Những ảnh hưởng môi trường của mô hình nuôi tôm trên cát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 54 - 59)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Tìm hiểu chi phí môi trường của mô hình nuôi tôm trên cát tại xã Phong Hải

2.5.1. Những ảnh hưởng môi trường của mô hình nuôi tôm trên cát

Nuôi tôm trên cát được xem là một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề thiếu đất, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội trước mắt, việc nuôi tôm trên cát gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với môi trường.

Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo tại Hội thảo môi trường NTTS ven biển Việt Nam (2003), nuôi tôm trên cát tiềm ẩn những nguy cơ sau:

Cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm

Như người dân Ninh Thuận nói: “Nuôi tôm trên cát thực chất là nuôi nước”.Đây là hình thức nuôi cần rất nhiều nước, cả nước biển lẫn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát đều nằm sát biển, có thể bơm trực tiếp từ biển vào. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất lại là nguồn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát thường xây dựng ở các bãi ngang ven biển, nơi mà nguồn nước ngọt rất hạn chế so với các nơi khác. Nhiều nơi nước ngọt thậm chí còn khôngđủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác mùa vụ nuôi chính lại rơi vào mùa khô - thời điểm khan hiếm nước ngọt trong năm. Nếu việc khai thác nước ngầm phục vụ hoạt động nuôi tôm trên cát vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn tới sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nước ngầm ngọt, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất nông nghiệp tại các khu vực lân cận.

Đối với nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm trên cát với mật độ cao thì thay nước là một khâu quan trọng. Thay nước nhằm làm giảm các hợp chất có khả năng gây độc, cũng như làm giảm sự phát triển của các phiêu sinh vật. Thay nước làm tăng sự lột xác của tôm đồng thời làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

Bảng 15.Ước tính lượng nước sử dụng cho nuôi tôm trên cát Số

hộ

Tổng diện tích nuôi

(ha)

Tổng lượng nước sử dụng

/vụ (m3)

Lượng nước sử dụng/ha

/vụ (m3)

Lượng nước ngọt sử dụng/ha/vụ

(m3)

Lượng nước mặn sử dụng/ha/vụ

(m3)

40 21,65 838.054 38.709 11.613 27.096

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm, trong tháng nuôi đầu tiên hầu hết chỉ thay nước 1 lần khi tôm từ 25 - 30 ngày tuổi, giai đoạn tiếp theo khi tôm lớn hơn thay nước 2- 3 lần mỗi tháng, giai đoạn tôm lớn sắp đạt cỡ thu hoạch thì thay nước nhiều hơn, từ 4- 6 lần mỗi tháng.

Qua bảng ta thấy tổng lượng nước sử dụng rất lớn, nếu nuôi 2 vụ mỗi năm thì trung bình mỗi ha cần đến 77.418 m3 nước, riêng nước ngọt là 23.226 m3. Một số hộ nuôi cho biết, theo kinh nghiệm thì càng tăng lượng nước ngọt tôm sẽ nhanh lớn hơn.

Vùng cát ven biển có nguồn nước ngọt tương đối khan hiếm do đó nuôi tôm trên cát về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngọt của người dân địa phương.

Theo một số người dân ở địa phương cho biết, ở đây thỉnh thoảng vẫn xảy ra hiện tượng khan hiếm nước, người dân phải đến địa bàn xã lân cận để lấy nước (Ngô Anh - Phong Hải).

Ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải từ nuôi trồng

Vấn đề chất thải từ nuôi tôm, dù bất kỳ ở đâu, đều là một vấn đề lớn cần quan tâm. Trong các mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay, việc xả nước thải chưa qua xử lý còn tương đối tuỳ tiện, đa số được thải trực tiếp ra biển. Nếu ở quy mô nhỏ thì trong một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. Nhưng nếu diện tích nuôi lớn và việc phát thải diễn ra trong thời gian dài thì nó có thể gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, gây phù dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên.

Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi còn thải trực tiếp nước thải và bùn ao ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm và mặn hoá nguồn nước ngầm ngọt. Dịch bệnh có thể lây lan qua các đầm nuôi khác do sử dụng nước ngầm đã bị ảnh hưởng bởi nước thải xuống từ các đầm nuôi bị nhiễm bệnh.Ðem mầm bệnh từ đầm này qua đầm khác tạo cơ hội bùng phát dịch bệnh tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.

Thực tế tại địa bàn nghiên cứu, các hộ nuôi tôm không xây dựng bất kì hệ thống xử lý nào, một số hộ xây dựng ao lắng tạm thời còn hầu hết nước thải đều trực tiếp thải ra biển. Do đó thức ăn thừa, vỏ tôm, xác tôm chết, các hóa chất... hoàn toàn không

Trường Đại học Kinh tế Huế

được xử lý trước khi thải ra môi trường làm cho khu vực ven biển bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. Đặc biệt, vào thời điểm thu hoạch, các khu nuôi tập trung bơm lượng nước khá lớn cùng bùn đáy của các ao nuôi ra biển nên đã gây ô nhiễm cục bộ một số khu vực biển tại những thời điểm nhất định.

Phần lớn các hộ nuôi nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là trong thời gian vừa qua khi dịch bệnh có xu hướng tăng lên, tuy nhiên việc đầu tư cho hệ thống này đối với các hộ nuôi là khá khó khăn.

Khi được hỏi nguyên nhân thì có 40% hộ trả lời là không đủ khả năng về tài chính, 52,5% hộ trả lời là không đủ đất để xây dựng. Ngoài ra còn tồn tại một số vướng mắc khác, giữa các hộ chưa có sự đồng nhất ý kiến trong thỏa thuận về việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Do đó, mặc dù chính quyền địa phương đã có chủ trương xây dựng ao xử lý nước thải bắt buộc đối với các hộ, nhóm hộ, công ty nhưng đến nay công tác thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát Rừng phòng hộ (phi lao) đối với vùng bờ cát có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là giải pháp hữu hiệu chốngcát bay, cát chảy và bão cát, tạo cảnh quan đẹp cho vùng bờ cát ở các xứ nóng. Những cánh rừng như vậy đang bị ảnh hưởng và chết do nguồn nước ngầm nuôi cây đã bị hút cạn kiệt phục vụ cho nuôi tôm. Quá trình làm ao,đắp bờ và mở đường đi lại đều làm cho lớp cát đã được ổn định tương đối bởi cây hoang dại bị đào xới khiến mức độ gắn kết của cát yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng cát bay và bão cát. Nếu thiếu thận trọng trong quá trình chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, việc phát triển ao nuôi không đi đôi với bảo vệ rừng phòng hộ hay trồng rừng che chắn, đặc biệt là các khu vực nhiều gió cát, dễ dẫn đến hiện tượng đầm nuôi bị vùi lấp trong quá trình sản xuất.

Thực tế trên địa bàn nghiên cứu đã xuất hiện hiện tượng một số diện tích rừng nằm bên cạnh những kênh dẫn nước thải của các hộ nuôi bị chết khô, một số còi cọc kém phát triển mà chưa xác định nguyên nhân. Đặc biệt, người dân địa phương cho biết vào thời điểm các ao, hồ nuôi tôm cùng xả nước thải thì nhiều diện tích rừng của

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiễm và gây ngập úng từ các ao, hồ nuôi tôm là có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rừng chết.

Trong thời gian qua, tình trạng người dân ồ ạt phá rừng để đào ao nuôi nuôi mới là nguyên nhân chính là mất đi hàng chục hecta rừng. Trong đó bao gồm diện tích rừng trồng tự phát người dân trồng để chắn gió, lấy gỗ củi và một phần diện tích rừng phòng hộ, chủ yếu là rừng phi lao.

Đối với hiện tượng cát bay, bão cát thì theo một số hộ ở đây thỉnh thoảng cũng xảy ra hiện tượng này tuy nhiên mức độ thấp và không gâyảnh hưởng lớn.

Mặn hoá đất và nước ngầm

Vùng cát thuộc loại cố kết địa tầng yếu, nên việc lạm dụng quá mức nước ngầm ngọt cho nuôi tôm trên cát như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng khu vực, nước ngầm bị cạn kiệt gây mất cân bằng áp lực tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập từ biển vào, gây mặn hoá nước ngầm ngọt. Thiếu nước ngầm, độ ẩm của đất giảm, nước bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển cây nông nghiệp ở khuvực lân cận.

Mặt khác đất cát dễ thẩm thấu, nếu nuôi tôm ở quy mô lớn, việc thất thoát, thẩm thấu nước trong quá trình bơm nước từ biển vào, thải nước ra cũng như trong quá trình nuôi sẽ làm một lượng lớn nước mặn ngấm vào trong lòng đất, gây mặn hoá đất và nguồn nước ngầm ngọt, thậm chí ở tầng sâu hơn.

Qua điều tra thực tế thì hiện nay trên địa bàn đã cónước máy để phục sinh hoạt hằng ngày. Ngoài những hộ sử dụng nước máy, nhiều hộ vẫn sử dụng nước từ các giếng khoan tuy nhiên chưa đánh giá được mức độ nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt do nuôi tôm trên cát.

Hiện tại trên địa bàn nghiên cứu chưa có một kết quả quan trắc cụ thể nào về việc xâm thực nước mặn do nuôi tôm, tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu ở một số vùng nuôi tôm trên cát ven biển các tỉnh miền trung khác thì thực sự việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý gây nhiễm mặn cho vùng xung quanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng16. Kết quả quan trắc xâm thức nước mặn ra môi trường của 02ao nuôi tôm trên cát tại BìnhĐịnh

Đợt quan

trắc

Ngày tháng quan trắc

Diễnbiến mực nước và độ mặn trong các giếng nước

Ghi chú Giếng số 1 Giếng số 2 Giếng số 3 Giếng số 4

Cao trình mức nước (m)

Độ mặn (%o)

Cao trình mức nước (m)

Độ mặn (%o)

Cao trình mức nước (m)

Độ mặn (%o)

Cao trình mức nước (m)

Độ mặn (%o)

I 10/05/02 2,42 0 2,40 0 2,35 8,5 2,30 8,5

Giai đoạn thay nước thả trực tiếp vào vùng cát ven biển

11/05/02 2,42 0 2,40 0 2,35 8,8 2,30 8,5

12/05/02 2,40 0 2,38 0 2,35 9,0 2,30 8,8

II

01/06/02 2,15 0 2,10 0 2,00 3,5 1,95 3,6 Giai đoạn

không thay nước

02/06/02 2,15 0 2,10 0 1,95 3,4 1,90 3,5

03/06/02 2,10 0 2,05 0 1,95 3,6 1,90 3,6

III

05/07/02 1,55 0 1,50 0,3 1,45 10,5 1,40 10,4

Giai đoạn thay nước

05/07/02 1,50 0 1,45 0,4 1,38 10,7 1,30 10,5

06/07/02 1,50 0 1,45 0,4 1,38 10,7 1,30 10,6

IV

03/08/02 0,70 0,5 0,65 1,5 0,55 5,5 0,50 5,3 Giai đoạn

không thay nước

04/08/02 0,70 0,5 0,65 1,5 0,55 5,5 0,50 5,5

05/08/02 0,68 0,5 0,60 1,4 0,54 5,6 0,48 5,5

Qua kết quả quan trắc việc xâm thực nước mặn ra môi trường của 2 ao nuôi tôm trên cát ở Bình định ta thấy, giai đoạn các ao nuôi thay nước xả trực tiếp vào môi trường làm cho độ mặn trong các giếng nước tăng lên, giai đoạn không thay nước độ mặn có phần giảm xuống. Tuy nhiên qua thời gian các giếng đều có độ mặn tăng lên.

Như vậy nuôi tôm trên cát về lâu dài chắc chắn sẽ gây nhiễm mặn cho nguồn nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vấn đề rác thải nuôi tôm

Rác thải nuôi tôm tuy không lớn nhưng nếu không được xử lý tốt và tích tụ qua thời gian dài thì cũng trở thành nhân tố gây ảnh hưởng đến môi trường. Qua thực tế chúng tôi nhận thấy tại vùng nuôi tôm tập trung có không ít những bãi rác tập trung bao bì thức ăn, chai hộp thuốc, hóa chất... nằm ngổn ngang ven đường gây mất cảnh quan và ô nhiễm. Phần lớn các hộ nuôi tôm khi được hỏi về cách thức xử lý rác thì trả lời là tái sử dụng bao bì nhưng cũng có một số vứt rác tập trung, đốt rác. Vì vậy, tuy chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng những bãi rác này cũng cần sớm được xử lý để trả lại cảnh quan bên đường như hiện trạng ban đầu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)