THU PHỤC CÁC NGHIỆP ĐOÀN

Một phần của tài liệu Sách bí quyết hóa rồng (Trang 79 - 90)

Tôi bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng hoạt động đấu tranh vì các nghiệp đoàn với tư cách là cố vấn pháp luật và nhà thương thuyết của họ. Đến giữa thập kỷ 50, những người cộng sản đã giành được sự kiểm soát đối với hầu hết các nghiệp đoàn, và cả các nghiệp đoàn cộng sản và không cộng sản đều trở nên hiếu chiến. Để thu hút đầu tư, chúng tôi phải giải phóng các nghiệp đoàn khỏi sự kiểm soát của cộng sản, giáo dục các lãnh tụ nghiệp đoàn và các công nhân về nhu cầu tạo việc làm mới bằng cách thu hút đầu tư. Điều này nói thì dễ hơn làm.

Giả dụ cộng sản tiếp tục kiểm soát các nghiệp đoàn của chúng tôi thì chúng tôi tất yếu phải chịu cảnh đình công, lãn công và bạo loạn triền miên như từ cuối thập kỷ 40 đến thập kỷ 60. Trong thời gian từ tháng 7/1961 đến tháng 9/1962, chúng tôi có 153 cuộc đình công, một kỷ lục đối với Singapore. Năm 1969, lần đầu tiên kể từ trước chiến tranh chúng tôi không có đình công hay bãi công nào. Bằng cách nào chúng tôi làm được như vậy?

Hoạt động nghiệp đoàn kiểu Anh quốc ở Singapore là nguyên nhân gây tác hại cho phong trào công nhân của chúng tôi. Để chống lại ảnh hưởng của cộng sản, chính phủ thuộc địa đã đưa vào đây những cố vấn từ Đại hội nghiệp đoàn Anh quốc như Jack Brazier. Để kéo các lãnh tụ nghiệp đoàn không cộng sản ra khỏi ảnh hưởng của những người cộng sản, các vị cố vấn này dạy họ hết thảy các thói quen và việc làm xấu xa như gây sức ép bắt các chủ thuê công nhân trả lương và phúc lợi cao hơn bất chấp mọi hậu quả đối với công ty. Tại một cuộc họp mặt hồi tháng 7/1966 của Liên đoàn Dịch vụ Dân sự trong Quân đội của những người công nhân do quân đội Anh quốc thuê, tôi kêu gọi họ từ bỏ những hoạt động kiểu này của nghiệp đoàn Anh, những hoạt động đã tự hủy hoại nền kinh tế Anh quốc. Tôi thừa nhận là tôi có trách nhiệm về nhiều cách thức hoạt động khi tôi thương lượng cho các nghiệp đoàn. Lúc bấy giờ công nhân của chúng tôi bị bóc lột quá nhiều. Nhưng những hậu quả này – cộng thêm tình hình thất nghiệp của chúng tôi tồi tệ đến nỗi tôi ân hận về việc làm của mình. Ví dụ việc trả lương gấp ba cho những người làm việc vào các ngày nghỉ lễ đã khiến công nhân vệ sinh cố ý để mặc rác tích tụ trước ngày lễ để vào những ngày lễ họ vẫn phải làm việc. Mục đích nghỉ lễ là để công nhân nghỉ ngơi, song công nhân của chúng tôi muốn được nhiều lương hơn chứ không phải được nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì vậy tôi yêu cầu các lãnh tụ nghiệp đoàn đổi mới các hoạt động nghiệp đoàn của chúng tôi.

Để nhấn mạnh rằng tôi kiên quyết giữ vững các quan điểm này, tại cuộc họp Ủy ban Tư vấn châu Á của Tổ chức Lao động Quốc tế hồi tháng 11/1966, tôi đã nhắc lại chúng nhiều lần trong sự có mặt của các quan chức của tổ chức Quốc

tế này và các lãnh tụ nghiệp đoàn từ các nước châu Á khác. Tôi nói với các lãnh tụ nghiệp đoàn của chúng tôi rằng họ không được giết những con ngỗng đẻ trứng vàng vì chúng tôi đang cần những quả trứng vàng của chúng. Tôi nói các nghiệp đoàn của chúng tôi đã từng là một bộ phận của một phong trào chính trị chống Anh. Các nhà lãnh đạo chính trị – trong đó có tôi – đã chìa ra cho những người công nhân củ cà rốt độc lập: “Hãy đi cùng tôi tới tự do. Tôi sẽ cho bạn những gì mà ông chủ người Anh đã dành cho công nhân Anh”. Lời hứa đó bây giờ chúng tôi phải thực hiện, nhưng để làm được như vậy, chúng tôi phải thiết lặp lại “sự giám sát kỷ luật và các chỉ tiêu làm việc” để đạt được hiệu quả.

Mỗi năm có 30.000 học sinh ra trường cần việc làm. Các hoạt động nghiệp đoàn của chúng ta – tôi giải thích – đang buộc các chủ thuê Lao động chuyển sang các ngành sản xuất cần nhiều vốn, đầu tư vào máy móc đắt tiền để thực hiện công việc, giảm thuê công nhân đến mức tối thiểu giống như ở Anh. Điều này đã dẫn đến tình trạng có một nhóm nhỏ công nhân nghiệp đoàn có đặc quyền được trả lương cao và một số đông ngày càng tăng các công nhân thiếu việc làm, được trả lương thấp. Nếu chúng ta duy trì được mối liên kết và ổn định của mình, và không lặp lại những điều ngu xuẩn trong quá khứ vốn đã làm lung lạc niềm tin, thì chúng ta có thể khắc phục những vấn đề này. Chúng ta cần có những quan điểm mới, trong đó quan trọng hơn hết là trả lương theo kết quả làm việc chứ không phải theo lượng thời gian đã bỏ ra cho việc làm đó.

Các nghiệp đoàn và công nhân rất hoang mang trước sự chia tách và rất lo sợ trước khả năng người Anh rút khỏi Singapore, đến nỗi họ chấp nhận đường lối cứng rắn của tôi. Họ biết rằng chúng tôi đang đứng trước một tình trạng khẩn cấp có thể đe dọa sự tồn tại của mình với tư cách một quốc gia độc lập.

Tổng Thư ký Đại hội Nghiệp đoàn Toàn quốc (NTUC) Ho See Beng, nghị sĩ của đảng PAP và là cựu đồng nghiệp của tôi hồi tôi còn hoạt động nghiệp đoàn, đã phản đối các chính sách của tôi, chẳng hạn như việc bãi bỏ chính sách trả lương gấp ba cho công nhân làm việc vào những ngày nghỉ lễ. Ông ta cùng các đồng nghiệp nghiệp đoàn của mình đã thuận theo các sức ép từ cơ sở để lôi kéo các đoàn viên nghiệp đoàn đứng về phía mình và không bị các lãnh tụ nghiệp đoàn cộng sản tấn công. Tôi buộc phải dẹp bỏ những hành động phản đối của ông ta, nhưng mặt khác phải lo gặp gỡ riêng các lãnh tụ nghiệp đoàn để giải thích rõ những nỗi lo lắng của mình. Những cuộc gặp không chính thức này đã giúp họ hiểu được tại sao tôi phải đưa vào một khuôn khổ mới, hướng tới một lực lượng lao động lành mạnh, có kỷ cương.

Đã có một cuộc đụng độ quyết liệt với một lãnh tụ nghiệp đoàn dốt nát, lố lăng và không hiểu được rằng tình hình đã thay đổi; đó là K. Suppiah, chủ tịch Liên đoàn công nhân làm công nhật trong các dịch vụ công cộng. Trong một tối hậu thư gửi chính phủ ngày 18/10/1966, ông ta đòi dàn xếp mọi bất bình còn lại, nảy sinh từ cái mà họ gọi là việc không thực thi thỏa ước tập thể đã được ký kết năm 1961; ông ta muốn tăng 1 đôla Singapore mỗi ngày công cho 15.000 công nhân làm công nhật đã được xếp hạng và là đoàn viên nghiệp

đoàn của ông ta.

Suppiah và tôi đã từng làm việc với nhau nhiều năm từ những năm 50, thời còn làm ở Hội đồng Thành phố trước đây. Ông ta là người ít học, sinh ở Ấn Độ, là một kẻ kích động nói tiếng Tamil (ngôn ngữ Madras) và là một lãnh tụ quả quyết nhưng ngoan cố. Thương lượng với ông ta thật chưng hửng vì ông ta bị lác mắt nên có vẻ như không nhìn bạn. Ông ta lãnh đạo một nghiệp đoàn với phần lớn hội viên là những Lao động người Ấn nhập cư không nghề nghiệp được người Anh đưa từ Madras sang Singapore để làm công việc vệ sinh. Ông ta không hiểu rằng chúng tôi không còn ở trong những năm 50 đầy hỗn loạn và dễ dãi nữa, đó là những năm mà sức mạnh nghiệp đoàn đang dâng cao; còn với Singapore vừa mới độc lập, chúng tôi phải tự lực cánh sinh và rất mong manh, chính quyền không cho phép bất kỳ nghiệp đoàn nào gây nguy hiểm cho sự sống còn của Singapore. Tôi gặp ông ta và các lãnh đạo nghiệp đoàn của ông ta. Trong một cuộc trao đổi kéo dài 40 phút, tôi nói rằng tôi có thể xem xét việc tăng lương trong ngân sách năm 1968 chứ không phải trong năm 1967. Tôi cảnh báo rằng 7000 người trong số hội viên là kiều bào Ấn của ông ta lúc này đang cần giấy phép để được tiếp tục làm việc. Nếu họ cứ tiếp tục đình công, họ có thể mất việc và phải quay về Ấn Độ. Suppiah dửng dưng. Ông ta nói rằng chỉ có 2000 hay 3000 người cần giấy phép làm việc và ông ta sẽ tiếp tục đình công. Nếu nghiệp đoàn này bị đàn áp thì cứ để ông Lý đàn áp nó.

Ông ta buộc tội tôi rằng tôi đã quên tôi đang ở cương vị thủ tướng chính là nhờ phần lớn vào phong trào công đoàn.

Vào ngày 29/12, Suppiah kêu gọi một cuộc đình công do Liên Nghiệp đoàn của những người làm công nhật phát động ngay trước những lễ hội mừng năm mới. Tôi yêu cầu họ xem xét lại quyết định của họ và chuyển vấn đề tranh cãi này đến Tòa Lao động. Điều này làm cho bất kỳ cuộc đình công nào của công nhân đều bị coi là bất hợp pháp và tôi phát hành một thông cáo để thu hút sự chú ý của họ đối với vấn đề này.

Vào ngày 1/2/1967, Bộ Y tế bổ sung quy định làm việc mới cho công nhân vệ sinh. Cũng trong ngày hôm đó, khoảng 2400 công nhân của Nghiệp đoàn công nhân vệ sinh ăn lương công nhật và cũng là hội viên thuộc Liên đoàn của Suppiah, tiếp tục một cuộc đình công liều lĩnh. Suppiah ương ngạnh cảnh báo chính phủ rằng nếu những bất bình của các công nhân vệ sinh không được giải quyết trong vòng một tuần, thì tất cả 14.000 công nhân trong các nghiệp đoàn ăn lương công nhật khác thuộc Liên đoàn của ông ta sẽ tiếp tục ủng hộ đình công.

Cảnh sát bắt giữ và cáo buộc Suppiah cùng 14 lãnh đạo khác của Nghiệp đoàn công nhân vệ sinh tội kêu gọi đình công bất hợp pháp. Các thư ký công đoàn phát hành những thông báo đến các Nghiệp đoàn và Liên đoàn này nhằm phân tích rõ lý lẽ là tại sao họ không nên để bị xóa sổ. Cùng lúc đó, Bộ Y tế tuyên bố rằng những người đình công đã tự sa thải họ; trong số những người này, ai muốn được làm việc trở lại có thể xin vào làm việc vào ngày hôm sau.

Sự cứng rắn có phối hợp này làm cho những người đình công hoang mang, 90% trong số họ xin làm việc lại. Hai tháng sau đó, cả Nghiệp đoàn công nhân vệ sinh ăn lương công nhật lẫn Liên đoàn của Suppiah bị xóa sổ.

Cuộc đình công này là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong lịch sử công nghiệp của Singapore. Cách thức mà chính phủ đối phó với cuộc đình công đã giành được sự ủng hộ của quần chúng; và đã tạo ra một sự thay đổi trong văn hóa nghiệp đoàn, đó là từ hành động báng bổ luật pháp đến việc nhân nhượng vì lẽ phải. Tôi có khả năng hướng dư luận đi xa hơn nữa. Trong loạt bài phát biểu với các nghiệp đoàn, tôi đã chuẩn bị cho các công nhân những thay đổi mà chúng tôi đã hoạch định cho Luật Lao động. Chúng tôi cấm mọi cuộc đình công trong một số ban ngành thiết yếu và sắp đặt cho từng ủy ban lập pháp có nghiệp đoàn riêng.

Tại Hội nghị Đại biểu NTUC vào đầu năm 1968, tôi thuyết phục họ rằng mối quan hệ Lao động giữa người sử dụng Lao động và người làm công là quan trọng đối với sự sống còn của chúng tôi hơn là việc tăng lương, và chúng tôi phải cùng nhau đưa phong trào Lao động đi vào khuôn khổ tốt hơn bằng cách thôi dùng những thông lệ có tính hạn chế và sự lạm dụng những khoản trợ cấp thêm. Tôi tin họ là những nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra một phong trào Lao động mới có uy tín nhờ những chính sách thực tiễn có lợi cho công nhân. Kể lại chi tiết, những năm bỏ phí của chính quyền thuộc địa Anh vào việc làm tê liệt những cuộc đình công của thợ thuyền đã dẫn đến việc mất giá đồng bảng Anh vào năm 1967, tôi cảnh báo rằng: “Nếu điều đó xảy ra ở đây, tại bến cảng của chúng tôi, tôi sẽ tuyên bố đây là tội phản quốc. Tôi sẽ ra tay chống lại những kẻ cầm đầu đình công, tội trạng thì sẽ bị xét xử ở tòa sau. Tôi sẽ chỉnh đốn bến cảng này lại. Đồng đôla Singapore sẽ không bao giờ bị mất giá và tôi nghĩ người dân Singapore trông chờ điều này từ nhà nước của họ". Tôi vạch ra "tính ích kỷ của Lao động trong biên chế”. Vào năm 1967, hàng hóa do Cục Hải cảng Singapore quản lý tăng hơn 10%, song số công nhân có việc làm không tăng lên bởi vì toàn bộ công việc phát sinh đã được nhận làm ngoài giờ. Điều này không hợp lý trong thời điểm tình trạng thất nghiệp cao. Tôi nói với các đại biểu nghiệp đoàn rằng chúng tôi phải tự thoát ra khỏi hoạt động nghiệp đoàn độc hại kiểu Anh.

Để công bằng, tôi phát biểu trong một cuộc gặp gỡ với những người sử dụng Lao động rằng họ phải công bằng đối với các công nhân của họ nếu như họ muốn công nhân nỗ lực làm việc ở mức cao nhất; rằng ở nơi nào mà các nghiệp đoàn và người sử dụng Lao động không thống nhất với nhau được về những mục tiêu cơ bản thì hậu quả là gây tổn thất cho nền kinh tế. Tôi thuyết phục những người sử dụng Lao động hãy thực hiện nhiệm vụ của họ, rồi thì các công nhân của chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình nhằm kiếm được những khoản thưởng cao nhất: những khoản thưởng trực tiếp vào lương và các khoản tiền trợ cấp của họ, và những khoản thu nhập gián tiếp thông qua ngân sách nhà nước như là nhà ở, trợ cấp y tế, giáo dục và xã hội.

Thông cáo của Anh về việc rút lực lượng quân đội vào tháng Giêng 1968 đã làm tăng thêm nỗi lo lắng của dân chúng. Tôi nắm bắt khoảnh khắc đó để thực hiện những cải cách triệt để nhằm giải thoát chúng tôi ra khỏi những hoạt động nghiệp đoàn. Những hoạt động này vốn đã tước đi quyền của những người sử dụng Lao động và làm mai một khả năng quản lý điều khiển công việc kinh doanh của họ. Sau khi chúng tôi thắng cử trong cuộc bầu cử vào tháng 4/1968 với sự áp đảo, cũng vào năm đó, nghị viện thông qua Luật Tuyển dụng Lao động và Luật Quan hệ Lao động (Luật sửa đổi). Sau đó, Luật Công đoàn được sửa đổi. Những điều luật này giải thích rõ ràng các điều kiện làm việc tối thiểu và đặt ra những giới hạn về trợ cấp, những khoản thưởng làm thêm giờ và trợ cấp thêm. Luật đưa ra những điều khoản cho các ngày nghỉ, những ngày nghỉ lễ, những ngày làm việc và nghỉ phép thường niên, nghỉ thai sản và nghỉ bệnh. Chúng trả lại cho giới quản lý quyền thuê và sa thải nhân viên, quyền đề bạt và thuyên chuyển công tác, cũng như những chức năng mà nghiệp đoàn đã xâm phạm trong suốt những năm xảy ra xung đột Lao động. Những điều luật này đã đặt nền tảng cho sự hòa giải Lao động.

Chúng tôi coi việc một công đoàn tổ chức đình công hay bãi công mà không có bỏ phiếu kín là bất hợp pháp. Nếu công đoàn này tiến hành bãi công, thì nó và các viên chức của nó sẽ bị truy tố. Việc này làm ngưng thông lệ bỏ phiếu bằng hình thức giơ tay biểu quyết công khai mà ở đó những người bất đồng ý kiến bị đe dọa buộc phải phục tùng.

Seah Mui Koh, một nhà lãnh đạo nghiệp đoàn, nghị sĩ của đảng PAP và là bạn thời nghiệp đoàn của tôi, đã phản đối việc cho phép những người sử dụng Lao động được quyền thuê và sa thải nhân viên rộng rãi, nhưng ông ta lại công nhận việc các nghiệp đoàn giảm bớt chạm trán nhằm tạo một bầu không khí tốt hơn cho các đầu tư nước ngoài là điều cần thiết. Tôi đã tính đến những biện pháp bảo vệ đề phòng việc lạm dụng những quyền này. Những thay đổi trong việc thuê nhân công, những điều luật quan hệ Lao động và những thói quen đã đem lại những lợi ích thật sự. Trong vòng một năm, vào năm 1969, có 52 xí nghiệp mới được thành lập tạo ra 17.000 việc làm mới. Trong năm 1970, những đầu tư mới cũng đã tạo thêm 20.000 việc làm. Thu nhập tăng lên.

Vào năm 1972, chúng tôi thành lập Hội đồng Lương bổng Quốc gia (National Wages Council – NWC) có đại diện các nghiệp đoàn, giới chủ và chính quyền.

Hàng năm, sử dụng những thông tin chính xác từ chính phủ, NWC đạt được sự nhất trí cao trong các kiến nghị về tăng lương và về môi trường kinh doanh trong năm tới, chúng có tính hiện thực và sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự tăng trưởng kinh tế. Những kiến nghị chung của Hội đồng Lương bổng Quốc gia đều được coi là nguyên tắc chỉ đạo chung, được điều chỉnh để thích ứng với từng lãnh vực, cho tất cả các đàm phán giữa nghiệp đoàn và giới chủ. Ngay từ những năm đầu hoạt động của Hội đồng, tất cả các đảng phái đều nhất trí rằng việc tăng lương không được vượt quá mức tăng năng suất.

Ý thức sâu sắc về khủng hoảng đang thịnh hành giúp tôi thay đổi hoàn toàn

Một phần của tài liệu Sách bí quyết hóa rồng (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(616 trang)