PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5. Tìm hiểu chi phí môi trường của mô hình nuôi tôm trên cát tại xã Phong Hải
2.5.2. Chi phí môi trường của hoạt động nuôi tôm trên cát
Theo phương pháp thông thường, khi đánh giá hiệu quả của một hoạt động sản xuất thì chỉ xem xét những chi phí bao gồm: những đầu vào cần thiếtcho sản xuấtvà chi phí để duy trì hoạt động đó. Tuy nhiên, đối với hình thức nuôi tôm trên cát, nếu đánh giá hiệu quả theo cách đó vẫn chưa toàn diện bởi lẽ ngoài những lợi ích kinh tế mang lại, nuôi tôm trên cát gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với môi trường cả trước mắt và về lâu dài. Những ảnh hưởng này chính cộng đồng người dân địa phương sẽ phải gánh chịu, trong lúc đó, lợi ích kinh tế thì chỉ những người nuôi tôm được hưởng. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi tôm trên cát có lồng ghép chi phí môi trường sẽ giúp có cái nhìn đầy đủ về hiệu quả của hình thức này. Tuy nhiên, việc lượng hóa thành tiền những ảnh hưởng môi trường không dễ dàng và chỉ mang tính ước lượng. Dưới đây tôi xin trình bày một số ước tính chi phí của một số ảnh hưởng do nuôi tôm trên cát gây ra.
2.5.2.1. Chi phí về xử lý nước thải trong nuôi tôm
Như đã trình bày, nuôi tôm trên cát là hoạt động cần rất nhiều nước. Nước nuôi tôm được cấp thường xuyên và mức độ tăng dần theo độ lớn của tôm. Tương ứng với lượng nước thay cho ao nuôi là tổng lượng nước thải ra môi trường. Nếu nước thải được xử lý tốt trước khi thải ra môi trường thì sẽ giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Đối với hệ thống ao xử lý nước thải, diện tích đảm bảo tối thiểu là 10%
tổng diện tích nuôi.Vậy bình quân mỗi ha nuôi tôm cần 0,1 ha ao xử lý nước thải.
Theo thông tin từ các cán bộ chuyên môn thì chi phí xây dựng 1 ha ao xử lý nước thải
Trường Đại học Kinh tế Huế
là 300 triệu đồng, vậy bình quân mỗi ha nuôi tôm trên cát phải tốn chi phí 30 triệu đồng để xây dựng ao xử lý nước thải. Khấu khao trong vòng 10 năm, chi phí đầu tư xử lý nước thải mỗi vụ tính trên mỗi ha nuôi tôm là 1,5 triệu đồng. Ngoài chi phí xây dựng thì tồn tại một số khoản chi phí khác chẳng hạn chi phí vận hành. Tuy nhiên, do mô hình xử lý nước thải này chưa đi vào hoạt động do đó khó xác định được các khoản chi phí để vận hành. Vì vậy, trong phạm vi khóa luận này tôi chỉ xin đề cập đến chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
2.5.2.2. Chi phí xử lý chất thải nuôi tôm
Tính toán sơ bộ của các nhà khoa học ở Bộ Thủy sản cho thấy, mỗi ha nuôi tôm trên cát thải ra gần 8 tấn chất thải rắn như vỏ tôm khi tôm lột vỏ, thức ăn dư thừa. Tổng diện tích nuôi của các hộ điều tra là 21,65 ha, tổng lượng chất thải thải ra môi trường trong 1 năm với 2 vụ nuôi l ước tính là 364,4 tấn. Lượng chất thải thải ra môi trường là rất lớn nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường xung quanh.
Để ước tính chi phí ảnh hưởng môi trường do chất thải nuôi tôm, tôi giả sử lượng chất thải này phải đóng phí bảo vệ môi trường như đối với những hoạt động sản xuất khácbởi vì phí bảo vệ môi trường được tính dựa trên cơ sở những thiệt hại gây ra cho môi trường và chi phí để xử lý, phục hồi môi trường. Theo nghị định 174/2007/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, mức phí đối với chất thải rắn thông thường là 0,04 triệu đồng/tấn. Như vậy, ước tính mức phí để xử lý chất thải đốivới mỗi ha nuôi tôm là 0,32 triệu đồng.
2.5.2.3.Chi phí khai thác nước ngọt
Hoạt động nuôi tôm trên cát có nhu cầu sử dụng nước rất lớn. Nguồn nước ngọt khan hiếm ở vùng cát nếu khai thác quá mức thì trong tương lai chắc chắn sẽ cạn kiệt hoàn toàn.Ở xã Phong Hải, hều hết người nuôi tôm đều khai thác nước ngọt bằng cách khoan giếng lấy nước ngầm. Tuy vậy để định giá giá trị của nguồn nước ngầm khai thác cho nuôi tôm là rất khó khăn, để đơn giản tôi giả định rằng lượng nước này nếu không khai thác cho nuôi tôm, không bị cạn kiệt thì trong tương lai sẽ được khai thác sử dụng cho sinh hoạt. Giá trị của mỗi m3 nước ngầm tương đương với giá trị mỗi m3
Trường Đại học Kinh tế Huế
nước sinh hoạt tức là 4000 đồng/m3. Theo kết quả tính toán ở trên, mỗi ha nuôi tôm trên cát sử dụng khoảng11.613 m3nước ngọt như vậy giá trị xấp xỉ 46,45triệu đồng.
Ở nước ta, việc khai thác nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp từ trước đến nay không phải trả tiền, tuy nhiên do nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao vì vậy thu tiền sử dụng nước ngọt sẽ không gâyảnh hưởng quá lớn đến lợi nhuận của người nuôi.
Đâylà một cách để khuyến khích người nuôi tìm hiểu, áp dụng những cách thức nuôi mới hạn chế việc thay nước giảm áp lực lên môi trường. Ngoài ra đó còn được là việc người nuôi tôm chi trả cho quá trình khai thác những lợi ích từ môi trường. Khoản thu này một phần có thể dùng cho hoạt động phục hồi môi trường xung quanh vùng nuôi như làm vệ sinh vùng biển ô nhiễm, góp kinh phí trồng lại rừng... phần còn lại có thể lưu vào ngân sách địa phương để sử dụng cho các dự án cấp nước về sau khi xảy ra hiện tượng khan hiếm nước.
2.5.2.4. Chi phí về diện tích rừngbị thu hẹp
Song song với việc phát triển nuôi tôm trên cát, hàng loạt diện tích rừng phòng hộ ởxã Phong Hải nói riêng và các xã vùng ven biển huyện Phong Điền nói chung đã bị xâm hại. Chúng ta cần ước tính tổng giá trị kinh tế của rừng phòng hộ, đưa vào trong tổng chi phí của hình thức nuôi tôm trên cát để việc xác định hiệu quả của hình thức nuôi tôm trên cát được đầy đủ hơn.
Tổng giá trị kinh tế của rừng bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng: gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị phi sử dụng:
gồm giá trị lưu truyền, giá trị tồn tại, giá trị lựa chọn. Giá trị sử dụng được tập hợp trên cơ sở chúng được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp. Giá trị sử dụng trực tiếp là những giá trị gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người mà rừng đem lại (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, đồng cỏ, cây thuốc, kinh doanh cảnh quan môi trường rừng…). Việc sử dụng trực tiếp có thể mang tính chất thương mại và phi thương mại. Giá trị sử dụng gián tiếp là các giá trị kinh tế do các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái sinh do rừng tạo ra như phòng hộ ven biển, kiểm soát xóimòn, lưu trữ cacbon, vv. Giá trị lựa chọn là giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp trong tương lai như bảo tồn đa dạng sinh học, nơi cư trú. Giá trị phi sử dụng bao gồm những giá trị liên quan đến việc sử dụng hàng hoá môi trường hiện nay và trong tươnglai (tiềm năng) nhưý nghĩa về mặt văn hoá, di sản, đa dạng sinh học...(Nguồn:Bài giảng định giá môi trường- TS.Trần Hữu Tuấn)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Với quan điểm tính tổng giá trị kinh tế như trên, một đề tài của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về định giá giá trị rừng ở Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành trên 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ở một số tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Nam trong đó có Thừa Thiên Huế. Trêncơ sở đó, chúng ta có bảng tổng hợp về tổng giá trị kinh tế của rừng phòng hộ như sau:
Bảng17.Ước tính giá trị của 1 ha rừng phi lao phòng hộ mỗi năm
Chỉ tiêu ĐVT Thành tiền
Giá trị gỗ củi Tr.đ/ha/năm 0,4
Giá trị cảnh quan Tr.đ/ha/năm 0,5
Giá trị lưutrữ cacbon Tr.đ/ha/năm 37
Giá trị hấp thụ cacbon Tr.đ/ha/năm 0,5
Giá trị phòng hộ chống cát bay Tr.đ/ha/năm 0,53
Tổng 38,93
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam - Vũ Tấn Phương) Theo kết quả tổng hợp của Phòng NN&PTNT PhongĐiền,trên địa bàn xã Phong Hải, tổng diện tích rừng phi lao trồng tự phát ven biển đã chuyển sang nuôi tôm trên cát là 10,4 ha. Đối với diện tích rừng phòng hộ, toàn xã có 3,94 hađã chuyển sang nuôi tôm.
Như vậy tổng diện tích rừng bị mất đi do nuôi tôm trên cát tại xã Phong Hải là 14,34 ha.
Tổng diện tích đấtnuôi tôm cố định tại xã Phong Hải là 60 ha, tính bình quân mỗi hecta nuôii tôm làm mất đi 0,239 ha rừng phòng hộ tương ứng với 9,3 triệu đồng.
2.5.2.5. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát có lồng ghép chi phí môi trường Bảng 18. Tổng hợp về chi phí môi trườngcủa nuôi tôm trên cát
Chỉ tiêu Giá trị (Triệu đồng/ha/năm)
Chi phí dịch vụ môi trường rừng 9,3
Phí sử dụng nước ngọt 46,45
Chi phí cơ hội đất ao nuôi Chưa tính được
Phí xử lý nước thải 1,5
Phí BVMT đối vớichất thải 0,32
Trường Đại học Kinh tế Huế
Như vậy, ngoài các khoản chi phí đãđưa vào để tính toán hiệu quả kinh tế như trên, hoạt động nuôi tôm trên cát còn tồn tại khoản chi phí gây ra cho môi trường ước tính là 168,65 triệu đồngtính trên mỗi ha.Khi nội hóa chi phí môi trường này vào tổng chi phí, tổngchi phí nuôi tôm trên cát bình quân trên mỗi hecta tăng lên.
Bảng 19.Cơ cấu chi phí trên một hecta nuôi tôm thâm canh trên cátở xã Phong Hải năm 2011 cóxem xét chi phí môi trường
Chỉ tiêu Vụ 1 Vụ 2 BQC/ha/vụ
Giá trị (tr.đ/ha)
% Giá trị
(tr.đ/ha)
% Giá trị
(tr.đ/ha)
%
Tổng chi phí sản xuất 825,29 100 988,52 100 906,91 100
- Chi phí trung gian 684,83 82,97 846,77 85,66 765,8 84,44
- Lao động gia đình 25,8 3,13 27,09 2,74 26,45 2,92
- Khấu hao TSCĐ 57,09 6,92 57,09 5,78 57,09 6,3
- Chi phí môi trường 57,57 6,98 57,57 5,82 57,57 6,35
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2012) Khi tổng chi phí thay đổi, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chắc chắn cũng thay đổi. Dưới đây là kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát của các hộ khi đưa thêm chi phí môi trường vào tính toán.
Bảng20. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát của các hộ điều trakhi xem xét thêm chi phí môi trường
Chỉ tiêu ĐVT Vụ 1 Vụ 2 BQC/ha/vụ
GO/IC Lần 1,7 1,76 1,73
VA/IC Lần 0,7 0,76 0,73
MI/IC Lần 0,62 0,69 0,66
MI/TC Lần 0,51 0,59 0,55
Pr/TC Lần 0,41 0,51 0,46
(Nguồn:Số liệu điều tra thực tế 2012) Sau khi nội hóa chi phí môi trường vào tổng chi phí, một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của nuôi tôm trên cát đã giảm xuống. Cụ thể nếu tính bình quân trên
Trường Đại học Kinh tế Huế
mỗi hecta mỗi vụ, MI/TC giảm 0,04 lần, Pr/TC giảm 0,1 lần, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC không thay đổi. Như vậy, lợi nhuận bình quân trên mỗi hecta mỗi vụ không còn là 477,6 triệu đồng mà là 420,03 triệu đồng.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
GO/IC VA/IC MI/IC MI/TC Pr/TC
1.73
0.73 0.66
0.59 0.56
1.73
0.73
0.66
0.55
0.46
Chưa tính chi phí môi trường Đã tính chi phí môi trường
Biểu đồ1. Sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế khi xem xét thêm chi phí môi trường