CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, đời sống cảu nhân dân không ngừng được nâng lên, Việt Nam từ một nước nghèo đã vươn lên thoát nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bước đầu đã gặt hái những thành công nhất định, nhưng song song với nó là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, gây nhiều bức súc trong toàn thể cộng đồng dân cư.
Đặc biệt ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang tác động tiêu cực, đe dọa chất lượng sống ở các đô thị Việt Nam. Theo nguồn tin từ báo kinh tế đầu tư có phỏng vấn với GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện Môi trường Đô thị & Công nghiệp Việt Nam, ôngđánh giá:“Quá trìnhđô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam gây sức ép về suy giảm môi trường sống do không kiểm soát được lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện tỷ lệ thu gom rác tại các đô thị cả nước bình quânđạt khoảng 70-85%, có đô thị lên tới 90 - 95%. Trong khi đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay tại các đô thị vẫn chủ yếu theo công nghệ chôn lấp lạc hậu. Cả nước hiện có khoảng 22 cơ sở xử lý tái chế và đốt rác thải sinh hoạt, mới xử lý được khoảng 15% lượng chất thải phát sinh ”.
Cũng theo báo kinh tế đầu tư đưa tin nhận định của thứ trưởng Bộ xây dựng Trần Văn Sơn: “Hiện nay có tới 80- 85% số lượng đô thị- từ thị xã trở lên - sử dụng các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chủ yếu là chôn lấp, với số lượng trung bình một bãi chôn lấp/đô thị nhưng do chôn lấp không hợpvệ sinh đã gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều diện tích đất, lãng phí nguồn tài nguyên từ rác và tốn kém kinh phí cho việc xử lý nước rỉ rác ”.
1.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thừa Thiên Huế
Trong giai đoạn quan trọng như hiện nay, giai đoạn được xem là nước rút để xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đang nỗ lực phấn đấu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Với việc ra đời nhiều khu đô thị, khu công nghiệp,khu du lịch và giải trí…, thì quá trình đô thị hóa tại Thừa Thiên Huế đang diễn ra từng giờ từng ngày, cùng với đó là sự bùng nổ về dân số, sự gia tăng sản xuất và tiêu dùng đã làm cho lượng chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sing hoạt ( hay CTRĐT) phát sinh ngày càng nhiều gây áp lựcrất lớnlên công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn.
Hơn thế công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 30 xã/ thị trấn tiến hành thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, chiếmtỷlệkhoảng 20%. Mặc dù từ năm 2005- 2010, Trung tâm NS-VSMTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu từ hơn 3,5 tỷ đồng để triển khai dự án vệ sinh môi trường nông thôn tại gần 30 xã trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2011, trung tâm lại tiếp tục đầu tư 1,9 tỷ đồng để triển khai dự án ở 12 xã khác. Các xã thuộc dự án được xây dựng bãi chứa rác, bể rác, được đầu tư thùngrác, xe thu gom rác và nắp rác di động để tiến hành thu gom rác thải trong khu dân cư với kinh phí không nhỏ nhưng kết quả đem lại chỉ là những con số tí hon, chưa tương xứng với nguồn đầu tư ban đầu, và hiện tượng rác thải tràn lang vẫn đang còn tiếp diễn, trở thành bài toán khó giải cầnphải được nghiên cứu kĩ lưỡng khi thực hiện.
1.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Phú Vang
Hiện nay đa số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Vang mạng lưới thu gom, xử lý CTR chưa đáp ứng được nhu cầudo vậy lượng CTR phát sinh hàng ngày chưa được thu gom, xử lý triệt để. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự phát triển mạnh về công nghiệp và đô thị, sức ép từ gia tăng dân số, huyện Phú Vang cũng như các huyện, thành phố khác trong toàn tỉnh, thách thức về môi trường, trong đó tình hình rác thải ngày càng gia tăng với nhiều loại rác thải sinh hoạt, xây dựng và công nghiệp,… đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội nói chung cũng như huyện Phú Vang nói riêng.
Theo điều tra khảo sát của nhóm phóng viên báo Thừa Thiên Huế về thực trạng thu gom, xử lý rác tại các xã/thị trấn trên địa bàn huyện Phú Vang thì:“ Đidọc quốc lộ 49, đoạn từ xã Phú Thượng đến xã Phú Dương, người đi đường tỏ ra ngao ngán trước tình trạng rác thải đổ bừa bãiở bên lề đường. Đến tại cầu chợ Nọ (xã Phú Dương), mọi
Trường Đại học Kinh tế Huế
người càng ngao ngán hơn khi thấy bờ sông nằm sát chợ đã trở thành bãi rác lộ thiên.
Bao nhiêu rác thải trong chợ đều được người dân đem đổ ra đây ”. Anh Đoàn Ngọc Huy, một người dân ở xã Phú Dương, cho biết: “Toàn bộ rác thải của chợ Nọ đều đem đổ ra sát bờ sông ngay cạnh chợ. Lâu nay, chúng tôi không hề thấy các ban ngành chức năng tổ chức xử lý rác ở bãi rác này”. Ngay xã Phú Thuận, một địa phương được đánh giá cao trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Phú Vang, người đi đường cũng dễ dàng bắt gặp rác thải được vức lung tung không đúng chỗ theo quy định, gây ô nhiễm môi trường. Còn khiđi thực tế về các xã Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, chúng tôi nhận thấy người dân nơi đây thường vức rác thải vào bụi cây hoặc những mảnh đất trống. Hiếm khimới thấy có người đem đốt hoặc chôn rác thải ”.
Báo Thừa Thiên Huế cũng có phỏng vấn với anh Đoàn Thao, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Vang (năm 2011), cho biết: “ Khó khăn lớn nhất trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Phú Vang là cơ chế thu phí rác thải nông thôn quá thấp. Trong khi đó, chi phí vận chuyển, xử lý rác thải cao;
nguồn thu không đủ bù cho chi phí vận chuyển, xử lý rác thải. Điều này khiến việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện không thể đạt được kết quả như mong muốn”.
1.2.4 Sự cần thiết của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Như chúng ta đã thấy tác động của rác thải sinh hoạt đến sức khỏe của con người và môi trường là rất lớn. Vì vậy công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt có vai trò hết sức quan trọng, là việc làm hết sức cần thiết của từng địa phương, từng quốc gia trên thế giới bởi nó giải quyết được lượng rác thải tồn dư cũng như lượng rác phát sinh hàng ngày trên địa bàn, tạo ra nơi đổ và bỏ rác tập trung, đúng nơi quy định cho mọi người dân, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hơn nữa hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục để đảm bảo cho mỗi người chúng ta sống trong một môi trường trong lành, không ô nhiễm, đồng thời không để vấn đề ô nhiễm môi trường làm rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội của loài người, góp phần làm cân bằng và hài hòa mối quan hệ qua lại giữa Môi trường- Kinh tế- Xã hội nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Trường Đại học Kinh tế Huế