mới đạt năng suất cao, biết áp dụng các kỹ thuật canh tác mới, thử nghiệm các biện pháp trồng xen canh, luân canh, biết bỏ vốn đầu tư như sử dụng thêm phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp.

Vì thế năng suất sản phẩm dần đươc tăng lên về cả số lượng lẫn chất lượng, các sản phẩm cũng đa dạng, phong phú hơn trước. Đời sống người dân bớt khó khăn hơn, được cải thiên hơn trước.

Diện tich đất lâm nghiệp ở địa phương tương đối lớn 5203,4ha chiếm 47,5%

tổng diện tích tự nhiên của xã. Những năm trước đây đất lâm nghiệp được sử dụngmột cách lãng phí, chủ yếu là trồng cây nông nghiệp, còn diện tích rừng tự nhiên thì bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác bừa bãi.

Đất chưa sử dụng : Toàn xã có 5170,7 ha đất chư sử dụng, chiếm 42,23% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích này có khả năng để trồng rừng sản xuất nhưng lại chưa được sử dụng. Chính quyền địa phương cần có biện pháp để khai thác hiệu quả từ những diện tích này.

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)