PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.6. Một số tiêu chuẩn về nuôi tôm đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường.54 Chương III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
- Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP): đây là tiêu chuẩn của Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA)
Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất của Liên minh Nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu xác định những yếu tố quan trọng nhất trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm, cung cấp tài liệu hướng dẫn và quy trình kiểm tra, đánh giá các hoạt động thực hành nuôi.
Trong số những tiêu chuẩn về BAP cho các trại nuôi tôm có một số tiêu chuẩn liên quan đến môi trường như sau:
Bảo vệ rừng ngập mặn: Việc xây dựng và hoạt động của trại không được gây tổn thất cho rừng ngập mặn. Trong trường hợp cần thiết và được phép chặt rừng thì trại phải trồng lại gấp 3 lần diện tích rừng đã bị chặt.
Quản lý chất lượng nước: Các trại nuôi định kỳ giám sát chất lượng nước theo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Quản lý chất thải rắn: Các trại nuôi phải quản lý chất thải rắn từ các ao nuôi, kênh mương và các ao lắng, không làm mặn hoá hoặc gây hại tới hệ sinh thái của đất và nước ở vùng xung quanh.
Bảo vệ đất và nước: Xây dựng trại và các hoạt động sản xuất không được làm mặn hoá đất và nước hoặc làm suy kiệt nguồn nước ngầm ở khu vực xung quanh.
Nguồn giống: Các trại được chứng nhận đạt tiêu chuẩn BAP không được sử dụng con giống thu ngoài tự nhiên và phải tuân theo các quy định của chính phủ về nhập tôm giống có nguồn gốc bản địa hoặc giống ngoại nhập
Bảo quản và huỷ bỏ hàng hoá của trại nuôi: Nhiên liệu, dầu nhờn và các hoá chất nông nghiệp phải được bảo quản và huỷ bỏ một cách an toàn và có trách nhiệm.
Giấy và chất dẻo phế thải phải được thải bỏ theo cách hợp vệ sinh và có trách nhiệm.
- Thực hành quản lý tốt hơn BMP: BMP được hình thành bắt nguồn từ FAO, Bộ quy tắc này đã dành một chương đề cập đến nuôi trồng thuỷ sản. Bao gồm 8 quy tắc trong đó các quy tắc liênquan đến môi trường là:
Các nông hộ chọn điểm nuôi tôm phù hợp với quy hoạch tổng thể của quốc gia và không vi phạm quy định về môi trường, và đảm bảo các yêu cầu về: sử dụng có hiệu quả nguồn đất và nước, duy trì tính đa dạng sinh học, nơi cư trú nhạy cảm và chức năng của các hệ sinh thái.
Thiết kế trang trại phải đảm bảo giảm thiểu những thiệt hại về môi trường.
Sử dụng nước trong nuôi tôm phải đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến nguồn nước.
Sử dụng và quản lý thức ăn đảm bảo hiệu quả từ nguồn thức ăn sẵn có, tăng tốc độ phát triển tôm nuôi và hạn chế tới mức thấp nhất về chất thải.
Nếu thực hiện tốt việc Quản Lý Thực Hành Tốt (BMP) trong nuôi tôm sẽ ngăn chặn được sự suy thoái về môi trường trong quá khứ cũng như hiện tại và thậm chí phát triển theo chiều hướng tốt hơn qua đó sản lượng tôm sẽ được tăng lên. Áp dụng BMP phù hợp với các cơ sở nuôi quy mô nhỏ, có nguồn lực hạn chế, bao gồm cả đầu tư tài chính và họ có thể áp dụng tùy theo điều kiện của mình.
- Quy tắc Thực hành NTTS có trách nhiệm (CoC): Nuôi tôm thường đòi hỏi việc sử dụng nhiều tài nguyên. Việc sử dụng các nguyên liệụ khai thác từ tự nhiên và
Trường Đại học Kinh tế Huế
từ nuôi trồng trên cạn trong thức ăn tôm tiềm ẩn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái đại dương và trên cạn. Năng lượng sử dụng cũng đòi hỏi mối quan tâm đặc biệt.Nguyên tắc này không những chỉ ra nguồn gốc những tài nguyên được sử dụng mà còn tìm kiếm nhằm cải thiện hệ thống sản xuất hiệu quả toàn diện và đảm bảo các ảnh hưởng đãđượchạn chế, và chất thải đãđược xử lý đúngcách. Bao gồm 7 nguyên tắc trong đó có các nguyên tắc liên quan đến môi trường:
Trại nuôi được xây dựng ở những nơi phù hợp về mặt môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và sinh cảnh tự nhiên quan trọng.
Sử dụng tài nguyên một cách có trách nhiệm và hiệu quả về mặt môi trường: bao gồm các tiêu chí về truy xuất nguồn gốc thức ăn, nguyên liệu đầu vào, tiêu chí về thải lượng chất ô nhiễm và tiêu chí về lưu giữ và thải bỏ các vật liệu và chất thải nguy hại.
Tiêu chí này phù hợp với các cơ sở nuôi thâm canh vì chúngđòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và chi phí hoạt động
- Global GAP: là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu, bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến môi trường: Quản lý chất thải ô nhiễm, tái sản xuất và tái sử dụng:
bao gồm việc xác định chất thải và những chất gây ô nhiễm, kế hoạch xử lý chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn tương ứng là VietGAP.
VietGAP trong NTTS là quy phạm thực hành sản xuất tốt được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Sự ra đời của VietGAP là bước cần thiết nhằm từng bước đưa nghề NTTS nước ta vào khuôn khổ.
Tại cuộc họp GLOBAL GAP 2008, các thành viên là các tổ chức bán lẻ đã cùng thống nhất kêu gọi tất cả cácnhà cung cấp sản phẩm thủy sản nuôi trồng phải áp dụng chứng nhận GLOBAL GAP vào năm 2012. Walmart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, đang hỗ trợ Liên minh Nuôi thủy sản toàn cầu và cũng mong muốn tất cả các nhà cung cấp thủy sản của hãng cũng sẽ được chứng nhận áp dụng quy phạm Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP). Các yêu cầu khắt khe của thị trường đòi hỏi ngành nuôi trong thủy sản của Việt Nam, trong đó có nuôi tôm phải tăng cường việc áp dụng các
Trường Đại học Kinh tế Huế
trường. Việc áp dụng các tiêu chí trên là rất cần thiết để thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, mở ra hướng đi mới cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những thử thách lớn cho chúng ta là làm thế nào để khuyến khích các cơ sở nuôi áp dụng các tiêu chí này và làm thế nào để người nuôi nhỏ lẻ ở vùng nông thôn có nguồn lực hạn hẹp cùng tham gia vào tiến trình này để họ không bị mất đi những lợi ích xã hội từ NTTS. Do đó, để áp dụng rộng rãi mô hình này, nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại từng bước đáp ứngvới các tiêu chuẩn.
Nuôi tôm ở xã Phong Hải nói riêng và huyện Phong Điền nói chung đang ngày càng phát triển về quy mô diện tích trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Để đảm bảo phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững vàổn định lâu dài thì việc từng bước ứng dụng các tiêu chuẩn về nuôi tôm thân thiện với môi trường là vấn đề cần thiết và cần được các cấp chính quyền quan tâmchỉ đạo hơn nữa.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chương III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP