PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.3. Tình trạng manh mún đất đai ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
Manh mún đất đai là một trong những đặc điểm quan trọng của nền nông nghiệp nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển. Manh mún nghĩa là một hộ nông dân có nhiều thửa ruộng diện tích nhỏ, các thửa đó có thể nằm rải rác ở các khu vực khác nhau. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai, ví dụ như Kenya, Tanzania, Rwanda, Albania, Bulgaria.
Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, vấn đề manh mún đất đai ở Việt Nam đang trở thành rào cản lớn nhất cho bước đường hiện đại hóa nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đất ít, manh mún chứng tỏ một nền kinh tế tiểu nông, chậm phát triển. Manh mún cũng là một trong những thách thức cho sự phát triển của nền nông nghiệp nước taĐại học Kinh tế Huếtrong thời gian sắp tới.
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất BQ mỗi người theo địa phương năm 2009
Phân theo vùng Dân số (nghìn ha)
Tổng S đất đai (nghìn
ha)
Đất SX nông nghiệp (nghìn ha)
BQ đất/người (ha/người)
BQ đất nông nghiệp/
người (ha/người)
Cả nước 86024,6 33105,1 9598,8 0,38483 0,11158
ĐB Sông Hồng 19625,0 2106,3 794,7 0,10733 0,04049
Trung du và miền
núi phía Bắc 11095,2 9533,7 1426,4 0,85926 0,12856
Bắc trung bộ và duyên hải miền
Trung
18870,4 9588,6 1765,9 0,50813 0,09358
Tây Nguyên 5124,9 5464,1 1667,5 106,619 0,32537
Đông nam bộ 14095,7 2360,5 1393,6 0,16746 0,09887
ĐB Sông Cửu
Long 17213,4 4051,9 2550,7 0,23539 0,14818
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê năm 2009)
Trong giai đoạn hiện nay, nền nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ quỹ đất bị thu hẹp do sự gia tăng dân số. Tỷ lệ tăng dân số BQ năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm khiến đất canh tác ở các vùng nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại. Đáng báo động là tình trạng đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng một cách thiếu quy hoạch và tùy tiện nên ngày càng bị thu hẹp một cách báo động. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BQ mỗi năm có 73.300 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, ảnh hưởng đến sinh kế khoảng 2,5 triệu người. Tổng diện tích đất lúa toàn quốc hiện nay là trên 4,1 ha. Từ năm 2000 - 2005, diện tích đất lúa đã giảm nghiêm
Đại học Kinh tế Huế
trọng với hơn 302.000ha. Sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp đã làm gia tăng manh mún đất đai. Trước tiên là manh mún về đất sản xuất. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vào năm 2009 cả nước hiện có khoảng 95 triệu mảnh đất nông nghiệp với tổng diện tích 9,4 triệu ha. Như vậy, diện tích BQ mỗi mảnh là 0,099 ha. Sự manh mún ở từng địa phương có sự khác nhau, tùy thuộc vào quỹ đất cũng như sự quản lý, quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương.
Cũng theo niên giám thống kê năm 2009, tổng diện tích đất cả nước là 33.105,1 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 9.598,8 nghìn ha, chỉ chiếm 28,995%. BQ đất nông nghiệp/người là 0,11158 ha/người, một con số rất thấp. Các khu vực trong cả nước đất đai cũng phân bổ rất manh mún: cao nhất là đồng bằng sông Hồng (0,04049ha/người), thấp nhất là Tây Nguyên (0,32537 ha/ người).
Theo một cuộc điều tra được tiến hành trong Dự án Phát triển nông thôn và chính sách đất đai ở Việt Nam ACIAR cho thấy rằng ước tính có khoảng từ 75 đến 100 triệu mảnh ruộng ở Việt Nam, tính trung bình một hộ có từ 7 đến 8 mảnh. Khoảng 10% của tổng số mảnh này có diện tích rất nhỏ, khoảng 100 m2/mảnh hoặc nhỏ hơn.
Sựnhỏ lẻvà rải rác của các mảnh ruộngcản trở việc cơgiới hoá, ứng dụng công nghệ, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và lao động hơn cho các hoạt động bởi khoảng cách quá xa giữa các mảnh ruộng. Ở khu vực các tỉnh phía Nam, sự manh mún của ruộng đất ít nghiêm trọng hơn, tính trung bình một hộ ở đồng bằngsông Cửu Long chỉ có từ 1 đến 2 mảnh. Đó là do việc phân chia ruộng đất không máy móc theo kiểu công bằng đều, hơn nữa việc giao đất cho các hộ nông dân được thực hiện dựa trên tình trạng đất đai mà hộ có trướcngày thống nhất đất nước năm 1975.
Quy mô đất đai nhỏ đã ảnh hưởng tới thu nhập tiềm năng của sản xuất nông nghiệp. Trong khuôn khổ Dự án ACIAR, khoảng 50% số hộ nông dân được điều tra có thu nhập ròng dưới 10 triệu đồng (khoảng 645 USD) năm 2000. Mặc dù Luật Đất đai đã quyđịnh mức hạn điền nhưng nó hầu như không có ảnh hưởng gì đến các tỉnh khu vực đồng bằng vì hầu hết đất đai được giao thấp hơn nhiều so với mức hạn điền là 2 hoặc 3 ha. Ở những khu vực có đất chưa sử dụng thì mức hạn điền không có tính bắt buộc. Diện tích đất đai vượt quá mức hạn điền có thể được Nhà nước cho thuê và
Đại học Kinh tế Huế
thường xuyên không phải trả tiền thuê, đặc biệt đối với các loại đất được xem là không đem lại hiệu quả cao (chẳng hạn như đất đồi trọc ở các vùng trung du).
Hai tỉnh Hà Tây và Yên Bái ở miền Bắc được lựa chọn là địa bàn nghiên cứu.
Trong mỗi tỉnh lại chọn 2 huyện, một huyện có qui mô đất đai lớn và 1 huyện có qui mô đất đai nhỏ. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng để từ mỗi huyện chọn ra 2 xã. Các xã được chọn là Đại Đồng và Thạch Hoà ở huyện Thạch Thất, xã Thọ Xuân và Song Phượng ở huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Tỉnh Yên Bái, 4 xã được chọn là Đại Đồng và Bảo Ái ở huyện Yên Bình và xã Mậu Đông và Đông Cuông ở huyện Văn Yên. Số liệu được thu thập năm 2000 và năm 2001.
Hà Tây là một tỉnh vùng đồng bằng cho nên quy mô đất đai thấp trong khi Yên Báiở vùng cao và có qui mô đất đai lớn hơn. Một phần đất của Hà Tây là bán sơn địa cho nên qui mô hộ BQ có vẻ lớn hơn các tỉnh khác ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Theo số liệu điều tra lần thứ nhất, qui mô hộ trung bình bao gồm cả đất nông nghiệp, đất ở, đất rừng và ao hồ ở Hà Tây là 5.232 m2 và ở Yên Bái là 24.337 m2 vào năm 2000. Hơn 40% số hộ được điều tra ở Hà Tây có qui mô đất đai nhỏ hơn 3.000 m2 trong khi con số này ở Yên Bái là 31%. Chỉ có 3% số hộ ở Hà Tây có diện tích lớn hơn 2 ha trong khi ở Yên Bái con số này là 37%, thậm chí một số xã còn cao hơn như ở Đại Đồng là 55%.
BQ một hộ ở hai tỉnh điều tra có 6,8 mảnhruộng, con số nàyở Hà Tây là 6,2 và Yên Bái là 7,6 mảnh. Số mảnh ruộng BQ cũng dao động giữa các vùng và các xã. Chỉ có 9% các hộ ở Hà Tây có nhiều hơn 11 mảnh trong khi ở Yên Bái con số này là 24%.
Nếu manh mún đất đai được đo bằng số thửa ruộng thì các hộ ở Yên Bái có mức độ manh mún cao hơn các hộ ở Hà Tây, còn nếu manh mún đất đai được đo bằng chỉ số Simpson thì kết luận lại ngược lại. Ở Hà Tây trung bình chỉ số Simpson là 0,68 trong khiở Yên Bái hệ số này là 0,51. Hơn 74% số hộ ở Hà Tây có chỉ số này lớn hơn 0,6 còn ở Yên Bái con số này là khoảng 46%. Điều này có nghĩa là ở Yên Bái có nhiều thửa ruộng có diện tích lớn hơn và/hoặc diện tích nhỏ hơn bởi chỉ số này rất nhạy cảm với diện tích của những thửa lớn nhất và nhỏ nhất.
Manh mún đất đai cũng có thể rất nghiêm trọng nếu các thửa được phân bố trên diện tích rộng. Để có thể đo được yếu tố này thì khoảng cách từ nhà của hộ nông dân
Đại học Kinh tế Huế
đến tất cả các thửa ruộng đãđược tính toán. Hơn 27% số hộ ở Hà Tây và 33% số hộ ở Yên Bái phải đi hơn 5 km để đến được tất cả các mảnh ruộng của họ. Từ số liệu cho thấy khoảng 37% số mảnh ruộng ở Hà Tây và 22% ở Yên Bái có vị trí xa hơn 1 km.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan cóý nghĩa thống kê giữa manh mún và chi phí lao động của ba nhóm cây trồng (lúa – lúa, hoa và cây ăn quả). Manh mún đất đai dường như có ảnh hưởng lớn đến sử dụng lao động và ở mức độ nào đó đến chi phí sản xuất của các cây trồng.
Dẫn chứng từ thực địa khảo sát tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long được thực hiện từ (1997 – 2007) đã xác nhận rằng có mối quan hệ ngược giữa kích thước đất sản xuất và chi phí trung bình. Ở miền Nam tình trạng manh mún đất đai không nghiêm trọng như ở miền Bắc và miền Trung. Với các điều tra nghiên cứu được thực hiện lặp đi lặp lại vào đầu năm 1997, 2000, 2006 và 2007 ở 2 tỉnh là Ninh Bình và An Giang. Giai đoạn 2000 – 2006, thu nhập trung bình của các hộ nông dân ở An Giang là 48 triệu đồng/năm (2006), gấp đôi so với ở Ninh Bình. Tìm hiểu về sự khác biệt này, nhận thấy rằng ở An Giang các hộ có xu hướng gia tăng qui mô ruộng đất (1,18 ha) trong khiở Ninh Bình lại có xu hướng thu hẹp qui mô ruộng đất ( 0,23 ha).
Nói cách khác, vấn đề manh mún ruộng đất trở thành điểm khác biệt lớn giữa 2 khu vực này.