PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Định hướng và giải pháp
Từ việc việc tìm hiểu một số điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức của việc áp dụng hình thức nuôi tôm trên cát trên địa bàn xã Phong Hải, huyện Phong Điền, một số giải pháp dưới đây là cần thiết để chấn chỉnh nghề nuôi tôm trên cát phát triển theo hướng bền vững.
3.2.1.Đối với các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương 3.2.1.1. Về quy hoạch
- Tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã có nhưng chưa phù hợp, thiếu khả thi bao gồm cả quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng thể. Lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết cho những tiểu khu còn lại để tiếp tục đưa vào nuôi tôm.
- UBND huyện cần sớm cắm mốc quy hoạch và công bố quy hoạch làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch và sử dụng đất nuôi tôm trên cát.
- Lập phương án, kế hoạch điều chỉnh, thu hồi lại diện tích đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ để trồng phục hồi lại diện tích rừng bị đã bị mất.
3.2.1.2. Về cơ sở hạ tầng
Tiếp tục nghiên cứu quy hoạch hệ thống hạ tầng cho các khu nuôi tập trung, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và tỉnh trong việc đầu tư xây dựng các dự án hạ
Trường Đại học Kinh tế Huế
tầng có tính chất tập trung cho các khu nuôi như: Hệ thống xử lý và thoát nước thải, đường dây cao thế và trạm hạ thế điện, đường giao thông, hệ thống cấp nước ngọt tập trung, cấp nước mặn tập trung, kênh thoát nước tự nhiên, bãi rác, ...
3.2.1.3. Về công tác quản lý giống và phòng chống dịch bệnh
- Ưu tiên cho các dự án nuôi tôm giống đạt chất lượng để cung cấp giống tại chỗ cho các công ty và người dân.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch chất lượng tôm giống một cách chặt chẽ trước khi thả nuôi. Kiểm tra, kiểm soát tại các chốt trên đường giao thông liên tỉnh, các ngành cấp huyện phối hợp với UBND các xã tăng cường hướng dẫn, kiểm tra chất lượng con giống.
- Yêu cầu các nhóm hộ nuôi tôm phải nghiêm túc thực hiện việc khai báo khi thả giống và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra theo Quy chế quản lý vùng nuôi tôm tập trung đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm của tỉnh.
- Đào tạo và nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác cộng đồng nghề cá, nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành thú y thủy sản cho đội ngũ thú y viên cơ sở tại các xã nhằm giúp các địa phương quản lý tốt về con giống, tình hình dịch bệnh. Xây dựng hệ thống cảnh báo quan trắc môi trường và phòng chống dịch bệnh thủy sản
- Đưa ra khung lịch thời vụ của tỉnh, khuyến khích các hộ nuôi chỉ nên nuôi 2 vụ trong năm, thời gian còn lại nuôi luân canh cá rô phi, cá chua, hàu, vẹm, rong sụn..., quan tâm hơn đối với việc xử lý môi trường, hạn chế dịch bệnh.
3.2.1.4. Về công tác chỉ đạo điều hành
- Nuôi tôm trên cát là một mũi nhọn kinh tế của xã vì vậy Đảng uỷ, UBND xã Phong Hải cần sớm thành lập Ban chỉ đạo nuôi tôm trên cát có sự tham gia của Đảng uỷ, UBND xã, mặt trận và các đoàn thể quần chúng để tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo chuyển biến trong công tác này.
- UBND xã cần quan tâm hơn trong công tác quản lý nhà nước, bố trí cán bộ chuyên trách đối với lĩnh vực này.
Trường Đại học Kinh tế Huế
3.2.1.5. Về nguồn vốn
- Tranh thủ tối đanguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn ngoài nước và huy động một phần trong nhân dân, các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng.
- Có nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãiđể nhân dân có điều kiện vay vốn đầu tư cho nuôi trồng.
3.2.1.6. Các vấn đề có liên quan khác
- Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy của Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.Đồng thời tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến ngư nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ đến tận từng hộ nuôi, giúp cho họ nắm được kỹ thuật nuôi trồng từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
- Nghiên cứu áp dụng các quy trình kỹ thuật mới tiên tiến về nuôi tôm chân trắng trên cát phù hợp với điều kiện vùng biển của huyện. Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và đưa ra các công nghệ mới về việc thiết kế, xây dựng các công trình hạ tầng vùng nuôi, ao nuôi có chất lượng, hiệu quả cao và phù hợp với nuôi tôm công nghiệp.
- Hiện nay công ty Cổ Phần Việt Nam đang tiến hành các thủ tục để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại khu công nghiệp huyện Phong Điền. Cần tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư lớn xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản, chế biến thức ăn nuôi tôm trên vùng cát ven biển của huyện để đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời đáp ứng nhu cầu thức ăn công nghiệp cho nuôi tôm.
3.2.2.Đối với các hộ, nhóm hộ và doanh nghiệp nuôi tôm
- Cần tuân thủ các thủ tục về kiểm định chất lượng con giống trước khi thả nuôi bởi vì con giống tốt là đầu vào quan trọng quyết định năng suất sau này. Các hộ cần chấp hành đúng lịch thời vụ của huyện.
- Nghiêm túc khai báo khi có dịch bệnh xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời và tránh lây lan dịch bệnh cho những hồ nuôi khác của gia đình và của những hộ xung quanh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Các hộ, nhóm hộ cần phối hợp với nhau để tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo điều kiện môi trường vùng nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra.
- Các hộ, nhóm hộ có đất nuôi tôm nằm trong phạm vi rừng phòng hộ thì cần sớm trả lại đất theo kế hoạch của huyện để trồng lại rừng phòng hộ.
- Vận động các hộ, nhóm hộ cần tự nguyện liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm để hỗ trợ, chia sẽ quyền lợi và trách nhiệm trong quá trình sản xuất vì lợi ích của từng hộ, nhóm hộ và cả cộng đồng, trước mắt cũng như lâu dài.
Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các báo đài, từ những hộ nuôi có kinh nghiệm và thành công trong nuôi tôm trên cát,...
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III