CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.3. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn
Nguồn phát thải CTR và phân loại chất thải rắn tại nguồn bao gồm các hoạt động nhặt, tập trung và phân loại chất thải rắn để lưu trữ, chế biến chất thải rắn trước khi được thu gom.
Những người chịu trách nhiệm và các thiết bị hỗ trợ được sử dụng cho việc quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn được trình bàyở Bảng5
Bảng7: Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn
Nguồn Người chịu trách nhiệm Thiết bị hỗ trợ Khu dân cư
Thấp tầng Dân thường trú, người thuê nhà. Các vật chứa gia đình, thùng chứa lớn, xe đẩy rác nhỏ Trung tầng Người thuê nhà, nhân viên phục vụ,
người coi nhà,những người thu gom theo hợp đồng
Các máng đổ rác trọng lực, các băng chuyền chạy bằng khí nén, máy nâng, xe thu gom
Cao tầng Ngườithuê nhà, nhân viên phục vụ, người coi nhà.
Các xe thu gom có bánh lăn, các thùng chứa, máy nâng, băng chuyền chạy bằng khí nén
Thương mại Nhân viên, người gác cổng Các xe thu gom có bánh lăn, các thùng chứa, máy nâng, xe thu gom
Công nghiệp Nhân viên, ngừơi gác cổng Các xe thu gom có bánh lăn, các thùng chứa, máy nâng, băng tải Khu vực
ngoài trời
Người chủ khu vực, các nhân viên thị Các thùng chứa có mái che hay nắp đậy
Trạm xử lý Các nhân viên vận hành trạm Các loại băng tải khác nhau, các thiết bị vận hành thủ công.
Nông nghiệp Người chủ vườn, công nhân Thay đổi khác nhau tùy theo sản phẩm.
(Nguồn: Geoge Tchobanoglous, et al,Mc Graw –Hill Inc,1993)
Trường Đại học Kinh tế Huế
1.1.3.2.Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn 1.1.3.2.1. Quy hoạch thu gom chất thải rắn
Quy hoạch thu gom chất thải rắn là việc đánh giá các cách thức sử dụng nguồn nhân lực và thiết bị để tìm ra một cách sắp xếp có hiệu quả nhất. Các yếu tố cần xem xét khi tiến hành quy hoạch thu gom chất thải rắn gồm:
- Chất thải rắn được tạo ra: số lượng, tỷ trọng, nguồn tạo thành.
- Phương thức thu gom: gom riêng biệt hay kết hợp.
- Mức độ dịch vụ cần cung cấp: lề đường, lối đi……
- Tần suất thu gom và năng xuất thu gom: số công nhân và tổ chức của một kíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật kí và báo cáo.
- Sử dụng hợp đồng hoặc các dịch vụ tư nhân.
- Thiết bị thu gom: kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các công việc khác.
- Khôi phục nguồn lực: giá thành, thị trường, thu gom, phân loại….
- Tiêu hủy: phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý
- Mật độ dân số: kích thướt nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng chất thải rắn tại mỗi điểm, những điểm dừng công cộng…..
- Các đặc tính vật lý của khu vực: Hình dạng và chiều rộng đường phố, địa hình, mô hình giao thông(giờ cao điểm, đường một chiều)
- Khí hậu: mưa, gió, nhiệt độ…
- Đối tượng và khu vực phục vụ: dân cư (các hộ cá thể và những điểm dừng công cộng), doanh nghiệp, nhà máy.
- Các nguồn tài chính và nhân lực.
Các tiêu chí chính thức đặc trưng cho hiệu quả thu gom:
1. Số tấn chất thải thu gom trong một giờ
2. Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp 3. Chi phí cho một ngày thu gom
4. Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom
5. Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần.
Trường Đại học Kinh tế Huế
1.1.3.2.2.Các phương thức thu gom
Thu gom định kì tại từng hộ gia đình: Trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một qui trình đều đặn, theo tầng suất đã được thỏa thuận trước (2 -3 lần/tuần hay bằng ngày). Có nhiều cách áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đình yêu cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm đãđược qui định trước.
Thu gom ven đường: Trong một số trường hợp, chính quyền huyện cung cấp những thùng rác đã đạt tiêu chuẩn hóa cho từng hộ gia đình. Thùng rác này được đặt trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác. Hệ thống thu gom này đòi hỏi phải thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác.
1.1.3.2.3. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thảirắn
Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm:
- Hệ thống xe thùng di động: Là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này được biểu diễn bằng2 mô hình sau.
+ Kiểu thông thường:
Hình 4: Trình tự vận hành và hoạt động của loại xe thùng di động – kiểu thông thường
1 1 2 3
Điểm tập trung, xử lý Bắt đầu hành
trình làm việc
Kết thúc ca làm việc
Chú giải:
1,2,3 : Các vị trí đặt thùng : Chở thùng đầy : Chở thùng không
Trường Đại học Kinh tế Huế
+ Kiểu thay thùng ( đổi vị trí thùng).
Hình5: Trình tự vận hành và hoạt động của loại xe thùng di động – kiểu thay thùng - Hệ thống xe thùng cố định: Là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên rồi đổ rác vào xe thu gom (xe có thùng xung quanh).
+Sơ đồ thể hiện:
Hình 6: Trình tự thugom–hoạt động của xe thùng cố định
1 2 3
Điểm tập trung, xử lý Từ cơ quan đến
với thùng không, bắt đầu hành trình
làm việc
Xe với thùng không về cơ quan kết thúc ca làm việc
1
Điểm tập trung, xử lý
1 2 3
Xe không từ cơ quan đến
Hành trình tiếp theo hoặc về cơ quan kết thúc làm việc
Trường Đại học Kinh tế Huế
1.1.3.2.4. Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển
* Các yếu tố cần xem xét khi chọn tuyến đường vận chuyển:
- Xét đến chính sách và các qui tắc hiện hành có liên quan tới việc tập trung chất thải rắn, số lần thu gom 1 tuần.
- Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe máy vận chuyển.
- Tuyến đường cần phải chọn cho lúc bắt đầu hành trình và kết thúc hành trình phải ở đường chính.
- Chất thải phát sinh từ các nút giao thông, khu dân cư đông đúc,thì phải được thu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp.
- Những nguồn tạo thành chất thải rắn với khối lượng lớn cần phải tổ chức vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường.
- Những vị trí của chất thải rắn ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu gom cho phù hợp.
1.1.3.3.Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn
Việc lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn dựa trên các yếu tố sau:
- Tính chất vật lý (độ ẩm, thành phần, kích cỡ…), tính chất hóa học (hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, thành phần C,N,O,S,…) và giá trị nhiệt lượng của chất thải rắn, từ đó xác định khả năng tái sử dụng, táichế hoặc tận dụng làm nhiên liệu.
- Khối lượng, khả năng cung ứng và tốc độ gia tăng chất thải rắn hiện tại và tương lai.
-Điều kiện và khả năng tài chính.
- Điều kiện và khả năng xử lý, diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng (điện, đường xá,…).
- Nhu cầu tiêu thụ của thị trường khu vực: điện, phân bón, khí đốt,…
Sau đây là một số phương pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu hiện nay:
-Phương pháp xửlý nhiệt - Xử lý sinh học
- Xử lý hóahọc -Ổn định hóa - Chôn lấp rác
Trường Đại học Kinh tế Huế