Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Phú Vang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 64)

CHUƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2.4. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Phú Vang

Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại huyện Phú Vang có sự tham gia của nhiều cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn có liên quan, trong đó đơn vị tham gia trực tiếp vào các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác là Công ty MT&ĐT Huế.Việc phân chia này làm cho công tác quản lý CTRSH tại Huyện không được thống nhất, gây nên sự chồng chéo về trách nhiệm và quyền hạn giữa các bên.

Công ty MT & ĐTHuếchịu trách nhiệm vận chuyển rác bằng các phương tiện cơ giới từ các điểm hẹn, các thùng rác đến trạm trung chuyển hay đến bãi rác. Nhưng do Công ty MT & ĐT không đủ phương tiện nên điều này thể hiện sự yếu kém của Công ty MT & ĐT trong vịêc vận chuyển ráctheo nhiệm vụ được qui định.

Lực lượng rác dân lập ( Tổ thu gom rác) là một yếu tố rất quan trọng trong khâu thu gom ban đầu, nhất là tại những khu vực có nhiều hẻm chật hẹp gây khó khăn cho công tác thu gom rác của nhân viên các xí nghiệp môi trường đô thị.Tuy nhiên do trình độ văn hóa của lực lượng này còn hạn chế nên họ thực hiện công việc chưa thật tốt, bên cạnh đóviệc giao cho UBND xã / thị trấn quản lý lực lượng này làm cho công tác nâng cao nhận thức về môi trường cho họ gặp nhiều khó khăn.

2.2.4.2.Đánh giá công tác thu gom

Như chúng ta đã thấy thực trạng công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú vang đã đạt được những kết quả rất đáng khen ngợị, trong những năm vừa qua khối lượng CTRSH trên địa bàn được thu gom ngày càng nhiều, với tỷ lệ thu gom ngày một tăng lên, bước đầu hạn chế được ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thu gom CTRSH tại địa phương vẫn gặp không ít khó khăn và thách thức, những nhược điểmmà công tác thu gom cần phải khắc phục, và có những hạn chế cần phải có sự phối kết hợp của nhiều ngành chức năng liên quan, sự tham gia hưởng ứng một cách tích cực của người dân trên địa bàn huyện, nhằm từng bước hoàn thiện công tác thu gom CTRSH đáp ứng nhu cầu của pháttriển kinh tế và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sau đây là một số thuận lợi và khó khăn cụ thể mà công tác thu gom CTRSH tại huyện phú vang đã vàđang gặp phải.

2.2.4.2.1. Thuận lợi

- Phương tiện thu gom của công nhân vệ sinh tương đối đầy đủ và chất lượng khá tốt.

- Công nhân làm việc có trách nhiệm cao: chấp hành đúng quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phương thức thu gom. Công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

- Việc nâng cấp, mở rộng các con đường giúp cho công tác thu gom được thuận lợi hơn và lượng rác thu được triệt để hơn.

- Việc thu gom còn được cơ giới hóa bởi xe ép nhỏ, giúp giảm bớt công đọan giao rác giữaxe ba gác và thùng 660L với xe ép.

- Sự tích cực tham gia thu gom CTRSH tại nhà của các hộ gia đình trênđịa bàn huyện.

- Được sự quan tâm giúp đỡ về tài chính cũng như về kỹ thuật của các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc trang bị phương tiện, thiết bị và chuyên môn nghiệp vụ trong công tác thu gom, đặc biệt là việc đầu tư thêm xuồng dựng rác/conterner (10m3) từ 6 chiếc lên 60 chiếc và thùng rác công công từ 129 lên 400 cái.

- Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày một tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi để công tác thu gom CTRSH trên địa bàn huyện dễ dàng phát huy hiệu quả cao nhất.

2.2.4.2.2. Hạn chế vàkhó khăn

-Trong khâu thu gom CTRSH ban đầu từ nguồn phát sinh, việc sử dụng các xe thô sơ thường là hở, không kín đáy để đi lấy rác nên không đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh

- Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chứa trong các bao nilông hay plastic thường bị công nhân vệ sinh mở bao và đổ vào xe đẩy tay để tăng thêm khối lượng thu gom rác.Việc này đã dẫn đến các hậu quả xấu về mặt môi trường như: rác rơi vãi, nước rác chảy dọc đường nhất là vào mùa mưa, mùi hôi thối do rác phân hủy bị phát tán ra xung quanh, làm mất mỹ quan đô thị gây nên sự phản ánh búc súc của người dân địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Các xe tải vận chuyển rác hiện nay đa số có tải trọng hạn chế 10 tấn trở xuống,về mặt nào đó đã làm giảm khối lượng CTRSH được thu gom, đồng thời gây tác động dây chuyền đến quy mô diện tích của các trạm trung chuyển.

- Tỷ lệ CTRSH được thu gom vẫn còn quá thấp so với khối lượng rác phát sinh và so với yêu cầu đặt ra củaxã hội.

- Tần suất thu gom 3 đợt/ tuần là thấp so với mặt bằng chung của cả nước, do đó chưa thu gom triệt để lượng rác thải phát sinh trong tuần.

- Phương tiện, trang thiết bị thu gom tuy được trang bị tương đối đầy đủ nhưng vẫn chưa đáp ứng so với tổng lượng CTRSH phát sinh, nguyên nhân là do nguồn chi cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH còn hạn chế.

- Dân cư trên địa bàn huyện sống phân tán, phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn nên gây khăn cho việc thu gom rác từ các hộ gia đình.

- Do ở cuối hạ lưu sông hương nên hàng năm phải hứng chịu 1 khối lượng lượng rác thải từ nơi khác trôi về khi lũ lụt là rất lớn.

- Hệ thống giao thông đường xá tuy có mở rộng và xây dựng thêm nhiều tuyến mới, nhưng về cơ bản so với các địa phương khác trong tỉnh thì vẫn còn ít, nhiều xã rất xa trung tâm thành phố và chưa có đèn chiếu sáng nên công tác thu gom gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là vào buổi chiều tối.

- Chiphí để thực hiện việc thu gom và trả lương cho công nhân VSMT là khá lớn, trong khi việc thu phí VSMT theo quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh là thu không đủ để bù đắp các khoản chi, nên hầu hết các xã / thị trấn trên địa bàn huyện đều phải chi ngân sách của địa phương mình mỗi tháng 05–10 triệu đồng để hỗ trợ.

- Ngân sách của huyện, xã bố trí cho công tác thu gom còn hạn chế.

2.2.4.3.Đánh giá công tácvận chuyển

- Cũng giống như khâu thu gom, khâu vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTRSH, hai quá trình này có mối quan hệ mật thiết với nhau, và nếu thiếu một trong 2 quá trình này thì khâu cuối cùng là xử lý sẽ không thực hiện được, đồng thời công tác quản lý CTRSH cũng sẽ vấp phải những khó khăn rất lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Qua nghiên cứu và phân tích thì công tác vận chuyển CTRSH tại huyện phú vang có những thuận lợi và khó khăn hạn chế như sau:

2.2.4.3.1. Thuậnlợi

- Phương tiện dùng cho vận chuyển đã được cơ giới hoá và trang bị tương đối đầy đủ.

- Được sự quan tâm của UBND tỉnh trực tiếp là các Sở, ban ngành, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường và UBND huyện về việc nâng cấp và đầu tư thêm các trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật phục vụcông tác vận chuyển CTRSH, đặc biệt là phương tiện vận chuyển như xe ba gác cải tiến, xe đẩy tay( từ 76 lên 213 chiếc). Qua đó về cơ bản giải quyết được một phần lượng rác thải tồn đọng do thiếu phương tiện gây ra.

- Các nhân viên của Cty MT- ĐT Huế làm việcnhiệt tình, tận tuỵ với công việc và có tinh thần trách nhiệm cao.

- Công tyMT& ĐT chủ động trong việc lập quy trình vận chuyển.

2.2.4.3.2. Hạnchế vàkhó khăn

- Do áp lực về dân số tăng nhanh, cộng với lượng xe cộ tham gia giao thông cũng tăng cao, trong khi tuyến đường được mở rộng hay mới mở không tăng theo kịp, nên tình trạng ùn tắt giao thông luôn xảy ra, gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển rác từ các trạm trung chuyển đến bãi xử lý.

- Việc chuyển giao rác tại các điểm hẹn cũng gặp nhiều khó khăn, do được bố trí dọc trên các tuyến đường lưu thông nên thường tập trung nhiều xe ba gác gây cản trở giao thông,mất vẻ mỹ quan đường phố. Bố trí điểm hẹn trên đường phố gặp nhiều phản ứng của người dân đô thị, thêm vào đó hệ thống thu gom rác dân lập là một hệ thống tự phát nên thường không chấp nhận qui định của ngành vệ sinh.

- Không có sự đồng bộ giữa phương tiện chuyển giao rác (xe ba gác) và phương tiện tiếp nhận rác là xe ép ( mặc dù xe ép đã có cãi tiến phần đuôi để tiếp nhận rác) nên trong khi chuyển giao rác vẫn để rơi xuống đường gây ô nhiễm và mất vệ sinh đô thị.

- Tình trạng nước rác chảy xuống trên đường phố ở bất kỳ nơi nào khi xe rác đi qua đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phương tiện vận chuyển của VSDL củ kỹ, dùng xe ba gác hở để thu gom rác làm mất mỹ quan, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặn bâu theo và nhất là rác rỉ xuống đường gây ô nhiễm môi trường…

- Cự ly vận chuyển rác từ bãi trung chuyển rác của các xã, thị trấn đến bãi chôn lấp, xử lý của tỉnh tương đối xa nên chi phí vận chuyển là rất lớn.

2.2.4.4.Đánh giá công tác xử lý

Xử lý rác là khâu cuối cùng trong công tác quản lý rác, công việc này mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động do chất thải rắn sinh hoạt gây ra cho con người và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

Chính khâu này sẽ quyết định đến kết quả của công tác quản lý CTRSH tại địa phương.

Hiện nay, biện pháp xử lý rác chủ yếu của Huyện là đem di chôn lấp. Các bãi chôn lấp Huyện trước đây là các bãi chôn lấp tự phát và hở, chưa có các biện pháp quản lý và xử lý khí và nước thải hợp lý, biến bãi chôn lấp thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường và gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, gây thiệthại cho các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí…Điều này đã gây nên nhiềuphản ứng tiêu cực và bức sức trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Mặc khác ngoài biện pháp chôn lấp thì có một số xã trênđịa bàn huyện áp dụng hình thức phơi khô rồi đốt, ngoài những ưu điểm mà biện pháp này đem lại thì nó cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường như: ô nhiễm không khí, gây nên các loại bệnh về hô hấp cho con người do khí đốt của rác gây ra.

Nhìn chung công tác xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Phú Vang đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần cùng cả tỉnh tiến hành xử lý rác hợp vệ sinh và không gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)