Tình hình nuôi tôm thâm canh trên cát trong nước và trên thế giới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình nuôi tôm thâm canh trên cát trong nước và trên thế giới

Trên thế giới, việc xây dựng các hồ nuôi tôm trên các bãi cát dọc bờ biển hay ven các đảo đã có từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 21. Vào lúc đó phong trào nuôi tôm sú phục vụ xuất khẩu phát triển rầm rộ ở các quốc gia ở Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Một số nước như Malaysia, một số vùngở Indonesia, Thái Lan.. Do không có các bãi triều tự nhiên, không có các khu rừng ngập mặn để xây dựng các vùng nuôi tôm nên họ phải lợi dụng các bãi cát ven biển để xây dựng các hồ nuôi tôm có kích thước vừa và nhỏ hơn để bơm nước biển lên cao vào hồ nuôi tôm sú thương phẩm.

Nhìn chung, nuôi tôm trên cátđến nay vẫn chưa phát triển rộng rãi, nóđang được các quốc gia nghiên cứu và khai thác trong đó cóViệt Nam.

Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm xuất hiện khoảng 100 năm trước. Số liệu ghi chép được cho thấy vào thập kỉ 70 cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều tồn tại hình thức nuôi tôm quảng canh. Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX (Vũ Đỗ Quỳnh, 1989; Phạm Khánh Ly, 1999). Các yếu tố quan trọng chi phối sự phát triển ngành nuôi tôm thời kì này gồm: việc du nhập và cải tiến thành công công nghệ sản xuất giống tôm nhân tạo, công nghệ nuôi thương phẩm, nhu cầu tôm trên thị trường thế giới tăng cao và Chính phủ thực hiện chính sách đổi mới kinh tế.

Đến giữa thập kỷ 90 (1994-1995), phát triển nuôi tôm có phần chững lại do Việt Nam gặp nạn dịch bệnh tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Chặng đường phát triển tiếp theo của ngành được đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa năng suất thấp, đất làm muối, đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tăng qua các năm, tính đến hết năm 2010 lên đến 652.000 ha. Như vậy hiện nay Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn trên thế giới. Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, rải rác dọc các cửa sông, kênh, lạch ven biển miền Trung và ở đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bìnhở miền Bắc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với hình thức nuôi tôm trên cát, năm1999, lần đầu tiên mô hình nuôi tôm trên cát dùng nilon làm vật liệu chống thấm khi xây dựng ao nuôi mới thử nghiệm thành công ở Việt Nam. Lúc đó tại tỉnh Ninh Thuận mới chỉ có một hộ áp dụng mô hình này với một ao nuôi tôm trên cát diện tích 0,5 ha. Ðến năm 2000, sáng kiến này đã nhanh chóng được các nhà khoa học của Viện Kinh tế - Quy hoạch thủy sản (Bộ Thủy sản) nghiên cứu, xây dựng thành công và quảng bá quy trình nuôi tôm trên cát. Khi ấy, hàng triệu nông dân các tỉnh miền Trung hy vọng có thể xóa nghèo, làm giàu trên vùng cát trắng hoang hóa.Diện tích nuôi tôm trên cát tăng lên rất nhanh tại một số tỉnh miền Trung. Nuôi tôm trên cát phát triển mạnh đến mức các bộ, ngành và chính quyền các cấp không thể kiểm soát được. Năm 2002 ở Ninh Thuận đã có tới 200 ha, Quảng Ngãi 60 ha, Thừa Thiên - Huế 16 ha, Quảng Bình 14 ha...Năng suất nuôi tôm bình quân mỗi vụ dao động từ 1,72 tấn/ha ở BìnhĐịnh, 3 tấn/ha ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, đến 6 tấn/ha ở Ninh Thuận. Nếu như năm 2002, cả nước có 593,8 ha nuôi tôm trên cát thì đến năm 2003 tăng lên 1.131 ha. Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm tại các tỉnh miền Trung đã tăng lến đến gần 1.100 ha, với tổng sản lương khoảng 5.000 tấn tôm thịt/năm. Nuôi tôm trên cát đã nhanh chóng biến những mảnh đất nghèo miền Trung thành những miền quê trù phú, sôi động. Đâu đâu cũng nghe người dân nói về con tôm nuôi trên cát, kỳ diệu như chuyện thần tiên. Các nhà đầu tư từ nơi khác cũng đổ về vùng duyên hải tính chuyện làm ăn lớn.

Với chiều dài bờ biển trên 1000 km, nước ta có tiềm năng rất lớn về nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên, hiện nay ngành nuôi tôm trên cát ở phía Bắc chưa phát triển, phía Nam cũng chỉ áp dụng một vài nơi. Các tỉnh miền Trung đang ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chiều sâu, cả diện tích và năng suất nuôi không ngừng được tăng lên.

Tuy vậy, mức đầu tư phát triển như hiện nay chưa khai thác hết tiềm năng nuôi tôm trên cátở nước ta, đang được đánh giá là vô cùng dồi dào.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 1. Sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam và một số nước tại Châu Á, Châu Mỹ Latin giai đoạn 2009-2011

ĐVT: Tấn

Sản lượng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

1. Tổng sản

lượng Châu Á 2.505.835 2.344.150 2.532.168 -161.685 -6,45 188.018 8,02 Trung Quốc 1.181.130 899.600 962.000 -281.530 -23,84 62.400 6,94

Thái Lan 541.994 548.800 553.200 6.806 1,26 4.400 0,8

Việt Nam 302.400 357.700 403.600 55.300 18,29 45.900 12,83

Inđônêxi-a 299.050 333.860 390.631 34.810 11,64 56.771 17

Ấn Độ 76.261 94.190 107.737 17.929 23,51 13.547 14,38

Banglade-sh 105.000 110.000 115.000 5.000 4,76 5.000 4,55

2. Tổng sản lượng Châu Mỹ

Latin

2.898.851 2.720.450 402.000 -178.401 -6,15 -2.318.450 -85,22

Ecuador 140.000 145.000 148.000 5.000 3,57 3.000 2,07

Mêxicô 130.000 91.500 120.000 -38.500 -29,62 28.500 31,15

Brazin 65.000 72.000 82.000 7.000 10,77 10.000 13,89

Colombi-a 0.016 16.500 15.000 -3.516 -17,57 -1.500 -9,09

Hondura-s 20.000 30.800 22.000 10.800 54 -8.800 -28,57

Venzuela 18.000 20.000 15.000 2.000 11,11 -5.000 -25

(Nguồn: The Globalaquaculture advocate) Ở khu vực Châu Á, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là 3 quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất. Sản lượng tôm ở Châu Á năm 2010 là 2.344.150 tấn so với năm 2009 giảm 161.685 tấn tương ứng giảm 6,45%. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh, thời tiết làm sản lượng tôm của Trung Quốc giảm khá mạnh mà Trung Quốc Lại là quốc gia có sản lượng tôm nuôi lớn nhất tại Châu Á. Năm 2011, sản lượng tôm nuôi Châu Á tăng 8,02% so với năm trước tức là tăng 188.018 tấn. Ngoại trừ Trung Quốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

có sản lượng tăng giảm không ổn định, hầu hết các quốc gia khác ở châu Á sản lượng tôm nuôi đều tăng qua các năm. Riêng Việt Nam năm 2010 sản lượng tôm nuôi tăng 55.300 tấn tương ứng tăng 18,29% so với năm trước và so với năm 2010 sản lượng tôm nuôi năm 2011 tăng 45.900 tấn tức là tăng 12,83%.

Các nước ở khu vực Châu Mỹ Latin nhìn chungđều có sản lượng tôm nuôi thấp hơn so với các nước ở Châu Á nguyên nhân chủ yếu là do ở đây điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho nuôi tôm so với ở Châu Á. Ecuado, mêxicô là những nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất trong khu vực. Tổng sản lượng tôm nuôi ở khu vực này giảm dần qua các năm. So với năm trước đó, sản lượng năm 2010 giảm 178.401 tấn tức là giảm 6,15%. Đặc biệt , năm 2011 sản lượng tôm nuôi ở khu vực này giảmmạnh, giảm 2.318.450 tấn so với năm 2010 tức là giảm 85,22%.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)