Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

1.1.2. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

1.1.2.1. Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước

Chất thải rắn, đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặn hình thành nước rò rĩ. Nước rò rĩ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.

Đối với các bãi rác thông thường (đáybãi rác không cóđáy chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấmbị thủng…) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nứơc này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, chúng có khả năng duy chuyển theo phương ngang, rĩ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Nếu nước thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên men acid, sẽ tạo hơn so với giai đoạn lên men mêtan. Đó là do các acid béo mới hình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyt vòng thơm, acid humic và acid fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn… Hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

động của các khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt có hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như Ni, Pb, Cd, Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng hơn trong nước ngầm.

Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như:Chấthữu cơ bị halogen hóa, các hydrocacbon đa vòng thơm… Chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con ngừơi hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau.

1.1.2.2. Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất

Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong 2 điều kiện hiếm khí và kỵ khí khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4…

Với một lượng nước thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.

Nhưng với lượng rác quá lớn vượt qua khỏi khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.

Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su…) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất, làm thay đổi tính chất và các các thành phần đặc trưng của đất dẫn đến thoái hóa đất, ngoài ra rác thải sinh hoạt vức bừa bãi sẽ gây cản trở cho các hoạt động giao thông – đi lại và các hoạt động sản xuất nông nghiệp…

1.1.2.3. Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí

Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phân tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.

Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thành phầnkhí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể hiện ở bảng6 Bảng6: Thành phần một số chất khí cơ bảntrong khí thảitại cácbãi rác

Thành phần khí % Thể tích

CH4 CO2 N2 O2 NH3 SOX,H2S H2

CO

Chất hữu cơ bay hơi

45–60 40–60 2–5 0,1–1,0 0,1–1,0 0–0,1 0–0,2 0–0,2 0,01–0,6

(Nguồn: Hanbook of solid waste Maganement,1994)

1.1.2.4. Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khỏe con người

Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị ,nếu không được thu gom và sử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị.

Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc,các chất thải hữu cơ, xác súc vật chất, tạo điều kiện tốt cho muỗi,chuột, ruồi,… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch.

Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng …Tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh: sốt rét, bệnh ngòai da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…

Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng qui định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh…

Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)