Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa vùng đồng bằng huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 42 - 47)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý, địa giới hành chính

Lộc Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 7,75 km2( năm 2009), là một xã vùng giữa, khu vực trung tâm của huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình, cách thị trấn Kiến Giang 2km về phía Tây Nam

o Phía Bắc giáp xã Hồng Thủy, Thanh Thủy o Phía Nam giáp xã An Thủy

o Phía Tây giáp phá Hạc Hải và xã Hoa Thủy o Phía Đông giáp xã Phong Thủy

Thanh Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 14,20 km2 ( năm 2009), thuộc nhóm các xã vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, nằm dọc theo quốc lộ 1A, có chiều dài 5km, cách thị trấn Kiến Giang 3km về phía Tây. Trước mặt, về phía Tây là cánh đồng ruộng nước xen kẽ với các dải cát bồi lấp lấn ra giữa cánh đồng theo hướng Đông - Tây. Sau lưng là làng mạc xen kẽ với các cánh đồng lúa. Sau các điểm dân cư là các dãyđồi cát.

o Phía Bắc giáp xã HồngThủy o Phía Nam giáp xã Cam Thủy o Phía Tây giáp xã Phong Thủy o Phía Đông giáp xã Ngư Thủy Bắc.

b) Địa hình

Lộc Thủy và Thanh Thủy nằm trong nhóm tiểu vùngđồng bằng có độ cao dưới 10m, tương đối bằng phẳng. Vùng đồng bằng phần lớn là đất chiêm trũng, nhưng ít bị nhiễm mặn do ở địa phương có hệ thống cóhệ thống bờ bao thành từng thửathuận lợi cho hoạt động tưới tiêu và canh tác.

c) Đặc điểm khí hậu, thủy văn

 Khí hậu

Cũng như các xã khác trên địa bàn huyện Lệ Thủy, hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít, có gió Tây nam thổi mạnh từ

Đại học Kinh tế Huế

tháng 4 đến tháng 7 hằng năm với tốc độtrung bình 20 m/s, làm cho nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí thấp trong những tháng có gió mùa Tây- Nam (gió Lào).

Lệ Thủy có nền nhiệt khá cao, số giờ nắng trung bình hằng năm nằm trong khoảng 1700 đến 2000 giờ/năm. Nhiệt độ BQ hằng năm giao động từ 24 đến 250C.

Nhiệt độ BQ giữa các tháng dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 290C), cực tiểu vào tháng 1 (dưới 170C).

Độ ẩm không khí hằng năm khá cao (83%), ngay những tháng khô hạn nhất của mùa hè gió Tây–Nam, độ ẩmtrung bình vẫn thường xuyên trên 70%.

Tuy là địa bàn có những phân bố phức tạp về lượng mưa trong năm nhưng ở Lệ Thủy lại chia làm hai mùa mưa và khô rõ rệt. Đặc biệt, ở đây không có sự phân bố lượng mưa theo không gian mà mưa hầu như phủ kín toàn bộ địa bàn. Vì thế, khi có những trận mưa nguồn lớn đổ về, mực nước dâng cao nhanh chóng, gây nên những trận lũ đột ngột. Lượng mưa trung bình hằng năm nằm trong giới hạn từ 2000 đến 3000 mm. Trong chu trình năm, có 3 tháng mưa nhiều nhất trong năm là tháng 9, 10, 11 với tổng lượng mưa chiếm tới 65% lượng mưa cả năm. Mưa ít nhất vào các tháng 2, 3, 4 (cả ba tháng chỉ khoảng 130 đến 200 mm).

Bão lụt thường xuyên xuất hiện từ tháng 9 - 10, trung bình hằng năm có 2 - 3 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.

Đặc biệt là những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những cơn bão mạnh đến bất ngờ không tuân theo quy luật đã gâyảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sản xuất của nhân dân toàn huyện.

 Thủy văn

Lộc Thủy và Thanh Thủy đều có nguồn nước tưới tiêu khá phong phú, với nguồn nước được cung cấp từ sông Kiến Giang, đập An Mã, kênh Sao Vàng đã tạo cho địa phương những thuận lợi ban đầu trong công tác phục vụ đời sống dân cư và sản xuất, đặc biệt nghề là sản xuất lúa nước có truyền thống lâu đời ở địa phương.

Thuận lợi của Lộc Thủy là có các con hói chảy bao quanh khu vực canh tác và khu dân cư. Ở Thanh Thủy thì dân cư có thể lấy nguồn nước từ vùng cát ven biển bằng hệ thống ống dẫn để phục vụ đời sống và sản xuất trong từng hộ gia đình.

Đại học Kinh tế Huế

Tuy nhiên, hiện tượng chung của toàn vùng vẫn xảy ralà hạn hán thiếu nước và mùa khô, ngập úng, lũ lụt vào mùa mưa.

Trên địa bàn hai xã nước sinh hoạt của nhân dân thường được sử dụng từ giếng đào và giếng khoan cũng đảm bảo vệ sinh. Hiện nay các xãđang dần có hệ thống nước máy, trong năm 2010, nhiều hộ ở Lộc Thủy đãđược sử dụng nước máy hợp tiêu chuẩn vệ sinh.

d) Tài nguyên đất

Điểm chung giữa hai xã Thanh Thủy và Lộc Thủy là đều thuộc nhóm đồng bằngcó độ cao dưới 10m, địa hình tương đối bằng phẳng.

Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất ở Lộc Thủy và Thanh Thủy Chỉ tiêu Xã Lộc Thủy Xã Thanh

Thủy

So sánh Thanh Thủy/ Lệ Thủy

Tổng S đất tự nhiên (ha) 775,77 1421,80 1,83

1. Đất nông nghiệp 598,37 1116,99 1,87

1.1 Đất sản xuất nông

nghiệp 597,97 497,89 0,83

1.1.1 Đất trồng lúa 541,40 338,81 0,63

1.2 Đất lâm nghiệp 616,30

1.3 Đất nuôi trồng thủy

sản 0,40

1.4 Đất nông nghiệp khác 2,80

2. Đất phi nông nghiệp 117,18 153,92 1,31

3. Đất chưa sử dụng 0,22 150,89 685,86

(Nguồn: Kiểm kê hiện trạng sử dụng đất hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy 2010)

So sánh các chỉ tiêu giữa hai xã , ta nhận thấy có sự khác biệt lớn. Tuy Thanh Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên lớn hơn nhiều so với Lộc Thủy, tuy nhiên đất dùng để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa lại nhỏ hơn. Tổng diện tích đất tự nhiên của Thanh Thủy nhiều hơn 1,83 lần so với Lộc Thủy, song đất sản xuất nông nghiệp chỉ là 0,83 lần và đất trồng lúa là 0,63 lần so với Lộc Thủy. Tuy Thanh Thủy

Đại học Kinh tế Huế

có diện tích lớn, nhưng loại đất chiếm diện tích lớn nhất là đất cát, đất pha cát, khó khăn để canh tác nông nghiệp. Có đến 43,35% diện tích đất của xã được sử dụng trong lâm nghiệp và 150,89 ha đất bị bỏ hoang, chưa được sử dụng (chiếm đến 10,6%

tổng diện tích). Trong khi đó, xã Lộc Thủy chỉ có 0,22 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,028 % tổng diện tích. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về tài nguyên đất đai của hai xã:

 So với Lộc Thủy thìđất đai ở Thanh Thủy kém màu mỡ hơn

Khu vực xã Thanh Thủy bao quanh bởi các dải cát bồi xen kẽ với các ruộng nước, vì thế khu vực này chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng khá sâu sắc. Cụ thể là về mùa hè, do ảnh hưởng của gió tây khô nóng (gió Lào) nên Thanh Thủy chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng cát chảy, cát bay qua hằng năm. Không những lấn sâu vào các điểm dân cư, theo các dòng chảy theo hướng Đông- Tây, cát còn tràn vào vùi lấp đồng lúa nước, mở rộng thêm những dải cát, bãi bồi. Do điều kiện tự nhiên như vậy nên đất canh tác của địa phương chủ yếu là đất cát bạc màu, đất chua, nghèo chất dinh dưỡng. Đây cũng là lý do vì sao đất trồng lúa của xã lại thấp như vậy (chỉ chiếm 23,83% tổng diện tích đất đai của toàn xã). Các loại đất chủ yếu trên địa bàn xã:

- Cồn cát trắng vàng điển hình: Loại đất này có thành phần cơ giới rất thô, nghèo chất dinh dưỡng, được hình thành nhờ quá trình bồi tụ của trầm tích biển, hầu như ít sử dụng cho nông nghiệp mà được trồng rừng phòng hộ, hoặc trở thành đất trống.

- Đất cát biển trung tính ít chua điển hình: Hình thành do quá trình lắng đọng trầm tích biển, có địa hình tương đối bằng phẳng, thành phần cơ giới nhẹ thường là cát pha, chất dinh dưỡng thấp. Loại đất này được cải tạo trồng lúa và trồng cây hoa màu.

- Đất phù sa glây nông: Đất có thành phần cơ giới từ thịt pha đến thịttrung bình nặng, hàm lượng chất dinh dưỡngtrung bình, độ phì khá, địa hình thấp nên rất phù hợp với trồng lúa.

 Lộc Thủy là một xã nằm ở vùng giữa, điều kiện đất đai khá thuận lợi cho sản xuất lúa.

Vùng giữa là vùng trồng lúa trọng điểm của huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Đặc điểm chung của khu vực này là địa hình bằng phẳng, đất

Đại học Kinh tế Huế

sản xuất nông nghiệp và đất thổ cư liền khoảnh, cánh đồng liền dải “thẳng cánh cò bay”. Hai nhóm đất chủ yếu của xã là:

- Nhóm đất phù sa: chiếm diện tích khá lớn. Đây là nhóm đấtchủ yếu trên địa bàn xã, phân bố trên các cánh đồng thuộc thôn Tuy Lộc và thôn An Xá. Nhóm đất này là sản phẩm phù sa được dòng sông Kiến Giang bồi đắp. Đặc điểmcủa loại đất này là thành phần cơ địa thịt - nặng, hàm lượng mùn trong đất cao, giữ nước tốt, thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước.

- Phần còn lại là diện tích đất biền bãi ven sông, ven hói, thường xuyên bị ngập úng vào mùa lũ.

e) Tài nguyên nước

Nguồn nước ở hai xã khá phong phú, chủ yếu được cung cấp từ sông Kiến Giang, đập An Mã. Thanh Thủy và Lộc Thủy là hai địa bàn mà hai nhánh của con sông Kiến Giang đi qua để chảy về hạ lưu ở vùng đầm phá Hạc Hải.

Nước ngầm ở Lộc Thủy khá phong phú được sử dụng cho sinh hoạt của nhân dân trong xã bằng cách đào giếng và khoan giếng. Chất lượng nước đảm bảo vệ sinh.

Không giống như ở Lộc Thủy, nước ngầm ở Thanh Thủy khan hiếm hơn do phần lớn bị nhiễm mặn, phèn. Các giếng nước nông và phần lớn không sử dụng được vào mùa khô. Do đó để phục vụ đời sống dân cư và sản xuất trong từng hộ gia đình, dân cư ở đây phải lấy nguồn nước từ vùng cát ven biển bằng hệ thồng ống dẫn (từ các khe nước). Chất lượng nước chưa thực sự đảm bảo.

f) Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

* Thuận lợi

Nhìn chung cả hai xã Thanh Thủy và Lộc Thủy đều có điều kiện tự nhiên, tài nguyên khá thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa dạng, bền vững gồm có: công nghiệp - TTCN, thương mại dịch vụ và sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp. Riêng Lộc Thủy, có lợi thế để sản xuất lúa hơn so với Thanh Thủy.

* Khó khăn

Khó khăn về điều kiện tự nhiên của hai xã này cũng chính là khó khăn chung của các xã trong toàn huyện. Khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lụt vào mùa mưa và nắng hạn, gió Tây Nam vào mùa khô gây thiếu nước cho sản xuất. Môi

Đại học Kinh tế Huế

trường sinh thái bị chiến tranh và thiên tai tàn phá, mặt khác bị áp lực dân số tăng nhanh, một số tài nguyên khai thác chưa có kế hoạch nên hiệu quả không cao. Cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây tuy chú trọng đầu tư, song nhìn chung vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, lại bị sự tàn phá của thiên tai nên xuống cấp nhanh, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa vùng đồng bằng huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)