Tình hình chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 44 - 50)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Hiệu quả nuôi tôm trên cát ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.3. Tình hình chi phí sản xuất của các hộ điều tra

Để đánh giá hiệu quả của hình thức nuôi tôm trên cát, cũng như đánh giá hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế nào, trước hết chúng ta cần xác định những chi phí bỏ ra đầu tư cho hoạt động đó. Nuôi tôm trên các bao gồm những chi phí cơ bản như sau:

2.2.3.1. Chi phí về giống

Để nuôi tôm đạt năng suất cao thì ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất,con giống là yếu tố quan trọng.Nếu giống không tốt thì dịch bệnh dễ xảy ra, mức độ rủi ro cao. Do đó việc đầu tư cho con giống được các hộ đặc biệt chú trọng.

Hiện tại trên địa bàn xã Phong Hải nói riêng và huyện Phong Điền nói chung, tôm thẻ chân trắng là loài tôm chính đang được thả nuôi. Nguồn giống mà các hộ, nhóm hộ và công ty chủ yếu mua từ các công ty có uy tín trên thị trường như: Công ty CP Việt Nam, Công ty Uni-president Việt nam, Trung tâm Asia Hawai,... và một số trung tâm sản xuất giống khác từ các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên. Ngoài ra, trong tỉnh một số đơn vị có gièo giống lại để cung cấp cho người dân như công ty CP Trường Sơn, Trung tâm Aisa Hawai Điền Hương và một số đơn vị tại Lăng Cô- Phú Lộc, Thuận An- Phú Vang.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đa số giống được cung cấp có giá cả ổn định và dao động trong khoảng 80- 95 triệu đồng/1 triệu con tôm giống. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ mua giống ở nơi bán tôm giống giá rẽ với giá từ 60-65 triệu đồng/1 triệu con tôm giống.

Với nuôi tôm trên cát, mật độ thả nuôi có thể cao hơn so với các hình thức khác.

Đối với các hộ điều tra, mật độ thả nuôi phổ biến 100-200 con/m2. Đặc biệt, có những hộ thả nuôi với mật độ rất cao, trên 200con/m2. Nhìn chung mật độ thả nuôi của các hộ ở vụ 2 cao hơn so với vụ 1.

Bảng8. Số lượng, chi phí giốngcủa các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu ĐVT

Vụ 1 Vụ 2

BQ/ha/vụ BQC/hộ BQC/ha BQC/hộ BQC/ha

Lượng giống Vạn con 82,63 152,66 91,38 168,82 160,74

Chi phí giống Triệu đồng

69,64 128,67 78,22 144,52 136,6

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2012) Do mật độ nuôi khá cao và giá giống cũng cao hơn những năm trước do đó chi phí đầu tư cho tômgiống lên đến 136,6triệu đồng/Ha/Vụ.

2.2.3.2. Chi phí thức ăn

So với các hình thức nuôi tôm khác, nuôi tôm trên cát đòi hỏi chi phí thức ăn cao hơn do thức ăn được sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp có giá cao hơn nhiều so với các loại thức ăn tạp như khuyết, cá nhỏ...Theo khảo sát thực tế thì các hộ nuôi ở đây không sử dụng thức ăn tươi hoặc thức ăn tự chế biến. Sử dụng thức ăn công nghiệp có ưu điểm là nguồn cung cấp ổn định, thức ăn ít bị hư hỏng, chúng được sản xuất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế gây ô nhiễm môi trường nước so với thức ăn tươi hoặc tự chế biến.

Chi phí thức ăn đầu tư cho nuôi tôm của các hộ điều tra khá lớn, bình quân mỗi vụ 476,42 triệu đồng/ha tương đương với 14,58tấn thức ăn/ha. Vụ 1 có chi phí thức ăn thấp hơn so với vụ 2. Bình quân mỗi hecta vụ 1 tiêu tốn 404,85triệu đồng thức ăn, vụ 2 lên đến 547,99 triệu đồng/ha. Theo ý kiến của các hộ điều tra cho biết vụ 2 cần nhiều thức ăn hơn là do mật độ thả cao hơn nên các hộ có xu hướng tăng lượng thức ăn đồng thời lượng tôm chết do bệnh ở vụ 1 khá cao do đó lượng thức ăn giảm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9.Lượng thức ăn và chi phí thức ăn của các hộ điều tra năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT Vụ 1 Vụ 2 BQC/ha/vụ

BQC/hộ BQC/ha BQC/hộ BQC/ha

Lượng thức ăn Tấn 6,73 12,43 9,05 16,72 14,58

Chi phí thức ăn Triệu đồng 219,13 404,85 296,6 547,99 476,42 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012) Các hộ cho ăn từ 4 - 5 lần/ngày, tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm mà lượng thức ăn thay đổi cho phù hợp.

Mộtsố loại thức ăn mà các hộ nuôi thường sử dụng là Anamei, Grobest... Ngoài ra, các hộ còn bổ sung cho tôm các vitamin, men tiêu hóa và một số chất khác giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng trọng nhanh, làm cứng vỏ...như C25, Hshells, Pro siêu tăng trọng...

2.2.3.3. Chi phí tu bổ, xử lý ao nuôi

Cải tạo ao là một khâu quan trọng có tính quyết định đến năng suất và sản lượng của mỗi vụ nuôi. Sau mỗi vụ nuôi các hộ gia đìnhđều phải bỏ ra chi phí để mua vật tư tu bổ, nạo vét ao nuôi. Đáy ao được nạo vét, xới đảo lớp cát nhằm mục đích loại bỏ chất bẩn, chất hữu cơ chưa được phân hủy còn lại sau mỗi vụ nuôi, loại trừ khí độc tích lũy lâu ngày dưới đáy ao, loại bớt một số vi khuẩn gây bệnh thông qua việc xới đảo nền đáy. Ngoài ra, trong suốt quá trình nuôi, các hộ nuôi phải bỏ ra nhiều chi phí để mua các hóa chất xử lý ao, diệt tạp, diệt khuẩn, hóa chất gây màu và các hóa chất khác để đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi.

Trong số các chất được sử dụng để cải tạo ao hồ thì vôi là một trong những chất có nhiều công dụng và đượcsử dụng rộng rãi. Vôi giúp tăng pH đất và nước, giúp cho mùn bã hữu cơ dễ phân hủy hơn, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện. Chi phí xử lý ao nuôi bình quân mỗi vụ là 39,85 triệu đồng trên 1 hecta bao gồm chi phí vôi11,28 triệu đồng và chi phí mua vật tư, hóa chất khác là 28,57 triệu đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 10. Chi phí xử lý ao, nhiên liệu, thuốc phòng trừ bệnh của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Vụ 1 Vụ 2 BQC/ha/vụ

BQC/hộ BQC/ha BQC/hộ BQC/ha

- Chi phí xử lý ao Tr.đ 20,09 38,6 22,25 41,1 39,85

+Chi phí vôi Tr.đ 6,17 11,39 6,05 11,17 11,28

+ Chi phí vật tư tu bổ, nạo vét, hóa chất

Tr.đ

14,73 27,21 16,2 29,93 28,57

-Chi phí điện Tr.đ 20,9 38,61 22,14 40,95 39,78

-Chi phí xăng dầu Tr.đ 1,04 1,92 0,94 1,73 1,83

- Chi phí thuốc phòng trừ bệnh

Tr.đ

9,59 17,71 7,14 13,19 15,45

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012) Oxy có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của tôm trong môi trường nước. Oxy trong ao nuôi thường giảm do sự phát triển quá mức của vi sinh vật, chất hữu cơ lắng đọng do thức ăn dư thừa và phân thải của tôm...Thiếu oxy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng, sinh sản của tôm vì vậy cần đảm bảo hàm lượng oxy trong ao nuôi để tôm phát triển tốt nhất. Để tăng cường hàm lượng oxy hòa tan, mỗi ao nuôi được bố trí hệ thống các giàn quạt khí, bình quân mỗi ao từ 3-4 giàn, thời gian quạt khí thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của tôm, tăng dần theo thời gian nuôi tôm. Khi tôm nhỏ, chỉ quạt nước chủ yếu vào ban đêm sau đó tăng thêm thời gian quạt 3-4 tiếng vào ban ngày. Khi tôm lớn phải quạt khí liên tục, chỉ ngưng quạt trong thời gian cho tôm ăn. Do đó, chi phí điện nhiên liệu là khá lớn cho mỗi vụ nuôi, bình quân mỗi vụ là 39,78 triệu đồng trên mỗi hecta. Trong đó, chi phí điện trên mỗi hecta vụ 1 là 38,61 triệu đồng, vụ 2 là 40,95 triệu đồng. Thời gian nuôi của vụ 2 kéo dài hơn so với vụ 1 do đó chi phí điện có phần cao hơn. Ngoài ra, các hộ nuôi còn tốn chi phí xăng dầu sử dụng trong trường hợp bị mất điện. Tuy nhiên khoản chi phí này không

Trường Đại học Kinh tế Huế

lớn, bình quân chi phí xăng dầu trên một hecta mỗi vụ là 1,83 triệu đồng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết, môi trường, con giống....mà tôm bị nhiễm bệnh cũng là vấn đề các hộ nuôi thường phải đối mặt. Để khắc phục hiện tượng tôm bệnh, phòng chống bệnh cho tôm, mỗi vụ các hộ phải tốn chi phí thuốc men là 15,45 triệu đồng trên mỗi hecta. Trong năm 2011 vừa rồi, vụ 1 do xảy ra hiện tượng tôm bệnh nhiều hơn nên chi phí thuốc lên đến 17,11 triệu đồng trên mỗi hecta cao hơn so với vụ 2, chi phí thuốc của vụ 2 là 13,19 triệu đồng trên mỗi hecta.

2.2.3.4.Chi phí lao động

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi hoạt động sản xuất. Trong NTTS nói chung và nuôi tôm trên cát nói riêng đòi hỏi phải có sự đầu tư khá nhiều về lao động.

Bảng 11. Chi phí lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Đvt Vụ 1 Vụ 2

BQC/ha/vụ BQC/hộ BQC/ha BQC/hộ BQC/ha

-Laođộng gia đình Tr.đ 13,96 25,8 14,66 27,09 26,45

-Lao động thuê mướn Tr.đ 9,44 17,44 10,97 20,26 18,85

+Lao động tu bổ, nạo

vét và chăm sóc Tr.đ 6,53 12,06 7,2 13,3 12,68

+Lao động thu hoạch Tr.đ 2,91 5,38 3,77 6,96 6,17

(Nguồn:Sốliệu điều tra thực tế năm 2012) Qua điều tra thực tế, mỗi hộ gia đình đều có từ 1-3 người tham gia trực tiếp nuôi tôm đảm nhiệm việc chăm sóc, bảo vệ... thường xuyên có mặt tại các ao nuôi tôm. Ngoài ra, các hộ gia đình nuôi trên quy mô lớn thường phải thuê thêm từ 1-3 công nhân để đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động này.

Theo số liệu điều tra thực tế, ngoài lao động gia đình thì mỗi vụ, tính trên mỗi hecta hộ phải chi 18,85 triệu đồng để thuê thêm lao động, trong đó lao động tu bổ, nạo vét và chăm sóc là 12,68 triệu đồng, lao động thu hoạch là 6,17 triệu đồng. Lao động tu bổ, nạo vét và chăm sóc tính trên mỗi hecta của vụ 2 là 20,26 triệu đồng cao hơn so với vụ 1 do vụ 2 cần nhiều công lao động tu bổ nạo vét ao hơn do ao bị nhiễm bẩn nhiều hơn. Năng suất, sản lượng vụ 2 cao hơn vụ 1 do đó chi phí lao động thu hoạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3.5. Tổng hợp về chiphí sản xuất của các hộ nuôi tôm

Tổng chi phí sản xuất tính trên 1 hecta mỗi vụ là 849,35 triệu đồng. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí trung gian, 765,81 triệu đồng/ha/vụ tức là 90,16%, công lao động gia đình là 26,45 triệu đồng/ha/vụ tương ứng với 3,11% và khấu hao TSCĐ là 57,09 triệu đồng/ha/vụ tương ứng với 6,72%.

Trong cơ cấu chi phí trung gian, chi phí thức ăn là lớn nhất, tính bình quân trên một hecta mỗi vụ là 476,42 triệu đồng tương ứng với 56,09% trong tổng chi phí sản xuất. Thức ăn mà các hộ sử dụng hoàn toàn là thức ăn công nghiệp do đó tốn chi phí khácao, điều này cũng phần nào thể hiện trìnhđộ công nghiệp hóa của hình thức nuôi tôm trên cát so với các hình thức nuôi khác. Ngoài ra, trong chi phí trung gian tính bình quân trên mỗi hecta mỗi vụ còn bao gồm các chi phí khác như giống, điện, xăng dầu, thuốc phòng trừ bệnh, thuê lao động... Chi phí giống là 136,6 triệu đồng/ha/vụ tương ứng với 16,08% trong tổng chi phí sản xuất. Nhìn chung, chi phí giống khá cao do đặc tính của tôm trên cát là có thể thả nuôi với mật độ cao, hầu hết các hộ đều tận dụng lợi thế này vì vậy lượng giống thả nuôi là khá lớn. Chi phí điện, xăng dầu để vận hành các máy móc quạt khí, sục khí, bơm nước...chiếm 4,9%, chi phí thuê lao động chiếm 2,22%, chi phí thuốc phòng trừ bệnh chiếm 1,82%, chi phí tu bổ xử lý aochiếm 4,69% xét trong tổng chi phí. Yêu cầu tài chính của hình thức nuôi tôm trên cát là rất cao, các hộ nuôi trước đây đều làm nông hoặc đi biển là chính vì vậy phần lớn họ phải vay vốn để đầu tư sản xuất, một phần nhỏ trong số đó là vay ngân hàng, còn lại đều phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao. Chi phí lãi vay của các hộ bình quân trên mỗi hecta mỗi vụ là 37,03 triệu đồng tương ứng với 4,36% trong tổng chi phí sản xuất.

Như vậy, ngoài chi phí xây dựng cơ bản, mua sắm các trang thiết bị cần thiết ban đầu, mỗi vụ nuôi các hộ đều phải bỏ chi phí rất lớn để đầu tư cho hoạt động sản xuất từ đó mới tạo ra sản phẩm, mang lại thu nhập.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng12.Cơ cấu chi phí trên một hecta nuôi tôm thâm canh trên cátở xã Phong Hải năm 2011

Chỉ tiêu

Vụ 1 Vụ 2 BQC/ha/vụ

Giá trị

(tr.đ/ha) % Giá trị

(tr.đ/ha) % Giá trị

(tr.đ/ha) %

Tổng chi phí sản xuất (TC) 767,72 100 930,95 100 849,35 100

- Chi phí trung gian (IC) 684,83 89,2 846,77 90,96 765,81 90,16

+ Giống 128,67 16,76 144,52 15,52 136,6 16,08

+ Thức ăn 404,85 52,73 547,99 58,86 476,42 56,09

+ Tu bổ, xử lý ao nuôi 38,6 5,03 41,1 4,41 39,85 4,69

+ Điện, xăng dầu 40,53 5,28 42,68 4,59 41,61 4,9

+ Thuốc phòng trừ bệnh 17,71 2,3 13,19 1,42 15,45 1,82

+ Lao động thuê mướn 17,44 2,27 20,26 2,18 18,85 2,22

+ Lãi vay 37,03 4,82 37,03 3,98 37,03 4,36

-Công lao động gia đình 25,8 3,36 27,09 2,91 26,45 3,11

- Khấu hao TSCĐ 57,09 7,44 57,09 6,13 57,09 6,72

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012) Có thể nói, nuôi tôm trên cát là hoạt động mang lại thu nhập cao cho người nông dân, tuy nhiên rủi ro cũng không nhỏ. Không chỉ đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất,nuôi tôm cầnphải tỉ mỉ, sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào kết hợp với các tiến bộ kĩ thuật như vậy mới mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)