Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 34)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC GIAO ĐẤT TRỒNG RỪNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

2.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1 Tình hình cơ bản về dân sinh xã hội

Theo số liệu thống kê của toàn xã đến cuối năm 2010 toàn xã có 896 hộ, với 4564 khẩu, chiếm 12,49% dân số của huyện, trong đó 99,2% là dân tộc Vân Kiều, 0,8% là dân tộc Kinh.

Tổng số lao động toàn xã là 1809 người, trong đó:

+ Nam: 892 người, chiếm 49,31%

+ Nữ: 917 người, chiếm 50,69 %

Lực lượng lao động chủ yếu là lao động trong nghành nông nghiệp, nông thôn.

Công việc chủ yếu là lao động thủ công, chất lượng lao động còn thấp, đại bộ phận là lao động phổ thông nên khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, năng suất và hiệu quả lao động không cao.

Thu nhập bình quânđầu người: 429.000 đồng/người/tháng.

Dân số trong xãđược tổng hợp như sau( Bảng 2)

Bảng 2: Tổng hợp số hộ và số nhân khẩu theo thôn

TT L.cát Ku

V.

Kho X lăng

P Tầng

T Liềng

KLu Bng ao

ChRò K

Ngài

Hộ 142 45 130 73 64 78 116 46 79 107

Khẩu 778 247 672 390 296 370 555 245 404 607

2.1.2.2 Tình hình kinh tế

Kinh tế củaxã tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 8 đến 10%. Trong đó, nông lâm ngư nghiệp tăng từ 8 đến 9%, thương mại dịch vụ tăng từ 9 đến 11% mỗi năm.

Cơ cấu kinh tế hiện nay của xã là: Nông lâm ngư nghiệp – Thương mại dịch vụ- công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong Nông lâm ngư nghiệp có cơ cấu là: Trồng trọt – Chăn nuôi –kinh doanh dịch vụ.

+ Trồng trọt:

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 3: Tình hình nông nghiệp của Xã TT Loại cây trồng

Diện tích(ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

So sánh với kế hoạch Kế

hoạch

Thực hiện I Cây lương thục

1 Lúa nước 66,88 31,8 40,2 127,8 47,54

2 Lúa Rẫy 280 - -

3 Ngô 115 62,5 21,2 132,5 54,34

4 Sắn 85 45 - - 52,94

Trong đó: Sắn cao sản KM 94

4

5 Khoai lang 40 22,4 Ước tính

đạt 66

56

6 Khoai khác 25 13,5 54

II Cây thực phẩm

1 Rau các loại 18 12,6 70

2 Đậu các loại 4

Trong đó: Đậu xanh

3 Ớt

III Cây công nghiệp ngắn ngày

1 Lạc 12 11 16,1 17,71 91,66

2 Thuốc lá 3,6

Tổng cộng 206

Nghành chăn nuôi trong xã đang có xu thế phát triển. Trong xã hiện nay đang có phong trào nuôi bò bán thâm canh, tổng diện tích đàn bò hiện có 437 con ,đàn trâu 663 con, đàn lợn 793 con, đàn Dê có 471 con, đàn gia cầm 4180 con.Thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng giá trị thu nhập của xã. Bên cạnh đóphong trào cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi, vườn rừng đang là hướng đi thích hợp, một số hộ còn xây dựng được mô hình kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp phát triển rất tốt.

Dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương, xã Đakrông đã từng bước phát triển kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn rừng, sản xuất hàng hóa, khuyến khích mở rộng các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn xã có 30 hộ kinh doanh cá thể, 04 hộ làm dịch vụ sửa chữa, 23 hộ xay xát, chế biến. Nhưng nhìn chung nền kinh tế của xãĐakrông vẫn còn mang đậm nét của một nền kinh tế thuần nông, đời sống của bà con cũng gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.

Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.3 Vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin liên lạc.

Đi đôi với việc phát triển kinh tế của địa phương, xãĐakrông luôn chú trọng đến vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin liên lạc.

* Về giáo dục:

Ngay từ đầu năm học, các đơn vị trường học trên địa bàn xãđã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các cuộc vận động chung cũng như các cuộc vận động riêng của nghành như: Cuộc vận động “ hai không”, cuộc vận động hoạc tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh..; đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tiếp tục thực hiện việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học. Đồng thời, các đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động học sinh đến trường. Nhờ đó, tỷ lệ huy động học sinh đến trường, quy mô trường lớp ở các bậc học, cấp học đều tăng.

-Ở bậc mầm non: Đã huyđộng được 341 cháu, đạt76% tổng số trẻ trong độ tuổi.

-Ở bậc phổ thông:

+ Tiểu học: Gồm 59 lớp với 967 học sinh, tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,5%

+ Trung học cơ sở: Gồm 12 lớp với 264 học sinh, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào lớp 6 là 99,0%.

- Số lượng giáo viên, nhân viên các bậc học gồm 133 người.

* Về y tế, dân số- KHH gia đình, trẻ em và chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Xã đã có trạm y tế, cán bộ y tế từ xã đến thôn. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm, chú trọng. Các hoạt động chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng được thực hiện theo đúng kế hoạch, đúng quy định, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt dược nhiều kết quả tích cực. Trong năm, đã khám và cấp thuốc chữa bệnh cho 2.673 lượt người, với tổng kinh phí hơn 55,7 triệu đồng, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi cho 1.091 lượt nhà (đạt 99,6%), tiêm chủng vacxin và cho trẻ dưới 36 tháng tuổi vitamin A đạt gần 100%; tổ chức khám thai định kỳ cho 257 lượt bà mẹ mang thai; thực hiện các biện pháp tránh thai cho 480 lượt người, lập danh sách các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trình cấp có thẩm quyền cấp thẻ BHYT cho 4.609 người.

Đại học Kinh tế Huế

* Về lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội:

Tổ chức tuyên truyền về chính sách xuất khẩu lao động theo Quy định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ Tướng chính phủ và vận động các đối tượng trong độ tuổi thanh niên tham gia đăng ký. Đến nay, có 07 người đã có xuất cảnh, 02 người chờ xuất cảnh lần 2. Đồng thời, trong năm 2010 đã tạo và giải quyết việc làm cho 68 lao động. Tính đến tháng 12/2010, tổng dư nợ vốn vay xóa đói giảm nghèo toàn xã hơn 8,9 tỷ đồng, với 625 hộ vay vốn. Nhìn chung, các hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích.

* Về văn hóa –thông tin, thể dục thể thao:

Hoạt động văn hóa thể dục thể thao được duy trì thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tham gia các lễ hội văn hóa các dân tộc của huyện Đakrông lần thứ nhất. Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong xã được duy trì và phát triển.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại của đât nước, đặc biệt là Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010- 2015, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Năm 2010, đã tổ chức đón nhận làng văn hóa xuất sắc thôn Làng cát, đón nhận làng văn hóa cấp huyện thôn Xa Lăng, Ka Lu và Cu Pua, hoàn thành hồ sơ phát động đơn vị văn hóa cơ quan xãđãđược UBND phê duyệt.

Tổ chức thành công đợt bóng chuyền trong đợt Tết cổ truyền Canh Dần năm 2010, thành lập các đội văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền tham gia cùng với phong trào chung do Huyện tổ chức.

Các chính sách xã hội cũng được áp dụng nhiều trên địa bàn xã như: Giúp đỡ các gia đình có công với Cách Mạng, Chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, công tác đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa.

Phương tiện nghe nhìn trong nhân dân khá phát triển, hầu hết các hộ đều có ti vi và máy điện thoại. Hiện nay UBND xã và một số hộ đã kết nối Internetvề tận nhà

Hệ thống thông tin truyền thanh từ UBND xã đến các thôn luôn được duy trì phục vụ có hiệu quả. Thực hiện đầy đủ các chính sách, chủ trương, đường lối xây dựng đất nước của Đảng và Chính phủ. Đưa thông tin đến tận người dân góp phần khai

Đại học Kinh tế Huế

thông và nâng cao dân trí, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở nông thôn.

2.1.2.4 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

Hạ tầng cơ sở của xãđang trên đà phát triển. Trụ sở UBND xã, trường cấp 1 ,cấp 2được xây dựng khang trang, có cả nhà tập thể cho các thầy cô giáo, trạm y tế cũng được mở rộng hơn trước, có cả nhà nội trú cho các cán bộ y tế xã.

Về giao thông:

Tuyến đường giao thông chính từ xã đến huyện có chiều rộng trung bình 6m, đường đã trãi nhựa một đoạn đi qua xã. Phần lớn các tuyến giao thông liên xóm đã được bê tông hóa. Tuy nhiên, nó thường bị hư hỏng vòa mùa mưa, có khi còn gây ách tắc giao thông trong các ngày mưa bão.

Về thủy lợi

Do ngành nông nghiệp ở xã chủ yếu là canh tác hoa màu, ít diện tích lúa nước nên nói chung vấn đề thủy lợi ở xã khôngđược chú trọng lắm.

Một phần của tài liệu Tình hình giao đất trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng tại xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)