Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 42)

CHUƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội giai đoạn 2009- 2011 của huyện Phú Vang

TT Chỉ tiêu chủyếu Năm

2009

Năm 2010

KH năm 2011

TH năm 2011

I Về kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng (%) 15,96 17,1 17,5- 18 17,2

Trong đó: + Dịch vụ (%) 25,30 25,42 25,4 24,5

+ Công nghiệp-Xây dựng (%) 23,51 24,4 22,6 22,0

+ Nông-Lâm-Ngư nghiệp (%) 3,11 2,8 4,4 3,6

2 Tổng sản phẩm bình quânđầu

người(GDP-USD) 1.000 1.120 1.220 1.220

3 Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ

sản (tấn) 19.020 19.430 21.000 21.000

+ Sản lượng đánh bắt thủy-hải sản (tấn) 16.200 17.230 18.000 18.500 + Sản lượng nuôitrồng thủy sản (tấn) 2.820 2.200 3.000 2.500 4 Sản lượng lương thực có hạt (tấn) 61.672 64.878 64.000 65.717 5 Tổng vốn đầu tưtoàn xã hội tăng thêm (tỷ

đồng) 420 522 900-1000 981,2

6 Thu ngân sách huyện (tỷ đồng) 42,53 61,4 65,00 97,8

Trong đó: Thutiền sử dụng đất 32,2 30 58

7 Chi ngân sách huyện (tỷ đồng) 192,5 220,65 240 334

8 Bê tông giao thông nông thôn (km) 30 42 35 37

9 Kiên cố hoá kênh mương, đê bao (km) 20.898 20 17 18

Trường Đại học Kinh tế Huế

II Về văn hoá-xã hội

10 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (%) 16,3 15,8 15 15

11 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,15 1,1 1,05 1,05

12 Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới (%) ( theo chuẩn

mới) 7.79 6,5 12 11,7

13 Tạo việc làm mới (Lao động) 3.000 3.125 4.000 4.000

14 Tỷ lệ hộ dùng điện (%) (Số hộ có điện sinh

hoạt) 99,8 99,8 99,5 99,5

15 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh

(%) 87 89 90 90

16 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 33 34,5 35 38

Nguồn: “Báo cáo Tình hình thực hiện Kế hoạch kinh tế-xã hội và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội từ năm 2009 đến2011 huyệnPhú Vang”

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy từ năm 2009 đến 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện liên tục tăng từ 15,96%/năm ( năm 2009) lên 17,2%/ năm (năm 2011), trong đóngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng trong 2 năm liền, sau đó đến năm 2011 lại giảm, nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm là do năm 2011 tình hình kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao và cầu về đầu tư cũng như tiêu dùng giảm do lãi suất tăng và chi phí đầu vào tăng cao. Cònđối với ngành nông nghiệp thì biến động thất thường lúc tăng lúc giảm do ảnh hưởng của thời tiết và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện nhà.

Về văn hóaxã hội: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ7,79% ( năm 2009) xuống còn 6,5%

(năm 2010), nhưng lại tăng lên 11,7% vào năm 2011, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do nhà nước thay đổi chuẩn nghèo mới, các hộ chưa được giảm nghèo bền vững nên đã tái nghèo trở lại. Đốivới công tác giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn, thể hiện qua các chỉ số tăng như: Tạo việc làm mới từ 3000 người (năm 2009) lên 4000 người (năm 2011), đặc biệt là tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được nâng lên từ 33% (2009) lên 38% (năm 2011), tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh tăng liên tục trong 3 năm liền từ 87% (năm 2009) lên 90% vào năm 2011…

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2.1.Điều kiện kinh tế

2.1.2.1.1. Tình hình phát triển dịch vụ, thương mại

Các loại hình dịch vụ phát triển như dịch vụ phục vụ nông nghiệp và hậu cần nghề cá phát triển theo hướng tiềm năng lợi thế của địa phương, các ngành nghề dịch vụ phục vụ nông nghiệp và khai thác thủy hải sản cũng phát triển, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ sản xuất và cungứng các loại vật liệu xây dựng.Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển về chất lượng và số lượng, đã mở rộng quy mô phục vụ với nhiều loại hình dịch vụ mới. Công tác tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và huy động nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư, góp phần sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho con em trên địa bàn và các dịch vụ văn hoá-xã hội cũng được quan tâm phát triển. các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển khá, nhờ vậy giá trị sản xuất thương mại dịch vụ (theo giá thực tế) ước thực hiện năm 2011 đạt 1.218,7 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm2010.

2.1.2.1.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn

Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Huyện xưa nay có nhiều điểm chú ý, điểm nổi bật nhất là làng nghề chàm nónở xã Phú Hồ, làng nghề làm hoa giấy ở xã Phú Mậu. Với những thành tựu mà lĩnh vực này đạt được đãđóng góp đáng kể vào tổng thu ngân sách của toàn huyện hiện nay.

Năm 2011 giá trị sản xuất CN – TTCN (theo giá thực tế) ước thực hiện đạt 330,3 tỷ đồng, đạt 99,6% kế hoạch năm, tăng 18% so với năm 2010.

2.1.2.1.3. Sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp

a. Về Nông nghiệp

Trồng trọt: Từng bước theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hoá, chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu qủa. Diện tích cây lương thực có hạt 11.490 ha/11.307 ha, so với kế hoạch tăng 183 ha, trong đó diện tích lúa cả năm: 11.429 ha so với kế hoạch tăng 182 ha, Năng suất cả năm đạt 57,38 tạ/ha; Sản lượng lương thực có hạt 65.717 tấn, tăng 1.717 tấn so với kế hoạch, tăng 3.377 tấn so với năm2010.

Chăn nuôi thú y: Chất lượng đàn gia súc, gia cầm có chuyển biến tốt, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 33,5% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp;Tổng đàn trâu 3.790

Trường Đại học Kinh tế Huế

con; tổng đàn bò 3.180 con, bò lai sind 1.240 con chiếm tỷ lệ 32,2% tổng đàn. Đàn lợn 59.250 con, trong đó lợn hướng nạc 3.060 con chiếm 5,1% tổng đàn. Đàn gia cầm 460.500 con, đàn dê có 430 con; tăng 230 con. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 16 trang trại và 325 gia trại chăn nuôi.

b. Lâm nghiệp

Phú vang là huyện đồng bằng ven biển nên diện tích rừng so với các huyện khác là không nhiều, chỉ có 1.524,69 ha. Nhưng không vì thế mà huyện nhà nới lỏng quản lý tài nguồn tài nguyên rừng. Trong những năm vừa qua công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã được triển khai hết sức tích cực. Năm 2011 huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, cây bóng mát ở trung tâm huyện lỵ, thị trấn Thuận An; thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát lâm sản; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng; lập kế hoạch trồng cây phân tán.

Cũng trong năm 2011 ước khoản 1.000.000 cây trồng phân tán, trồng cây xanh trên các tuyến đường Trung tâm Thị trấn Phú Đa và Thị trấn Thuận An.

c. Về ngư nghiệp

Tổng số phương tiện tàu thuyền khai thác biển hiện nay 1.140 chiếc, với tổng công suất 41.510 CV. Ước sản lượng khai thác năm 2011: 18.500 tấn/18.000 tấn, đạt 103 % KH, trong đó biển 17.900 tấn/17.400 tấn, đạt 103 % KH; sông đầm 600 tấn/600 tấn, đạt 100 % KH. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2011: 2.301 ha, trong đó nước lợ: 2.070 ha; nước ngọt: 231 ha. Dự ước sản lượng NTTS năm 2011: 2.500 tấn/

3.000 tấn đạt 83,3% KH, trong đó sản lượng tôm 1.200 tấn/ 1.415 tấn, đạt 85 % KH.

2.1.2.2.Điều kiện xã hội 2.1.2.2.1. Về dânsố

Tính đến cuối năm 2011, dân số toàn huyện là 178.439 người. Trong những năm qua nhờ đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện đã giảm dần, chỉ còn 1.05o/oo. Dân cư trên địa bàn huyện phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xãđồng bằng ven thành phố Huế, thị trấn, ven biển và ven các trục đường giao thông.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hiện nay, lao động trên địa bàn huyện có khoảng 83.650 người chiếm 49,3%

dân số của huyện. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghềthấp và số lao động có trìnhđộ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 1,1 %. Như vậy có thể nói nguồn lực lao động của huyện Phú Vang rất dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp.

2.1.2.2.2Đời sống văn hóa, y tế, giáo dục củahuyện

Về văn hóa: Đến nay, toàn huyện có 230 đơn vị đạt chuẩn văn hoá, trong đó có 115 làng, 38 cơ quan và 77 trường học; 26.336 hộ/31.298 hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 84,1%. Toàn huyện có 10 xãđã hoàn thành việc công nhận đạt chuẩn văn hoá. Chỉ đạo 02 xã Vinh Thanh, Phú Hải tổ chức điểm về đăng ký xã văn hóa.

Về y tế, huyện có trung tâm y tế Huyện đặt ở thị trấn Phú Đa, Công tác khám chữa bệnh được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh, 100% trạm y tế xã có bác sỹ, 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; chỉ tiêu khám chữa bệnh đạt và vượt mức kế hoạch đã đề ra, công suất sử dụng gường bệnh tại bệnh viện đạt 135% so với kế hoạch.

Về giáo dục, Năm học 2010-2011, chất lượng dạy và học ở các cấp học có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục đại tràđược nâng lên. Tốt nghiệp tiểu học đạt 99,94%; Tốt nghiệp THCS đạt 98,7%; Tốt nghiệp THPT 97,75% toàn huyện.Ngoài ra, được tỉnh đánh giá cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, với 18giảitại kỳ thi học sinh giỏi Tiểu học và 57 giải tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, cấp huyện.

Triển khai năm học 2011-2012, đã huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 93,04%, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,5%, huy động học sinh hoàn thành chương trình bậc Tiểu học vào lớp 6 đạt 98,5%.

2.1.2.2.3 An sinh xã hội

Các lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm; công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin và bảo vệ tài nguyên môi trường được chú trọng.Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, huy động các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, cho vay vốn tín dụng ưu đãi, miễn, giảm học phí cho con em hộ nghèo, cận nghèo, hộ các xã bãi ngang ven biển, đầm phá...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)