Tiếp tục thúc đẩy quá trình dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu Thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa vùng đồng bằng huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 67 - 71)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ MANH MÚN ĐẤT ĐAI

3.1. Tiếp tục thúc đẩy quá trình dồn điền đổi thửa

DĐĐT được xem là một trong những giải pháp khả thi cho vấn đề manh mún đất đai và công tác này đãđược triển khai tại khắp các tỉnh thành trong cả nước.

3.1.1. Căn cứ pháp luật của công tác “DĐĐT”

Nhận thức được những ảnh hưởng bất lợi của tình trạng manh mún ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ ta đã ban hành Chỉ thị số 10/1998/CT- TTg ngày 20 tháng 02 năm 1998 và Chỉ thị số 18/1999/CT- TTg ngày 01 tháng 07 năm 1999, nhằm khuyến khích nông dân và Chính quyền địa phương các cấp thực hiện chuyển đổi ruộng đất từ thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó là các NQ TW5 (khóa VII), TW7 (khóa IX) của Ban chấp hành TW Đảng về công tác “DĐĐT” đất nông nghiệp.

Hiện nay, theo Dự thảo Nghị định về chính sách quản lý đất lúa đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện, chủ trương được đưa ra là khuyến khích việc DĐĐT để khắc phục tình trạng manh mún về quy mô các thửa đất lúa, tạo điều kiện cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời, văn bản dự thảo trên cũng đề xuất quy định rằng, tổ chức, cá nhân được phép nhận chuyển nhượng giá trị QSD đất lúa từ người sử dụng đất khác để trực tiếp tổ chức sản xuất nông nghiệp có sử dụng lao động gia đình là chính với hạn mức đất nhận chuyển nhượng theo quy định.

DĐĐT để hình thành các vùng chuyên canh hàng hoá tập trung và xoá bỏ tư tưởng canh tác tiểu nông tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã phần nào tạo được hướng đi “mở” cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở nước ta. Trong Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/6/2005 phê duyệt quy

Đại học Kinh tế Huế

hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “sớm hoàn thành việc DĐĐT”.

Cùng với xu thế chung của cả nước, tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng đã tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra. Trên cơ sở đó, lãnh đạo các cấp đãđưa ra những quyết sách riêng mình để phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh nhà nhằm đưa nền nông nghiệp từng bước đi lên theo hướng sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của thời kỳ CNH–HĐH đất nước, đó là:

- Nghị quyết số 02/2000/QĐ-UB ngày 07/01/2000 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành bản quy định thủ tục chuyển QSD đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

- Kế hoạch 854 KH-UB ngày 14/7/2003 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện DĐĐT và chỉ thị số 19 CT/TW ngày 30/06/2003 của Thường vụ tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện DĐĐT.

- Kế hoạch 407 KH-UB ngày 15/8/2003 của UBND huyện Lệ Thủy.

3.1.2. Mục đích của việc DĐĐT bao gồm:

- Khắc phục cơ bản tình trạng ruộng đất sản xuất nông nghiệp quá phân tán, manh mún, tạo điều kiện cho việc cải tạo, thiết kế đồng ruộng, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiết kiệm sức lao động, giảm giá thành; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; tạo thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, rà soát điều chỉnh bổ sung các quy hoạch như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi, quy hoạch vùng chuyên sản xuất lúa, quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị để đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới.

- Rà soát, tập trung quỹ đất công ích vào các khu vực cụ thể để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất công ích ở từng địa phương bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Lập hồ sơ địa chính, cấp đổi Giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp; từng bước nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đất đai của Nhà nước các cấp.

Đại học Kinh tế Huế

3.1.3. Những khó khăn và thách thức của công tác DĐĐT tại địa bàn nghiên cứu

Nhận thức được ảnh hưởng của manh mún ruộng đất đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nói riêng và sự phát triển nông nghiệp huyện nhà nói chung, công tác DĐĐT đã lần lượt được triển khai tại các xã, thị trấn trong toàn huyện.Trong hai xã nghiên cứu, Thanh Thủy là xã triển khai thực hiện DĐĐT sớm hơn, vào đầu năm 2004 (Lộc Thuỷ là 2005). Trước khi DĐĐT(ruộng chia theo NĐ64/CP), ở hai xã ruộng đất hết sức manh mún. BQ mỗi hộ có từ 9- 10 thửa ruộng, cá biệt có những hộ có đến 15 -17 thửa, có thửa chỉ có diện tích khoảng 50m2. Ruộng đất quá manh mún đã gây nên rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như gia tăng các loại chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa, kìm hãm sự phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, nhanh chóng tiến hànhDĐĐTtrở thành một yêu cầu bức thiết.

Sau khi thực hiện DĐĐT, tình trạng manh mún đất đai đã được cải thiện. Qua điều tra cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu, BQ mỗi hộ có 3,3 thửa ruộng, cụ thể mỗi hộ nông dân ở Lộc Thủy có 3,04 thửa ruộng, Thanh Thủy là 3,56 thửa. Đây là một con số đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn manh mún. Việc khắc phục tình trạng manh mún hoàn toàn thông quaDĐĐTvẫn còn rất nhiều khó khăn, cụ thể là:

 Thứ nhất tiến trình thực hiện “DĐĐT” còn chậm. Vì sao công tác này lại diễn ra chậm chạp như vậy, lý do chủ yếulà chi phí quá lớn. Theo tínhtoán của Viện Quy hoạch và phát triển nông nghiệp kinh phí đo đạc, cấp sổ đỏ cho người dân khoảng 4-11 triệu đồng/ha. Tuy mục đích là để phát triển nông nghiệp nhưng lại không thể bắt nông dân bỏ tiền ra được. Do đó, bài toán kinh phí là một trong những khó khăn lớn nhất mà các địa phương gặp phải khi bắt tay vào thực hiện “DĐĐT”.

 Khó khăn thứ hai cũng cần phải được cân nhắc đó là tâm lý của người dân.

Thông qua điều tra thực tế ở hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy của huyện Lệ Thủy, bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, rút ra hai lý do về mặt tâm lý của người nông dân như sau:

+ Đầu tiên là tâm lý ngại thay đổi. Tư tưởng bằng lòng với những gì đã có và chấp nhận khó khăn nảy sinh trong sản xuất đã “bám rễ” trong suy nghĩ của nhiều người nên bà con ngại thay đổi. Khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân,

Đại học Kinh tế Huế

câu hỏi được đặt ra là: Ông (bà) có sẵn lòng đổi các mảnh ruộng hiện tại của mình (manh mún nhiều) lấy ít mảnh ruộng hơn (diện tích lớn hơn, ít manh mún hơn) không?

Nhiều người đã không e ngại trả lời không. Họ chấp nhận với những gì đang có, và theo suy nghĩ mộc mạc của nhiều người nông dân: Đảng và Chính quyền có chủ trương ra sao thì họ làm vậy. Đây là bằng chứng đáng mừng cho thấy lòng tin của nhân dân vào Nhà nước, vào Đảng, nhưng nếu người nông dân cứ mãi ỷ lại mà mất đi sự tư duy, sáng tạo của mình thì công cuộc đổi mới nông nghiệp ở nước ta sẽ rất khó khăn. Do vậy, yêu cầu đổi mới tư duy của người nông dân, khuyến khích sự sáng tạo trong nông nghiệp sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nếu chúng ta muốn hướng đến nền sản xuất hiện đại.

+ Thêm vào đó tâm lý chung của nhiều người là e ngại sự mất công bằng.

Trong suy nghĩ của nhiều người, lâu nay nhà 5 thửa, nhà 7 thửa nhưng đã bỏ công bỏ sức, chăm bón, biến ruộng xấu thành ruộng tốt, giờ phải chuyển sang chỗ khác, họ không muốn cũng là điều tốt yếu. Mặt khác, người nông dân cũng cân nhắc về vấn đề công bằng khi hợp thửa và chia lại ruộng. Bởi lẽ ai cũng muốn sở hữu các mảnh ruộng tốt. Đâycũng là nguyên nhân người dân e ngại đổi mới.

Giải pháp thúc đẩy công tác DĐĐTtại địa phương:

- Nhà nước cần phải hỗ trợ chi phí đo đạc, cấp sổ đỏ cho người dân. Đây được xem là thách thức đầu tiên khi bắt tay thực hiện DĐĐT, do đó nếu có đủ kinh phí, công tác này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.

- Hiện nay, quá trình cấp sổ đỏ kéo dài gây mất thời gian và phức tạp. Do đó, trước hết các cấp chính quyền phảiquan tâm và nỗ lực hơn đểtừng bước hoàn thiện cơ chế cấp sổ đỏ nhanh chóng và hiệu quả.

- Để giải quyết vấn đề tâm lý e ngại cho người dân, biện pháp khả thi là tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân về mục đích, yêu cầu của công tác DĐĐT. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện DĐĐT để tránh tâm lý lo ngại về mất công bằng, phải tạo niềm tin cho người nông dân về kết quả của công tác này.

Dù còn nhiều vấn đề cần phải xem xét nhưng có thể khẳng định rằng DĐĐT chính là hướng đi đúng đắn để giải quyết tình trạng manh mún đất đai ở nước ta. Qua

Đại học Kinh tế Huế

điều tra thực tế có đã chứng minh, DĐĐT đã tác động tích cực đến năng suất lúa. Vì thế, cần phải xem xét và hoàn thiện hơn công tác này. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), công tác DĐĐT cũng phải phát triển lên một bước mới, nghĩa là phảitích tụ đất đai để sản xuất nông sản hàng hoá. Mặc dù có nhiều ý kiến quan ngại vấn đề tích tụ ruộng đất sẽ gây những bất ổn trong xã hội nhưng đây là xu hướng tất yếu và là sự vận động đúng quy luật.

Một phần của tài liệu Thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa vùng đồng bằng huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)