CHUƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Phú Vang
2.2.2.3. Thực trạng hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
2.2.2.3.1. Thựctrạng hệ thống thu gom
Hệ thống kỹ thuật thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt tại Huyện được đảm nhận bởi các đội vận chuyển của Công ty Môi trường & Đô Thị Huế và hệ thống thu gom rác dân lập. Gồm có ba hình thức thu gom:
Hình thức 1: Hàng ngày, rác được thu gom bằng xe đẩy tay và tập kết tại điểm hẹn, sau đó rác từ xe đẩy tay sẽ đổ sang xe ép nhỏ (từ 2 –4 tấn) chuyển đến trạmtrung chuyển. Tại trạm trung chuyển, xe tải lớn lấy rác từ xe ép rác nhỏ và vận chuyển đến bãi xử lý rác của tỉnh ( bãi xử lý Thủy Phương).
Hình 8: Sơ đồ thể hiện hình thức(1) thu gom rác thải sinh hoạt Rác thải từ hộ gia
đình,cơ quan, trường học…
Điểm hẹn
Xe đẩy tay Xe ép nhỏ Trạm
trung chuyển
Xe tải lớn
Bãi xử lý rác
của
Trường Đại học Kinh tế HuếTỉnh
Hình thức 2: Rác được thu gom bằng xe đẩy tay và tập trung tại điểm hẹn, sau đó rác từ xe đẩy tay sẽ đổ sang xe ép lớn và chở thẳng tới bãi chôn lấp. Hiện nay công nghệ này đang được áp dụng và ngày càng mở rộng để giảm dần điểm tập trung rác quá nhiều và hạn chế ô nhiễm.
Hình 9 :Sơ đồ thể hiện hình thức (2) thu gom rác thải sinh hoạt
Hình thức 3: Rác chứa sẵn trong các thùng chứa (120 – 240L) ở dọc các tuyến đường hay tại các nguồn phát sinh rác lớn (chợ, khu thương mại, văn phòng, cơ quan….) được đổ sang xe ép loại nhỏ (từ 2 - 4 tấn) và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, xe tải lớn nhận rác từ xe ép nhỏ và vận chuyển đến đổ tại bãi chôn lấp. Trong hình thức này nếu rác từ thùng rác từ các thùng chứa đổ vào xe ép lớn, nó sẽ vận chuyển đến thẳng bãi chôn lấp.
Hình 10 : Sơ đồ thể hiện hình thức(3) thu gom rác thải sinh hoạt
Tính đến đầu năm 2012 toàn huyện đã có 12 xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Rác thải từ hộ gia đình,cơ quan, trường học…
Xe đẩy tay
Điểm hẹn
Xe ép lớn Bãi xử lý rác của Tỉnh
Rác thải từ hộ gia đình,cơ quan, trườnghọc…
Thùng rác
Xe ép nhỏ Trạm trung chuyển
Xe tải lớn
Bãi xử lý rác
của Tỉnh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12: Tổng hợp trang thiết bị thu gom, xử lý tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện(Tínhđến cuối năm 2011)
STT Đơn vị
Trạm trung chuyển
Xe ba gác
Xe đẩy
tay
Thùng rác công cộng
LĐ thu gom,
vận chuyển
Sốhộ tham gia
1 Thị trấn Thuận An 2 2 4 17 8 800
2 Phú Thượng 0 2 0 0 0 1000
3 Phú Mỹ 2 2 10 32 12 1100
4 Phú An 2 2 10 0 4 Toàn xã (8690)
5 Phú Xuân 2 1 3 2 4 500
6 Phú Dương 1 0 1 2 2 300
7 Phú Thanh 2 0 6 18 2 250
8 Phú Thuận 1 0 8 35 0 300
9 Phú Hải 1 0 6 6 8 1200
10 Phú Diên 1 0 8 35 8 2445
11 Vinh Thanh 1 0 8 37 3 500
12 Vinh An 1 2 3 2 4 400
13 Phú Đa 1 2 3 2 0 0
14 Vinh Xuân 1 0 8 20 0 0
15 Vinh Phú 0 0 0 2 0 0
16 Vinh Hà 0 0 0 2 0 0
17 Vinh Thái 0 0 0 2 0 0
18 Phú Lương 0 0 1 2 0 0
19 Phú Hồ 0 0 1 2 0 0
20 Phú Mậu 0 0 1 2 0 0
Tổng cộng 18 13 81 220 55 17485
Nguồn: Phòng tài nguyên và môitrường huyện Phú Vang Qua bảng tổng hợp trên ta thấy địa phương có tổng số lượng thiết bị thu gom, vận chuyển nhiều nhất là Phú Mỹ và Vinh Thanh với 46 thiết bị, tiếp đó là Phú Thuận, Phú Diên với 44 thiết bị, tiếp theo là Thị Trấn Thuận An với 33 thiết bị. Nhưng đáng
Trường Đại học Kinh tế Huế
chú ý nhất là xã Phú An với 100% hộ dân tham gia thực hiện việc thu gom rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình.
Qua phân tích bảng trên cũng cho ta thấy Huyện đang tập trung phương tiện và thiết bị thu gom tại những địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, dân số đông, lượng rác thải phát sinh hàng ngày lớn như: Thị trấn Thuận An, xã Phú Mỹ, Phú Thuận, phú thượng…nhằm hạn chế lượng rác tồn dư, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân địa phươngvề các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và tiêu dùng đang ngày càng gia tăng.
2.2.2.3.2. Thựctrạng hệ thốngtrung chuyển và vận chuyển
a. Hệ thống trung chuyển
Hiện nay toàn huyện có tất cả 18 trạm trung chuyển, với diện tích mỗi trạm trung bình khoảng 100m2, các trạm trung chuyển này phân bố tương đối đồng đềugiữa các xã trên địa bàn huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động luân chuyển rác thải sinh hoạt từ các nguồn thải đến trạm, rồi từ trạm đến bãi xử lý rác của tỉnh.
Nhìn chung các trạm trung chuyển trên địa bàn huyện hiện đang bị xuống cấp và đang tiềmẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, do đó huyện có chủ trương nâng cấp sửa chữa các trạm trung chuyển này, đồng thời chuyển sang đặt conterner và triển khai thêm 3 trạm xử lý để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
b. Hệthống vận chuyển
100% công việc vận chuyển khối lượng rác thu gom trên địa bàn Huyện do Công Ty Môi Trường & Đô ThịHuế đảm nhiệm và cụ thể là được đội vận chuyển của công ty thực hiện.
Hình 11:Sơ đồ tổ chức của đội vận chuyển Đội trưởng
Độiphó Kế toán Độiphó
Tổ ép nhỏ
Tổ xe ép Tổ bô,xúc
Tổ sữa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thời gian vận chuyển
4h30–7h: Thu gom rác dân lập
14h30–16h: Thu gom rác vệ sinh dân lập 16h–20h: Thugom rác đường thùng.
20h–22h30: Thựchiện quy trình về vận chuyển về bãi xử lý.
Theo qui trình của Sở Tài Nguyên & Môi Trường thì khối lượng rác thải không được để qua đêm. Nếu quá thời hạn trên thì sẽ bị phạt theo khối lượng bình quân.
Hình thức hoạt động
Vận chuyển rác là công việc đưa rác từ nơi tập trung đến nơi xử lý rác bằng phương tiện xe chuyên dùng.
Đơn giá vận chuyển về xử lý tại bãi xử lý rác thải của tỉnh hiện nay khoảng 1.500.000 đồng/1chuyến xe Contener hoặc xe cuốn ép loại khoảng 10m3.
Nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh từng bước cơ giới hóa công tác thu gom rác hộ dân,công ty đã triển khai thực hiện việc giao nhận rác hộ dân bằng xe ép, việc giao nhận rác bằng xe cơ giới được nhân dân đồng tình ủng hộ vì nâng cao được nếp sống văn minh đô thị, giảm bớt công đoạn giao rác cho xe ba gác hoặc thùng 120L.