NHỮNG QUAN HỆ MỚI VỚI LIÊN HIỆP ANH

Một phần của tài liệu Sách bí quyết hóa rồng (Trang 303 - 314)

Vào ngày 24/9/1975, tiếng trống kèn của người dân miền Cao nguyên Gordon đã vang lên trong buổi chia tay cuối cùng khi chiếc Mermaid của Hải quân Hoàng gia Anh rời khỏi căn cứ hải quân Sembawang. Nó chỉ là một chiếc tàu chiến có trọng tải 2.500 tấn – một bộ phận nhỏ bé của đội tàu chiến và tàu sân bay Hải quân Hoàng gia một thời đóng ở đó. Những binh lính Anh còn lại cũng rút ngay sau đó. Sự ra đi của họ đánh dấu sự kết thúc 150 năm ảnh hưởng về quân sự và chính trị của người Anh trong khu vực này.

Sức mạnh kinh tế của Mỹ, Nhật, Đức và Cộng đồng kinh tế châu Âu chiếm ưu thế đối với khu vực. Điều này có nghĩa là chúng tôi phải xây dựng dần lên những mối liên kết với những cường quốc này từ đầu. Đối với cá nhân tôi, đó là một sự điều chỉnh khó khăn. Sau một đời gắn bó chặt chẽ, tôi hiểu rõ xã hội Anh và những nhà lãnh đạo của họ. Nghe đài BBC và đọc báo tiếng Anh trở thành một thói quen. Tôi đã có một mạng lưới những người bạn và những mối quen biết ở cả hai đảng Bảo thủ và Lao động. Thật dễ dàng sắp đặt một cuộc tiếp xúc và có sự đồng cảm. Sau sự rút quân của họ, tôi phải nghiên cứu và bắt đầu tìm hiểu về các nhà lãnh đạo người Mỹ cũng như phong cách và các tiêu chuẩn khác của giới truyền thông Mỹ, và để đạt được một vài sự hiểu biết về xã hội của họ, một xã hội rộng lớn hơn và đa dạng hơn rất nhiều. Làm được điều này với người Nhật, Pháp và Đức thậm chí còn khó hơn nữa bởi vì chúng tôi không nói cùng ngôn ngữ và cũng không hiểu được các phong tục của họ.

Những ràng buộc ngày xưa với nước Anh vẫn tiếp tục ngay cả khi chúng tôi mở rộng liên kết và thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm kinh tế và quyền lực mới này, tuy nhiên, thật đáng buồn khi thấy ảnh hưởng kinh tế của Anh dần dần được thay thế bởi Nhật, Đức và Pháp. Đã nhiều lần, sự khôi phục nó bị trì hoãn bởi những cuộc bãi công của các nghiệp đoàn, xảy ra do sự đối kháng giai cấp chứ không chỉ là sự bất công về kinh tế. Tôi cho rằng một trở ngại lớn đối với việc điều chỉnh của nước Anh cho phù hợp với thời kỳ hậu đế chế là xã hội phân biệt giai cấp của nó. Việc xóa bỏ sự phân biệt giai cấp thật chậm chạp. Không còn địa vị đế quốc, Anh cần một chế độ nhân tài để giữ vị trí của nó như một quốc gia đứng đầu châu Âu, chứ không phải là một giai cấp thống trị tự tách mình khỏi giai cấp Lao động qua giọng nói, cung cách xã giao và các thói quen, hội bạn già, các câu lạc bộ và các ràng buộc Bảo thủ. Akio Morita là chủ tịch hãng Sony năm 1991 khi ông ta nói với tôi rằng Sony khó mà khiến được giới kỹ sư trong các công ty Anh chịu đi xuống các dây chuyền sản xuất. Các kỹ sư người Nhật đều bắt đầu từ cơ sở để kết thân và hiểu những công nhân sẽ làm việc dưới quyền của họ. Ông ta nói, những kỹ sư Anh thích làm việc trong các văn phòng riêng của họ hơn. Ý thức về những khiếm

khuyết này, Thatcher – với cương vị là Thủ tướng, đã hạ thấp giai cấp và đẩy mạnh chế độ nhân tài. John Major, người kế nhiệm bà, nói đến một nước Anh

“không giai cấp”, đảng Lao động mới của Thủ tướng Tony Blair muốn nước Anh từ bỏ ý thức giai cấp.

Những gì tồi tệ hơn là hệ thống phúc lợi xã hội do đảng Lao động đưa ra vào thập niên 40 và được đảng Bảo thủ chấp nhận trong sự nhất trí của cả hai đảng, đã bào mòn động cơ thúc đẩy sự tự cố gắng và vươn lên của người dân, không có lợi cho nền kinh tế. Hầu hết các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng chính, và thậm chí cả trong đảng Tự do, đều nhận thức được những ảnh hưởng làm suy yếu của hệ thống phúc lợi xã hội. Nhưng không ai giải quyết vấn đề này cho đến khi Margaret Thacher trở thành Thủ tướng.

Khi ảnh hưởng toàn cầu của Anh thu hẹp, thì quan điểm thế giới của các bộ trưởng và những nghị sĩ trẻ cũng thế. Vài người bạn cũ của tôi, những sĩ quan Anh đã từng chiến đấu trong thế chiến cuối cùng và đã từng phục vụ ở Singapore để bảo vệ chúng tôi chống lại sự đối đầu của Sukarno, đã so sánh những nhà lãnh đạo Anh thế hệ trước như những cây sồi với những cành vươn rộng và bộ rễ sâu. Họ mô tả những nhà lãnh đạo trẻ của họ là “những cây sồi kiểng”, cũng có hình dáng của cây sồi, nhưng bị thu nhỏ lại vì phạm vi cắm rễ của chúng đã co lại.

Việc điều chỉnh cho phù hợp với một vị trí quyền lực khác khá khó khăn đối với nước Anh. Chính đảng Bảo thủ được Margaret Thatcher dẫn đầu, được tiếp bước bởi John Major, đã làm đảo ngược chiều hướng tụt dốc. Các nhà doanh nghiệp Anh trở nên tự tin hơn và lấy sự phục hồi của họ ở Đông Nam Á, trong đó có Singapore làm mũi xung kích của cuộc phản công. Đảng Lao động quay trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử năm 1997, thừa nhận những nguyên tắc kinh tế tương tự của thị trường tự do. Đảng này muốn cắt giảm phần của chính phủ trong toàn bộ giá trị tổng sản lượng quốc nội (GDP), khuyến khích xuất khẩu, tăng cường buôn bán và đầu tư ra nước ngoài để tạo công ăn việc làm ở Anh. Thắng lợi lớn của Margeret Thatcher và đảng Bảo thủ đã làm xoay chuyển được thái độ của dân chúng Anh. Điều này buộc đảng Lao động phải đổi mới.

Những thói quen và những quan hệ vốn đã hình thành từ lâu không dễ dàng thay đổi. Sinh viên của chúng tôi vẫn tiếp tục sang Anh để được học tập cao hơn. Khi tầng lớp trung lưu của Singapore phát triển, họ đã gởi con cái họ đến Anh để học đại học. Vào thập niên 90, khoảng 5.000 sinh viên Singapore đang theo học ở các trường đại học và các trường bách khoa ở Anh. Các sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học Oxford và Cambridge vẫn chiếm ưu thế trong bộ phận ưu tú ở Singapore. Sức hút của lịch sử là nguyên nhân gây ra sự trì trệ về văn hóa này, một sự phản hồi chậm trễ đối với những hoàn cảnh đã thay đổi. Sau khi Anh rút quân thì cường quốc duy nhất còn lại ở Đông Á là Mỹ.

Chúng tôi cần có những sinh viên giỏi nhất của mình được đào tạo tại đó để hiểu họ và kết giao với những nhà lãnh đạo tương lai trong các trung tâm xuất

sắc của họ. Ngay cả đến thập niên 90, số lượng sinh viên của chúng tôi ở Mỹ chỉ bằng hai phần ba so với ở Anh.

Lịch sử đã khóa chặt chúng tôi trong hệ thống giáo dục của người Anh. Nhiều nghề nghiệp của chúng tôi gắn với các học viện chuyên nghiệp của Anh: phần lớn là bác sĩ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư, kế toán. Những ràng buộc về nghề nghiệp tồn tại qua tất cả các cấp bậc của xã hội. Tuy nhiên, trong những lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như y khoa, bởi lẽ Mỹ chi khoảng 14% trong tổng thu nhập quốc dân vào y tế, nhiều gấp đôi Anh, các bệnh viện và bác sĩ Mỹ trội hơn hẳn. Chúng tôi dần dần hình thành những mối quan hệ với các học viện của Mỹ. Tuy nhiên, quá trình đào tạo cơ bản của chúng tôi trong ngành y vẫn theo kiểu Anh. Và cũng như thế đối với các ngành nghề khác.

Trong suốt nhiệm kỳ của Thatcher trong những năm 80, việc giao thương giữa Anh và Singapore phát triển đáng kể. Khi bà khai thông sự lưu thông tư bản, những đầu tư của Anh vào Singapore đã tăng lên. Họ đi theo một tính chất khác – vào những sản phẩm giá trị cao như dược phẩm, điện tử và lĩnh vực hàng không vũ trụ. Vào thập niên 90, một lần nữa Anh lại trở thành một trong những nhà đầu tư chính của chúng tôi, lớn hàng thứ tư sau Mỹ, Nhật và Hà Lan. Các nguồn đầu tư của Singapore ở hải ngoại chủ yếu là vào các nước Đông Nam Á, ngoại trừ một số đáng kể các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào Anh, đặc biệt là ngành du lịch. Một trong những công ty lớn của chúng tôi đã mua một mạng lưới khách sạn ở Anh và Cơ quan hợp tác đầu tư của chúng tôi mua cổ phần của một mạng lưới khác với trên 100 khách sạn, với niềm tin rằng ngành công nghiệp du lịch Anh sẽ tiếp tục phát triển, bất chấp những vấn đề do những vụ đánh bom của quân đội cộng hòa Ai–len (IRA) gây ra. Mối liên kết chính của Singapore với châu Âu vẫn là London. Hàng ngày, chúng tôi có nhiều chuyến bay đến London hơn đến các thủ đô khác ở châu Âu.

Khi người Anh tuyên bố rút quân vào năm 1968, có một số bài báo tỏ vẻ bi quan, bao gồm cả bài trên tờ Illustrated London News đã so sánh sự việc này với sự thoái lui của quân đoàn La Mã ra khỏi nước Anh khi đêm trường Trung cổ bắt đầu phủ xuống khắp châu Âu. Song chúng không hề giống nhau. Các phương tiện truyền thông và giao thông vận tải hiện đại đã đưa nhiều người Anh đến Singapore hơn so với trong thời kỳ thuộc địa. Hiện tại, cộng đồng người Anh chỉ ít hơn so với cộng đồng người Mỹ và người Nhật. Hiện nay ở Singapore có nhiều trường học của người Anh phục vụ cho con em của khoảng 10.000 gia đình người Anh, nhiều hơn thời điểm khi chúng tôi còn là thuộc địa của họ. Hàng trăm người Anh bây giờ tự đến Singapore để làm việc như những kỹ sư, kiến trúc sư và chuyên viên kỹ thuật – họ không còn là người tha hương và sống trong những khu vực tách biệt, mà đã trở thành người địa phương và sống trong cùng những căn hộ như người Singapore. Lương bổng của Singapore đã đạt đến bằng mức lương của người Anh. Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính của Anh đã thành lập các chi nhánh ở Singapore khi Singapore trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế lớn. Toàn bộ quang cảnh kinh tế và chính trị đã thay đổi vượt ngoài tầm nhận định.

Năm 1982, thành phố London đã phong tôi là Người được hưởng đặc quyền của thành London, một vinh dự mà với vai trò là một cựu thần dân nước Anh, tôi rất cảm kích. Tôi rất cảm kích khi thấy họ chuẩn bị danh sách khách mời chu đáo đến chừng nào. Họ mời tất cả các bộ trưởng và các thống đốc Anh đã từng có mối quan hệ với tôi ở Singapore. Và họ yêu cầu tôi liệt kê danh sách những người bạn mà tôi muốn họ có mặt. Vì thế tôi đã sung sướng được gặp các cựu thủ tướng, bộ trưởng, các tổng tư lệnh, ngài thống đốc cuối cùng của Singapore và nhiều bạn bè người Anh của cá nhân tôi, tất cả đều ở Guildhall để san sẻ phút giây ấy. Trong số họ c ó Harold Macmillan, Jim Callaghan, Harold Wilson, Alec Douglas–Home, Alan Lennox–Boyd và Duncan Sandy. Đó quả là dịp để luyến tiếc quá khứ. Để đáp lại bài diễn văn tại buổi lễ, tôi nói:

50 năm trước, khi tôi còn là cậu học trò ở Singapore, thầy cô tôi đã nói một sự thật hiển nhiên là London là trung tâm của thế giới. Nó là trung tâm tài chính và ngân hàng cao cấp và cũng là trung tâm của nghệ thuật, nhà hát, văn học, âm nhạc và văn hóa. Nó là trọng tâm của thế giới… bởi vì trên thực tế vào tháng 9/1939, chính phủ Anh quyết định nhận trách nhiệm đối với Ba Lan, một năm sau khi Anh tìm cách che đậy trách nhiệm đối với Czech. Vậy là Thế chiến thứ hai đã bùng nổ và thế giới bị thay đổi hoàn toàn.

Một phần buổi lễ là một chuyến đi chơi bằng xe ngựa từ Westminster đến Guildhall. Chuyến đi phải bị hủy bỏ vì tắc nghẽn giao thông do ngành đường sắt đình công. Những vấn đề công nghiệp tiếp tục làm rối loạn nước Anh. Xung đột của Margaret Thatcher với liên đoàn công nhân hầm mỏ vẫn còn tiếp diễn.

Nhiều năm cầm quyền và mối ràng buộc lịch sử với Anh đã cho tôi cơ hội để quen biết những Thủ tướng Anh kế tiếp nhau từ Harold Macmillan tới Tony Blair.

Harold Macmillan thuộc thế hệ cha tôi, có vẻ một nhà quý tộc kiểu Edward VII theo diện mạo và cung cách với một dáng vẻ uể oải giả tạo và một lối tiếp xúc kiêu kỳ đối với những người dân thuộc địa trẻ như tôi. Ngài Alec Douglas–

Home là người dễ chịu nhất trong số họ – một quý tộc thật sự. Cung cách của ông trên truyền hình là mô tả ngược bản thân vốn là một nhà tư tưởng địa – chính trị sắc sảo. Ông có thể đã từng đếm bằng những que diêm như ông đã thẳng thắn thừa nhận, song ông lại là người có óc phán đoán đáng tin cậy hơn nhiều bộ trưởng đầu não của cả hai đảng.

Người có tài chính trị nhất trong số họ là Harold Wilson. Thật may mắn là tôi được kết bạn với ông trước khi ông trở thành Thủ tướng. Tôi đã thuyết phục được ông ở lại Đông Suez thêm một vài năm nữa. Những năm tháng đó quan trọng vì sự hiện diện của người Anh vấn vương lại ở Singapore cho đến giữa năm 1975. Điều này đã cho chúng tôi thời gian để giải quyết mối quan hệ với Indonesia mà không phải thực hiện những hành động vội vã có thể làm chúng tôi hối tiếc sau này. Cá nhân tôi chịu ơn Wilson rất nhiều vì sự ủng hộ vững chắc của ông khi chúng tôi ở Malaysia và cả thời gian sau đó, như tôi đã từng thuật lại trước đây trong quyển hồi ký của mình. Những vấn đề mà ông đối

mặt ở Anh là những vấn đề chiều sâu – chất lượng giáo dục và kỹ năng kém, năng suất sản xuất thấp do các nghiệp đoàn không hợp tác với các nhà quản lý. Đảng Lao động của thập niên 60, 70 đã bị các công đoàn chi phối và không thể khắc phục những vấn đề cơ bản này, vì vậy, Wilson được dự tính là người mau chóng ổn định tình hình. Để giữ sự ủng hộ của đảng, ông phải đi theo hình chữ chi, điều đó tạo cho ông cái vẻ xảo trá và quanh co.

Đối lập rõ ràng với Wilson, tôi thấy Ted Heath đáng tin cậy và kiên định. Tôi biết ông lần đầu tiên khi ông còn là bộ trưởng của Macmillan phụ trách việc đàm phán cho sự gia nhập của Anh vào châu Âu và tôi đã vận động ông bảo vệ vị trí của Singapore. Chúng tôi trở thành bạn bè trong suốt thời gian ông là lãnh đạo phe đối lập sau khi Wilson đắc cử vào năm 1964. Thường khi tôi ở London, ông hay mời tôi dùng bữa trưa tại căn hộ của ông ở Albany để bàn luận về Anh, châu Âu, Mỹ và Khối Thịnh vượng chung. Ông đánh giá châu Âu có tầm quan trọng đối với tương lai nước Anh hơn là Mỹ và Khối Thịnh vượng chung. Một khi ông đã quyết định chọn một chính sách thì ông sẽ không mảy may thay đổi, và ông đã đặt niềm tin vào châu Âu trước khi ông trở thành Thủ tướng. Nếu có ai đó yêu cầu tôi chọn một người trong các vị Thủ tướng và Bộ trưởng để kề vai sát cánh với tôi trong một công vụ nguy hiểm thì tôi sẽ chọn Ted Heath. Ông sẽ ở lại cho đến phút cuối cùng để hoàn thành những gì mà ông đã đề ra. Thật không may, ông thiếu khả năng tạo sự nhiệt tình và khơi dậy công chúng. Mặt đối mặt, ông rất sôi nổi, nồng nhiệt nhưng trên truyền hình, ông lại tỏ ra vụng về, một điểm bất lợi lớn trong thời đại thông tin điện tử. Chúng tôi vẫn là bạn tốt của nhau, thỉnh thoảng gặp nhau ở London, Singapore và trong các cuộc họp quốc tế như Davos.

Năm 1948, khi Jim Callaghan nói chuyện ở Câu lạc bộ Lao động của trường Đại học Cambridge, lúc đó tôi là sinh viên ngồi ở ghế khán giả. Người ta giới thiệu ông là một cựu hạ sĩ quan trưởng trong Hải quân Hoàng gia và đã trở thành thứ trưởng. Ông ăn nói rất tự tin và lưu loát. Tôi quen biết ông vào khoảng giữa thập niên 50 khi tham dự các buổi thảo luận về hiến pháp ở London và chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau nhiều năm sau. Do ông bất ngờ trở thành Thủ tướng ở độ tuổi khá lớn khi Wilson từ chức vào tháng 3/1976, nên ông không có chương trình hành động chính trị nào của riêng mình. Quả thật, nước Anh lâm vào những hoàn cảnh kinh tế vô cùng tệ hại đến nỗi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phải can thiệp vào. Vì thế chương trình hành động đã được sắp sẵn cho ông.

Khi Jim Callaghan làm Thủ tướng, tôi đã thỉnh cầu ông cho phép Brunei, quốc gia mà Anh vẫn đang kiểm soát các vấn đề ngoại giao của họ, đồng ý cho Lực lượng vũ trang Singapore được tập huấn trong những khu rừng của họ. Bộ ngoại giao Anh và Khối Thịnh vượng chung đã ngăn cản quyết định này để tránh dính líu đến mối quan hệ quốc phòng nhạy cảm giữa chúng tôi và Malaysia. Tôi tranh luận rằng nước Anh sẽ không có trách nhiệm gì và dù sao đi nữa chúng tôi vẫn có thể tiến hành khóa huấn luyện trong khu rừng đó. Tại sao lại không cho phép điều này trong khi Anh đang chịu trách nhiệm, để nó

Một phần của tài liệu Sách bí quyết hóa rồng (Trang 303 - 314)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(616 trang)