CHUƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Phú Vang
2.2.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Phú Vang
2.2.2.2.1. Thựctrạng tổ chức quản lý hoạt động thu gom vận chuyển rác của huyện Hoạt động thu gom vận chuyển rác hiện nay có các tổ chức tham gia quản lý với những trách nhiệm như sau:
- Sở tài nguyên và môi trường trực thuộc uỷ ban nhân tỉnh có trách nhiệm quản lý chuyên ngành.
- Côngty Môi Trường & Đô Huế có trách nhiện thu gom vận chuyển rác sinh hoạt, rác xây dựng bằng các thiết bị cơ giới từ các điểm hẹn rác(thu gom sơ cấp) đến bãi xử lý.
- Công ty môi trường chịu trách nhiệm xử lý rác sinh hoạt và rác xây dựng.
- Phòng tài nguyên và môi trường trực thuộc UBND huyện thực hiện việc quản lý chuyên ngành.
- Lực lượng thu gom rác tư nhân ( VSDL) do chính quyền địa phương quản lý (UBND xã/thị trấn), thu gom rác từ các hộ dân đến điểm hẹn rác.
2.2.2.2.2. Tình hình phân loại và thu hồi- tái chế rác sinh hoạt
Phân loại tại nguồn
Phân loại rác tại nguồn là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu khối lượng chất thải rắn đi vào bãi chôn lấp, tăng tuổi thọ bãi chôn lấp. Đồng thời điều này cũng
Trường Đại học Kinh tế Huế
mang lại một hiệu quả kinh tế nhất định khi tái sử dụng và tái chế lại các hợp phần có trong rác thải.
Hiện tại việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Huyện vẫn chưa được áp dụng, cũng như chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào qui định người dân phải thực hiện phân loại ráccủa mình tại nhàở. Điều này làm cho công tác quản lý rác thải ở Huyện vốn yếu kém, gặp nhiều khó khăn trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Trong thời gian qua, một số dự án thí điểmphân loại rác tạinguồn đã thực hịên nhằm mục đích đúc kết kinh nghiệm và triển khai ứng dụng thực tế cho nhiều nơi và trong các chương trình, phương án quản lý và xử lý rác của Huyện.
Thu hồi- Tái chế rác
Hiện nay, hoạt động thu hồi các vật liệu có thể sử dụng lại chưa đựợc thực hiện một cách chủ động.Việc thu hồi chỉ được thực hiện bởi những người nhặt rác, họ nhặt lại tất cả các vật liệu mà có thể đem bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc những vật liệu mà họ có thể sử dụng được.Những vật liệu được nhặt lại bao gồm: nhựa mềm, nhựa cứng, bao nilon, giấy các loại, kim loại, (nhôm, sắt)….
Ngoài ra, còn có các công nhân thu gom tham gia nhặt lại rác trong suốt quá trình thu gom.
Hoạt động nhặt lại các vật liệu có thể sử dụng của những người bươi nhặt rác diễn ra trong hầu hết các khâu thu gom vận chuyển. Chúng một mặt góp phần vào việc giảm khối lượng rác đi vào bãi chôn lấp của Huyện mang lại lợi ích kinh tế từ việc tái chế, sử dụng lại các vật liệu, mặt khác họat động này diễn ra trong hầu hết các khâu nhưng không được tổ chức nên gây cản trở cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Làm phát tán rác đã được thu gom trên các đường do hoạt dộng bươi nhặt rácở những thùng rác, các điểm hẹn.
Những vật liệu nhặt lại được đem bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc bán trực tiếp cho các phân xưởng chế biến để tái chế lại.
2.2.2.2.3. Thựctrạng xử lý chất thải rắn sinh hoạttại huyện
Hiện tại huyện đang xây dựng một bãi chôn lấp ráccó quy mô khá lớn, khoảng 5 - 7ha,đó là bãi chôn lấp rác cho huyện lỵ Phú Đa và trung tâm tiểu vùng Vinh Thanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
tọa lạc tại xã Phú Xuân, đoạn qua tỉnh lộ 10A cách Phú Đa 5km về phía bắc và cách khu dân cư về 2 phía khoảng 1km. Còn đối với thị trấn Thuận An thì huyện đã thống nhất là không xây dựng bãi chôn lấp mà xây dựng 2 điểm trung chuyển tại Tân Cảng và Bầu Sen rồi sau đó vận chuyển rác lên bãi rác thủy phương để xử lý.
Do bãi xử lý, chôn lấp rác đang được triển khai thực hiện nên trong những năm qua chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện chủ yếu đều được thu gom, vận chuyển về tại bãi rác Thủy Phương để xử lý.
Bảng 10:Tình hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt tại huyện Phú Vang giai đoạn 2009-2011
Năm Tổng lượng CTR phát sinh (tấn/năm)
Tổng lượng CTR thu gom (tấn/năm)
Tỷ lệ CTR được thu gom (%)
Tỷ lệ CTR được xử lý đảm bảo vệ sinh
môi trường (%)
2009 12.435 3128,756 25,161 16,712
2010 14.789 3918,185 26,494 18,432
2011 16.685 4778,595 28,640 19,314
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Phú Vang Qua bảng (10) ta thấy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên địa bàn huyện qua các năm ngày càng tăng lên, với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 40,1%/năm, vì vậy mà tỷ lệ thu gom cũng ngày được nâng lên từ 25,161%
(năm 2009) lên 28,640% (năm 2011), tù đó ta thấy Huyện đang ngày càng quan tâm đến công tác thu gom và xử lý CTRSH. Tuy nhiên tỷ lệ CTR được xử lý đảm bảo vệ sinh chỉ đạt 16,712% (năm 2009) và sau đó tăng lên 19,314% (năm 2011). Nhu vậy khối lượng rác được thu gom vẫn chưa được xử lý triệt để, số còn lại đang tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao, điều này cũng thể hiện năng lực xử lý rác của địa phương đang còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng11: Tình hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt của các xã/thị trấntrênđịa bàn huyện năm 2011
Số
TT Tên đơn vị
Tổng lượng Chất thải phát sinh (tấn/ngày)
Tổng lượng CTR thu
gom (tấn/ngày)
Tỷ lệ CTR thu gom
(%)
Tỷ lệ CTR được xử lý đảm bảo vệ
sinh môi trường (%)
01 Phú Hải 2,9 2,8 tấn 80 % 100 %
02 Phú Thượng 5,4 3,5 50 % 100 %
03 TT Thuận An 7,8 3,2 50 % 10 %
04 Vinh Thanh 3,5 0,1 50 % 10 %
05 Phú An 3,4 1,5 30% 30 %
06 Phú Mỹ 3,7 1,5 30 % 30 %
07 Phú Dương 3,9 0,1 20 % 20 %
08 Phú Diên 4,2 1,5 30 % 10 %
09 Vinh An 3,3 0,1 40 % 10 %
10 Phú Đa 4,2 0,1 30 % 10 %
11 Phú Xuân 3,02 0,8 20 % 10 %
12 Phú Mậu 3,5 0,5 10 % 5 %
13 Phú Thanh 1,6 0,5 10 % 5 %
14 Phú Lương 2,3 0,5 10 % 5 %
15 Phú Hồ 1,8 0,5 10 % 5 %
16 Phú Thuận 3,2 0,5 10 % 5 %
17 Vinh Thái 2,04 0,3 10 % 5 %
18 Vinh Hà 3,3 0,3 10 % 5 %
19 Vinh Phú 1,4 0,3 10 % 5 %
20 Vinh Xuân 2,07 0,5 10 % 5 %
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Phú Vang –( cập nhật đầu năm2012) Từ bảng trên ta thấy trong năm 2011 tổng lượng CTRSH trên địa bàn toàn huyện được thu gom trong một ngày là: 19,1 tấn, chiếm tỷ lệ 28,7%, tuy nhiên tỷ lệ CTRSH được xử lýđảm bảo vệ sinh môi trường chỉ đạt19,3%.
Trong đó các xã Phú Thượng, Phú Hải, Phú Mỹ, Thị Trấn Thuận An thì chất thải rắn sinh hoạt được các đội thu gom thu gom rác từ hộ gia đình với tầng suất 3
Trường Đại học Kinh tế Huế
lần/tuần, tập kết về trạm trung chuyển của xã hoặc Conterner đã đặt trước sau đó hợp đồng Công ty Môi trường, Công trìnhđô thị Huế vận chuyển về xử lý tại bãi xử lý rác thải của tỉnh (Bãi xử lý rác thải Thuỷ Phương). Uớc tính tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý ở các đơn vị này khoảng 75% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.
Còn 08 xã, thị trấn gồm Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh An, Phú Thuận, Phú Dương, Phú An, Phú Xuân và thị trấn Phú Đa tổ chức thu gom rác thải từ hộ gia đình tập trung về Trạm trung chuyển của xã để phân loại và xử lý tại chỗ bằng cách đốt hoặc chôn lấp.
Tám (08) xã còn lại gồm Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Lương, Phú Hồ, Vinh Phú, Vinh Thanh, Vinh Hà và Vinh Xuân do dân cư sống phân tán, không tập trung, diện tích vườn nhà rộng và lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày ít nên rác thải phát sinh từ các hộ gia đìnhđều được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại gia đình.