Hiện trạng nuôi tôm trên cát tại Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 30 - 37)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Hiện trạng nuôi tôm trên cát tại Thừa Thiên Huế

Ở Thừa Thiên Huế, thuỷ sản vẫn được xác định là ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt nuôi trồng thủy sản tiếp tục được sự quan tâm của Bộ, Tỉnh trong chỉ đạo và bố trí kế hoạch đầu tư ở các lĩnh vực: xây dựng hạ tầng vùng nuôi đồng bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, thử nghiệm các mô hình,...Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy về Chiến lược biển và đầm phá tạo hành lang cho phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững.

Diện tích NTTS ở Thừa Thiên Huế có nhiều biến động qua 3 năm từ 2009- 2011. So với năm 2009, diện tích NTTS năm 2010 là 5.449,15 ha giảm 274,39 ha tương ứng với giảm 4,79%. Năm 2011, diện tích NTTS lại tăng lên so với năm 2009 và 2010. Diện tích năm 2011 là 5910,3 ha tăng 186,76 ha so với năm 2009 tương ứng tăng 3,26% và so với năm 2010, diện tích NTTS năm 2011 tăng 461,15 ha tương ứng với tăng 8,46%.

Tuy diện tích tăng giảm không ổn định nhưng sản lượng thủy sản thì tăng liên tục qua các năm. Sản lượng thủy sản năm 2010 là 11.554,12 tấn tăng 638,07 tấn so với năm 2009 tương ứng tăng 5,85%. Sản lượng thủy sản năm 2011 là 11840,1 tấn tăng 285,98 tấn tương ứng tăng 2,48%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng2. Tình hình NTTSở Thừa Thiên Huế giai đoạn2009-2011

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011

I. Diện tích (Ha) 5723,54 5.449,15 5910,3

1. Nuôi nước lợ, mặn 3835,64 3.613,65 3827,9

- Nuôi chuyên tôm ao hồ 1610,18 1.611,2 940,3

+ Nuôi tôm sú 1424,75 1.403,6 676,0

+ Nuôi tôm chân trắng 185,43 207,6 264,3

- Nuôi xen ghép 2225,46 2.002,45 2887,6

2. Nuôi nước ngọt 1887,9 1835,5 2082,4

3. Nuôi cá lồng 3823 3.958 3830,0

- Lồng lợ 1523 2.060 1883,0

- Lồng ngọt 2300 1.898 1947,0

II. Sản lượng (Tấn) 10916,05 11.554,12 11840,1

1. Thuỷ sản nước lợ 6373,9 7.050,6 6371,6

- Tôm các loại 4927,8 5.211,7 4369,7

+ Tôm sú 2347,4 1.011,7 1193,7

+ Tôm chân trắng 2580,4 4.200 3176,0

- Thuỷ sản khác 1446,1 1838,9 2001,9

2.Thuỷ sản nước ngọt 4542,15 4.503,52 5468,5

(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo tổng kết NTTSTTHuế giai đoạn2009-2011) Đối với nuôi tôm, diện tích và sản lượng năm 2010 đều tăng so với năm 2009 nhưng sang năm 2011 lại giảm xuống. Cụ thể:

Năm 2010 so với năm 2009 diện tích tăng 1,02 ha tương ứng tăng 0,06%, sản lượng tăng 283,9 tấn tương ứng tăng 5,76%.

Năm 2011 so với năm 2010 diện tích giảm 670,9 ha tương ứng giảm 41,64%, sản lượng giảm 842 tấn tương ứng giảm 16,16%.

Hiện nay ở Thừa Thiên Huế, công tác quản lý trong NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng đang ngày càng được quan tâm. Đối với công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai ngay từ đầu các vụ nuôi, luôn có hóa chất dập dịch được chuẩn bị

Trường Đại học Kinh tế Huế

để triển khai khi có dịch xảy ra. Công tác chuẩn bị giống cho các vụ nuôi được các địa phương quan tâm và cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu.Thông tin cảnh báo về điều kiện môi trường vùng nuôi, tình hình nuôi trồng thủy sản và tình hình dịch bệnh luôn được cập nhật thường xuyên góp phần tạo điều kiện cho bà con nuôi trồng thủy sản nắm bắt được tình hình và chủ động trong sản xuất. Công tác quản lý môi trường vùng nuôi cũng được các ngành tích cực chỉ đạo.

1.2.3. Hiện trạng nuôi tôm trên cátở huyện Phong Điền

Bảng3. Tình hình NTTS huyện Phong Điền giai đoạn2009-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011

2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

- Diện tích mặt

nước NTTS (Ha) 536,78 670,5 739,98 133,72 24,91 69,48 10,36 - Sản lượng thủy

sản nuôi trồng

(Tấn) 3432,25 4356,5 3144,95 924,25 26,93 -1211,55 -27,81

+ Sản lượng tôm

nuôi (Tấn) 2581,9 3606,5 2340,2 1024,6 39,68 -1266,3 -35,11

+ Sản lượng cá nuôi và thủy sản

khác (Tấn) 850,35 750 804,75 -100,35 -11,8 54,75 7,3

- Sản lượng thủy sản khai thác

(Tấn) 1500 1520 1500 20 1,33 -20 -1,32

+ Khai thác sông

đầm (Tấn) 350 350 350 0 0 0 0

+Khai thác biển

(Tấn) 1150 1170 1150 20 1,74 -20 1,71

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích mặt nước NTTS huyện Phong Điền tăng liên tục qua các năm điều này thể hiện tiềm năng thủy sản của địa phương đang dần được khai thác. Diện tích NTTS năm 2010 là 670,5 ha tăng 133,72 ha so với năm 2009 tương ứng tăng 24,91%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 64,08 ha tương ứng tăng 10,36%. Tuy diện tích tăng nhưng sản lượng thủy sản tăng giảm không ổn định. So với năm 2009, sản lượng thủy sản năm 2010 tăng lên bao gồm cả sản lượng khai thác và nuôi trồng.Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 924,25 tấn tương ứng tăng 26,93%, sản lượng thủy sản khai thác tăng 20 tấn tương ứng tăng 1,33%. Năm 2011, công tác khai thác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện có nhiều khó khăn: thời tiết, khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, rét đậm từ đầu vụ, nắng nóng vào tháng 4, tháng 5, lĩnh vực khai thác gặp nhiều khó khăn, giá cả đầu vào tăng cao, dịch bệnh còn diễn biến khá phức tạp, ngoài ra do nhiều hộ nuôi chưa chấp hành tốt quy trình kỹ thuật nuôi, phòng chống dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện. So với năm 2010, sản lượng thủy sản nuôi trồng giảm 1211,55 tấn tương ứng giảm 27,81%, sản lượng thủy sản khai thác giảm 20 tấn tương ứng giảm 1,32%.

Riêng đối với sản lượng tôm nuôi, năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng năm 2011 sản lượng tôm có xu hướng giảm. Sản lượng tôm năm 2011 so với năm 2010 giảm 1266,3 tấn tương ứng giảm 35,11%.

Về hiện trạng hệ thống hạ tầng đầu tư cho nuôi tôm Hệ thống xử lýthải

* Đường ống thoát nước thải tập trung dẫn ra biển: Chỉ mới làm kiên cố và khép kín được 2 tuyến ở khu nuôi của công ty Trường Phú ở Điền Môn với chiều dài khoảng 800m. Hiện nay UBND huyện đã lập Dự án đường ống dẫn thải cho các khu nuôi còn lại với tổng chiều dài 23,5km và đang trình UBND tỉnh quyết định.

* Ao xử lý thải

- Đối với các nhóm hộ: đến nay có 28 tiểu khu/ 41 tiểu khu có đào ao xử lý thải, đã có 21 nhóm hộ đã hoàn thiện xong ao xử lý nước thải với tổng diện tích 5.35 ha(trong đó: đào mới: 3,25ha/15 hộ; chuyển diện tích ao nuôi: 2,1 ha/6 hộ); có 32 hộ đang triển khai xây dựng với tổng diện tích 3.37 ha; còn lại 57 nhóm hộ chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải với tổng diện tích 4 ha. Các hộ đãđào ao xử lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

tập trung ở các xã: Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc và Điền Hoà nhưng hầu hết không trải bạt và chưa đảm bảo độ sâu theo yêu cầu, riêng Phong Hải việc triển khai đang gặp rất nhiều khó khăn.

- Đối với các công ty: Đã chấp hành chủ trương của huyện về xây dựng ao xử lý nước thải, tuy nhiên chưa đảm bảo diện tích theo yêu cầu và phần lớn là chưa lót bạt đáy để chống thấm, chống ô nhiểm môi trường.

Cấp nước mặn tập trung

Chỉ thực hiện được đối với các công ty còn các nhóm hộ sử dụng máy bơm và đường ống cấp nước mặn riêng rẽ.

Cấp nước ngọt tập trung

Chưa xây dựng được hệ thống cấp nước ngọt tập trung, hiện các nhóm hộ sử dụng máy bơm nước ngầm để dùng riêng, các công ty sử dụng máy bơm nước ngầm hoặc đào ao lấy nước ngọt tại chỗ.

Kênh thoát nước tự nhiên

Có tổng cộng 30 tuyến kênh thoát nước tự nhiên, với tổng chiều dài khoảng 17,6 km chưa được kiên cố hoá để chống xói mòn và sạt lỡ.

Điện cao thế và trạm biến áp

Hiện có 33 trạm biến áp phục vụ cho nuôi tôm với tổng công suất 12.250 KVA, có tổng cộng 22,24 km đường dây trung thế và 16,5 km đường dây hạ thế. Với nhu cầu nuôi tôm hiện nay vẫn còn thiếu 6 trạm hạ thế.

Đường giao thông

Các trục giao thông đối ngoại chính đãđược nhà nước đầu tư cơ bản kiên cố tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi tôm thương phẩm của các công ty, nhóm hộ, tuy nhiên mạng giao thông nội bộ trong các tiểu khu nuôi của các nhóm hộ vẫn chưa được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh.

Bãi rác

Ở các tiểu khu nuôi đã được quy hoạch bãi rác nhưng việc thu gom rác nuôi tôm vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và việc xử lý rác ở các bãi rác vẫn chưa được quan tâm.

XãĐiền Lộc đã thành lập 2 tổ nuôi tôm ở 2 tiểu khu, xã Phong Hải đã thành lập

Trường Đại học Kinh tế Huế

các tổ nuôi tôm, tổ tự quản được thành lập chưa đúng thủ tục theo quy định tại Nghị định 151/CP và Thông tư 04/BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động của các tổ nuôi tôm, tổ tự quản còn hạn chế, chưa phát huy vai trò liên kết hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của các nhóm hộ được hiệu quả hơn vì lợi ích của các nhóm hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2011 huyện Phong Điền) 1.2.4. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có tác động đến nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng

Quan điểm phát triển ngành thủy sản

Tiếp tục phát huy và phát huy hơn nữa tiềm năng và các nguồn lực để xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến gắn với chuyển dịch cơ cấu đưa Ngành Thuỷ sản nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất hàng hoá thống nhất, có tính cạnh tranh cao, có tỷ trọng xứng đáng trong cơ cấu GDP các ngành nông-lâm-ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân.

Coi trọng mở mang thị trường sản phẩm, cả xuất khẩu và nội địa; xuất khẩu được coi là mũi nhọn trong nhiều năm tới để xác định cơ cấu sản phẩm phù hợp. Cơ cấu này cùng với các yêu cầu an ninh thực phẩm phải tạo ra sự thống nhất trong mọi khâu và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành, không tác động có hại đến các ngành kinh tế liên quan và phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

Phát huy rộng rãi sự tham gia củacác thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật chất và dân trí của dân cư ven biển, hải đảo. Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng.

Chủ động hội nhập Quốc tế và khu vực Đông Nam Á; xây dựng năng lực quản lý ngành đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiếp cận nghề cá có trách nhiệm. Tranh thủ các kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến trong nghề cá thế giới trên cơ sở thu hút và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Định hướng phát triển thủy sản

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với chuyển dịch cơ cấu để đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở nghề cá, coi trọngphát triển nguồn nhân lực để qua từng kế hoạch 5 năm đạt được các tiến bộ vững chắc, nhằm cơ bản công nghiệp hoá ngành theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Tăng cường quản lý để nghề khai thác thuỷ sản có sự tăng trưởng hợp lý gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, khai thác mạnh các tiềm năng nuôi biển và các khu vực nước ngọt. Khai thác hợp lý tuyến nước lợ, kết hợp nuôi thâm canh hợp lý với phát triển nuôi sinh thái các đối tượng xuất khẩu. Giảm thất thoát sau thu hoạch gắn liền với áp dụng hệ thống thống nhất bảo đảm an toàn vệ sinh từ khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Gắn xây dựng thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá tập trung, thống nhất với quản lý và phát triển theo vùng, phù hợp với cơ cấu kinh tế được quy hoạch cho các vùng, miền.

Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập nhưng cũng đồng thời phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của nghề cá nhân dân.

Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị trường, về các thành phần kinh tế và về đất đai, mặt nước để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế.

Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập. Nâng dần tiêu thụ trong nước gắn với phát triển thị trường thuỷ sản nội địa. Phát triển mạnh mẽ và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá.

Bảo đảm an toàn cho ngư dân đi biển. Giảm thiểu rủi ro về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh hoặc do sự bất thường trong mua bán sản phẩm mà thị trường bên ngoài chi phối.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)