Đặc tính sinh học của tôm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 21 - 27)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.3. Các vấn đề liên quan đến nuôi tôm trên cát

1.1.3.4. Đặc tính sinh học của tôm

Hiện tại, trên địa bàn xã Phong Hải tôm thẻ chân trắng là loài tôm chính đang được đưa vào thả nuôi trên diện tích lớn. Dưới đây là một vài đặc tính sinh học của tôm thẻ chân trắng:

Phân loài

Tôm thẻ chân trắng có tên tiếng Anh là White Leg Shrimp

Ngành: Arthropoda; Lớp: Crustacea, bộ Decapoda; họ chung: Penaeidea; Họ:

Penaeus Fabricius; giống Penaeus; Loài: Penaeus vannamei.

Phân bố

Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc ở ven biển Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ từ ven biển Mehicô đến miền Trung Peru, nhiều nhất ở gần biển Ecuado.

Tôm thẻ chân trắng sống ở vùng biển tự nhiên có các đặc điểm sau: đáy cát, độ sâu 0-72m, nhiệt độ nước ổn định từ 25-320C, độ mặn từ 28-34‰, pH 7,7-8,3. Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở các khu vực cửa sông giàu sinh vật thức ăn. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, banđêm mới bòđi kiếm ăn, nó lột xác về ban đêm, khoảng cách 20 ngày lột xác một lần.

Các yếu tố môi trường sống

Theo Brockj và Main (1994), một số yếu tố môi trường phù hợp với nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng:

Độ mặn: 15-28‰

Nhiệt độ nước: 26-300C PH: 7-9

Độ trong: 25-50 cm

Lượng oxy hòa tan: >3 mg/l Độ sâu: 1-2m

H2S: <0,001 mg/l

Tính thích ứng với môi trường sống

- Tôm thẻ chân trắng thích nghi mạnh với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết. Sức chị đựng hàm lượng oxy thấp nhất của tôm là 1,2 mg/l.

- Thích nghi với sự thay đổi độ mặn:

Ở tôm 1-6cm đang sống ở độ mặn 20‰ trong bể ương khi chuyển vào các ao nuôi chúng có thể sống trong phạm vi 5-50‰, thích hợp nhất là 10-40‰, khi dưới 5‰

hoặc trên 50‰, tôm bắt đầu chết dần,những con tôm cỡ 5cm có sức chịu đựng tốt hơn những con 2cm.

- Thích nghi với nhiệt độ nước:

Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước ổn định từ 25-320C vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang sống ở bể ương, nhiệt độ nước là 150C, thả vào ao bể có nhiệt độ 12-280C chúng vẫn sống 100%, dưới 90C thì tôm chết dần.

Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn tạp, tôm ăn cả thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Trong quá trình nuôi người ta phát hiện tôm thẻ chân trắng ăn cả mảnh vụn thực vật và mùn bã hữu cơ. Khi bắt tôm lên kiểm tra, ruột lúc nào cũng đầy thức ăn kể cả sau khi ăn vài giờ. Khi nhiệt độ lên đến 330C vào buổi chiều tôm thường ít ăn, vào lúc này nên giảm lượng thức ăn và nên cho ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát. Khi nhiệt độ xuống thấp tôm cũng ít ăn nên vào mùa lạnh tránh cho tôm ăn vào lúc quá sớm. Giống như các loài tôm thẻ khác, thức ăn của nó cũng cần có các thành phần:

protein, lipid, vitamin và muối khoáng...nhưng không đòi hỏi hàm lượng protein cao như tôm sú (40%), chỉ cần 30% là thích hợp.

Sinh trưởng

Tôm thẻ chân trắng nhỏ hơn tôm sú, tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1- 2 ngày. Tôm thẻ chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú trong 60 ngày nuôi đầu sau đó phát triển chậm lại và lâu lớn. Tốc độ lớn thời gian đầu là 3g/tuần lễ, tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần khoảng 1g/tuần lễ.

Tôm thẻ chân trắng nuôi 60 ngày có thể đạt kích cỡ thương phẩm. Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sinh sản:

Tôm thẻ chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi chứa tinh mở khác với loại hình túi chứa tinh kín như của tôm sú và tôm thẻ Nhật Bản.

Tôm thẻ chân trắng có thể thành thục sinh dục trong ao nuôi, đây là một ưu điểm của loài tôm này so với các loài tôm khác trong việc chủ động về nguồn tôm bố mẹ và giống thả nuôi.

Yêu cầu của hình thức nuôi tômtrên cát Đối với ao nuôi

- Ao nuôi phải xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế, diện tích ao từ 2000-3000 m2/ao.

- Ao được xây dựng trên lớp nền cát có kết cấu rời rạc dễ bị chuồi, khi vun dễ bị thổi bay. Do đó cần xây dựng bờ kè vững chắc bằng lớp bạt dày, bền có khả năng chịu đựng các yếu tố của thời tiết gây ra như sức nóng mặt trời, mưa. Hình dạng ao, vị trí đặt máy sục khí và dòng chảy trong ao quyết định sự di chuyển của chất bẩn. Tạo ra nhiều diện tích đáy ao sạch làm vùng tôm cho ăn sẽ hạn chế được hiện tượng tôm tiếp xúc các khí độc tại những vùng đáy ao bẩn làm suy yếu tôm nuôi.

- Ao có thể hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật. Đối với ao hình vuông hay hình tròn sẽ thuận lợi nhất cho bố trí quạt nước tạo dòng chảy vòng quanh ao.

- Với độ sâu của ao, ao cạn sẽ làm nước rất nóng vào ban ngày, nhất là vào mùa nắng trái lại sẽ rất lạnh vào ban đêm hay vào những ngày mưa nhiều. Nước cạn và nóng vào ban ngày sẽ làm cho tôm rất dễ bị sốc và yếu, tôm thường tập trung nơi sâu hơn làm mật độ tôm nơi đây tăng cao. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cho tôm bị sốc, giảm ăn và dễ bị bệnh. Mức nước quá cạn còn làm cho độ mặn, pH... dễ thay đổi đột ngột nhất là sau thời gian nắng kéo dài được tiếp nối bằng các cơn mưa to. Ngoài ra nước cạn là nguyên nhân chủ yếu làm “rong nhớt”,“ váng mền” phát sinh và phát triển dày đặc gây trở ngại cho hoạt động của tôm. Với ao quá sâu gây khó khăn cho việc gây màu nước cho tốt, nhiệt độ lạnh và oxy thấp dưới đáy ao làm bất lợi cho sinh sống và phát triển của tôm. Đặc biệt, mùn bã, chất hữu cơ, thức ăn... dư thừa tích tụ dưới nền đáy do nhiệt độ thấp và thiếu oxy sẽ chậm phân hủy nhưng khi phân hủy sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo ra nhiều chất độc nhất là H2S gây nguy hiểm, gây bệnh cho tôm. Do đó ao cần phải có độ sâu thích hợp. Độ sâu nước trong ao thích hợp nhất là từ 1,5-2m. bờ và đáy ao được lót bạt chống thấm loại tốt.

- Đối với ao mới xây dựng, trước hết cần bơm nước vào ao, rửa sạch bạt để loại độc tố từ bạt chống thấm vào môi trường nước. Sau đó tháo cạn nước để rửa ao.

- Đối với ao đã nuôi tôm, sau mỗi cụ nuôi cần nạo vét hết bùn dơ đưa vào khu xử lý chung để xử lý. Rửa sạch ao trước khi cấp nước.

Xử lý nước

Sau khi đã chuẩn bị ao xong, tiến hành bơm nước. Nước cấp vào ao phải được lọc bởi lưới lọc có kích thước nhỏ để ngăn ngừa trứng các loài cá và các động vật khác vào ao nuôi. Sau khi cấp đủ nước vào ao nuôi, xử lý nước bằng các hóa chất diệt khuẩn như BKC, lodin... có sục khí. Sau thời gian xử lý từ 2-4 ngày tùy hóa chất thì có thể tiến hành gây màu nước.

Gây màu nước

Có thể dùng các loại men vô cơ, chế phẩm vi sinh, lên men nguyên liệu để gây màu nước.

Màu nước tốt cho việc thả tôm giống là màu nâu hoặc màu vàng xanh.

Gây màu nước nên thực hiện trong thời tiết nắng ấm

Thời gian gây màu nước khoảng 4-5 ngày, chú ý khi màu nước trong ao lên tốt thì mới tiến hành thả tôm giống.

Trong quá trình xử lý và gây màu nước cần kiểm tra Ph, độ kiềm... để điều khiển các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho nuôi tôm.

Chọn và thả tôm giống a. Chọn giống:

- Không mua tôm giống không rõ nguồn gốc và không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Tôm giống nên mua ở những cơ sở có uy tín (con giống đều, không bị nhiễm bệnh, chất lượng ổn định).

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tôm giống cần được kiểm tra bệnh virus đốm trắng (WSSV), hội chứng taura (TSV), bệnh MBV... bằng phương pháp PCR trước khi mua. Tuyệt đối không mua tôm giống không rõ nguồn gốc, tôm giống bị dương tính với WSSV, TSV và nhiễm MBV.

b. Thả tôm giống:

- Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn... giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh cho phù hợp để tránh sốc cho đàn giống.

- Giống nên thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10-15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi.

- Mật độ thả nuôi từ 150-200 con/m2. Chăm sóc và quản lý

Quản lý thức ăn:

- Chủ hộ nuôi nên chọn thức ăn có chất lượng tốt, các nhãn hiệu có uy tín và có thương hiệu trên thị trường để cho tôm ăn.

- Cho tôm ăn phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, trạng thái hoạt động của tôm.

- Tính toán lượng thức ăn hàng ngày của tôm dựa vào các yếu tố sau:

- Kiểm tra lượng tôm trong ao, kích cỡ tôm

- Tình trạng sức khỏa và quá trình lột xác của tôm - Chất lượng nước trong ao

- Việc dùng thuốc và hóa chất trong thời gian qua

- Số lần cho ăn từ 3-5 lần/ngày tùy theo điều kiện cụ thể

- Trong quá trình cho tôm ăn cần bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn như vitamin C, các khoáng chất. Tuyệt đối không dùng các loại hóa chất và kháng sinh cấm trong ao nuôi.

- Điều khiển thức ăn hợp lý thì hệ sốthức ăn (FCR) thấp.

- Thường xuyên dùng chài để kiểm tra lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày và lượng tôm, kích cỡ tôm đểchỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sục khí:

- Nuôi tôm với hình thức thâm canh, bán thâm canh đòi hỏi phải sục khí, quạt khí liên tục nhằm cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan cho tôm nuôi. Thời gian sục khí, quạt khí tăng dần theo thời gian nuôi.

- Ngưng sục khí trong khoảng thời gian cho tôm ăn.

Quản lý các yếu tố môi trường nước:

- Yêu cầu các yếu tố môi trường, màu nước trong ao nuôi thích hợp và duy trì ổn định:

+ Nhiệt độ từ 20-320C

+ Độ mặn từ 5-30‰, tốt nhất từ10-20‰

+ pH từ 7,5-8,5 và dao động sáng, chiều không quá 0,5 + Oxy hòa tan duy trì trên 4 mg/lít

+ Độ trong từ 30-50 cm

+ Màu nước xanh vàng, vàng nâu

- Trong quá trình nuôi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.

Phòng ngừa dịch bệnh:

Thường xuyên theo dõi các hoạt động của tôm hàng ngày. Kiểm tra tăng trưởng kết hợp kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của tôm. Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng là hội chứng taura (TSV), bệnh đốm trắng (WSSV), các bệnh do vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Hạn chế bệnh trên tôm nuôi bằng biện pháp phòng ngừa tổng hợp liên quan đến cả quá trình tổ chức sản xuất từ khâu chọn con giống chất lượng, sạch bệnh đến quản lý tốt môi trường ao nuôi và cho ăn đúng phương pháp.

Thu hoạch:

Sau thời gian nuôi từ 75-90 ngày tôm nuôi đạt kích cỡ thương phẩm từ 60-100 con/kg thì tiến hành thu hoạch.

(Nguồn: hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vùng ven biển tỉnh Quảng Nam)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)