CHUƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.3. Quy trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú Vang
2.2.3.1. Quy trình thu gom 2.2.3.1.1. Kế hoạchthu gom
Hằng ngày trên địa bàn Huyện lượng rác thải phát sinh khá lớn. Lượng rác thải sinh hoạt này đều được các xe ba gác dân lập, công lập tập kết về các trạm trung chuyển và điểm hẹn của từng xã/thị trấn.
2.2.3.1.2. Phương thức tổ chức thu gom
Đối tượngtham gia thu gom
Rác thải được tổ thu gom gồm 10 – 20 người ( tổ thu gom này do UBND Xã, Thị trấn thành lập) thu từ hộ gia đình, trường học, chợ, cơ quan… tập trung về bãi trung chuyển sau đó hợp đồng với Công ty môi trường – Đô thị Huế vận chuyển về xử lý tại bãi rác của tỉnh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Những người nằm trong tổ thu gom của các xã/thị trấn được phổ biến một số kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thu gom, cách thức vận hành các thiết bị thu gom thông dụng như: xe đẩy tay, xe ba gác…Tuy nhiên năng lực của họ vẫn tương đối hạn chế do trình độ văn hóa còn thấp, sự giám sát và quản lý lực lượng này lại do UBND các xã/thị trấn thực hiện nên hiệu quả vẫn chưa cao.
Chi phí thực hiện thu gom
Nguồn thu chủ yếu để trang trải cho chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện là từ phí VSMT và nguồn ngân sách của UBND huyện.
+ Nguồn thu phí từ hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức, cơ quan…: Mức thu phí hàng tháng mỗi hộ gia đình là 8.000đồng đối với hộ nằm trong hẻm, 12.000 đồng đối với hộ mặt tiền và 15.000 đồng đối với hộ kinh doanh, buôn bán. Ước tính số hộ tham gia phí VSMT khoản 10,5% trên tổng số hộ dân toàn huyện, trong đó chủ yếu tập trungở các xã, thị trấn như: Thuận An, Phú Thượng, Phú Hải, Phú Mỹ,…
+ Nguồn ngân sách của UBND huyện: Năm 2011 UBND huyện bố trí kinh phí VSMT từ nguồn ngân sách là 600.000.000 đồng, tuy nhiên vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí thu gom và xử lý rác nên UBND các xã/thị trấn trên địa bàn phải trích ngân sách mỗi tháng từ 5- 10 triệu đồng để hỗ trợ công tác thu gom và xử lý.
2.2.3.1.3. Quy trình thu gom
- Các đội thu rác dân lập chuẩn bị phương tiện, trang bị bảo hộ lao động đến điểm lấy rác.
- Xe ba gác chạy dọc ngõđể thu rác nhà dân và những nơi lấy rác theo quy định - Thu nhặt các túi rác 2 bên dọc đường và ngõ chợ.
- Sau đó xe chạy về bô rác của từng Xã, Thị Trấn để đổ rác và tiếp tục cho chuyển tiếp theo, tùy theo lượng rác mà các xe có thể lấy rác nhiều chuyến khác nhau.
Mỗi ngày nếu nhiều thì 4-5 chuyến/ngày.
- Vận chuyển rác đảm an toàn giao thông, đảm bảo vệ sinh đường phố không bị rơi rớt dọc đường…
- Vệ sinh dụng cụ và cất vào nơi quy định
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.2.3.2. Quy trình vận chuyển
Quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các Xã, Thị trấn trên địa bàn huyện được thực hiện theo một chuỗi kép kín liên hoàn. Quá trình này có sự phối hợp tham gia của lực lượng thu gom dân lập tại các tổ thu gom và lực lượng thu gom công lập chuyên nghiệp của công ty môi trường & đô thị Huế.
Hình 12 : Sơ đồ quy trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại huyệnPhú Vang 2.2.3.3. Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạthuyện PhúVang
Nhìn chung bối cảnh việc thu gom và vận chuyển rác ở huyện Phú Vang còn nhiều khó khăn, việc xử lý rác thải sinh hoạt cũng không thoát khỏi tình trạng đó, hiện tại huyện đang áp dụng rất nhiều hình thức xử lý khác nhau nhưng trong đó có 2 biện pháp chủ yếu là đốt và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom chở đến trạm trung chuyển rồi vận chuyển đến bãi rác của tỉnh hoặc từ điểm hẹn chở trực tiếp đến bãi rác của tỉnh mà không qua bất kì quá trình xử lý nào.
Cho đến nay Huyện vẫn chưa có chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, nên tại các nguồn phát sinh các thành phần có khả năng tái chế và không tái chế được đổ lẫn lộn với nhau. Vì không có thiết bị phân loại, hầu hết các công đoạn thu gom, phân loại đều bằng thao tác thủ công là chính, làm thất thoát một phần nguyên vật liệu có thể tái sinh bị chôn lấp hoặc bị thiêu đốt.
Khối lượng rác ngày càng tăng màkhả năng và tuổi thọ của các thùng rác lại rất hạn hẹp do diện tích quá nhỏ không đủ hoạt động lâu dài. Trong khi đó công tác thu gom, vận chuyển và xửlý chưa đúng qui trìnhđặt ra gây khó khăn cho công tác quản lý. Công nghệ và kỹ thuật cũ hầu hết đều mua ở nước ngoài trong khi nước ta khoản chi cho việc bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế. Việc nhập thiết bị xử
Rác từ hộ gia đình
Khu dân cư, thương mại…
Trạm trung chuyển
của Xã, Thị trấn Bãi Chôn lấp, xử lý
Trường Đại học Kinh tế Huế
lý hiệu suất phải tính toán rất cẩn thận vì nền kinh tế của ta chưa phát triển, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển có thu nhập ở mức trung bình.
Trước tình hình như vậy những tháng đầu năm 2012 huyệnPhú Vangđã triển khai 2 mô hình xử lý rác thải sinh hoạtáp dụng cho các xã, thị trấn trên địa bàn, để từng bước nâng cao chất lượng trong công tác thu gom, xử lý chấtthải sinh hoạt của huyện.
Mô hình 1
Hình 13: Mô hình áp dụng cho các xã, thị trấn tổchức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt tại bãi xử lý rác thải cả tỉnh.
Với mô hình này thì những xã, thị trấn không có khả năng thực hiện việc sử lý chất thải rắn sinh hoạt tại chỗ như: Phú Xuân, Phú Dương, Phú Thượng, Phú An và Thị Trấn Phú Đa thì sẽ vận chuyểntoàn bộ CTRSH đến bãi rác chung của tỉnh để xử lý.
Nguồn phát sinh CTRSH
Rác rơi vãi dọc đường, khu đất trống...
Rác thải chợ, cơ quan trường học…
Thùng rác, ô tập kết CTRSH tại hộ
gđ
Thức ăn
dư thừa Các thành phần còn lại
Bìđựng rác hộ GĐ Xe thu gom rác(đội thu
gom xã)
Bãi trung chuyển, xuồng
Bãi chôn lấp, xử lý rác của tỉnh
Dọn dẹp vệ sinh, thu gom định kỳ
Hợp đồng vận chuyển đến bãi rác thủy phương Làm thức ăn gia
súc, gia cầm
Bãi tập kết rác (tại vị trí thích hợp)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Mô hình 2
Hình 14: Mô hình áp dụng cho các xã, thị trấn tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt tại chỗ.
Còn với mô hình (2 ) thì áp dụng cho các xã có khả năng thực hiện việc xử lý tại chỗ như: Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh An, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Hồ, Phú Lương, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Hà và Vinh Xuân đó là chọn vị trí thích hợp, phơi khô rồi đốt hoặc chôn lấp.
Chất thải rắn sinh hoạt tạiHộ GĐ
Thức ăn dưthừa
Các thành phần còn lại (túi ni lông,
rác khó phân huỷ…) Xử lý tại chỗ: đốt hoặc
chôn lấp tại hộ gia đình
Bãi xử lý rác tạm thời của xã (bãi trung
chuyển) Làm thức
ăn gia súc, gia
cầm (Hộ gia
đình) UBND xã, thị trấn thực hiện
chôn lấp, đốt, vận chuyển định kỳ theo điều kiện thực tế của
địa phương
Rác thải cơ quan, chợ, trường
Thùng rác, ô tập kếthọc…Xử lý tại chỗ:
đốt hoặc chôn lấp Nguồn phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt
Trường Đại học Kinh tế Huế