PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Thực trạng manh mún đất đai tại vùng nghiên cứu
Lộc Thủy và Thanh Thủy là hai xã đại diện cho hai kiểu sinh thái đồng bằng đặc trưng của huyện Lệ Thủy. Quy mô đất đai, số mảnh ruộng và sự phân bố của các mảnh khác nhau. Do đó, mức độ manh mún ở hai xã cũng khác nhau.
Điều tra tình trạng manh mún đất trồng lúa ở hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy, sử dụng các thước đo manh mún đã được đề cập trong phần tổng quan tài liệu, bao gồm chỉ số Simpson, số thửa, diện tích BQ/ thửa và khoảng cách BQ từ nhà đến thửa, sau đó sử dụngphần mềm SPSS để kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể,kết quả thu được như sau:
Bảng 11: Thực trạng manh mún đất đai tại vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu
TB 2xã nghiên
cứu
Thanh Thủy
Lộc Thủy
Khác
biệt P_value
1. Chỉ số Simpson 0,616 0,665 0,566 -0,0998 0,001
2. Số thửa 3,300 3,560 3,040 -0,520 0,003
3. Diện tíchbình quân/thửa(m2)
4073,200 2650,400 5491,000 2835,600 0,000
4. Khoảng cáchtừ
nhà đến thửa(m) 2391,500 2612,330 2620,670 458,333 0,000
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2011)
Do mức ý nghĩa P_value của 4 chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 0,05 nên ta kết luận có sự khác biệt giữa hai xã. Mặt khác, 4 chỉ tiêu này là các thước đo mức độ manh mún, do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt về mức độ manh mún ruộng đất giữa hai xã
Đại học Kinh tế Huế
Lộc Thủyvà Thanh Thủy, hai xã vùngđồng bằng được lựa chọn đề nghiên cứu. Như vậy, đối với các vùng sinh thái khác nhau, ta kết luận được rằng mức độ manh mún đất đai cũng khác nhau.
Đầu tiên là chỉ sốtổng hợpSimpson, trung bình hai xã nghiên cứu là 0,616, con số này phản ánh mức độ manh mún khá cao. Cụ thể đối với từng xã chỉ số Simpson đo được lần lượt là: 0,665 ở Thanh Thủy và 0,566 ở Lộc Thủy. Theo lý thuyết, chỉ số Simpson càng gần 1, phản ánh mức độ manh mún càng cao nên nếu dựa vào chỉ số này, có thể khẳng định rằng Thanh Thủy có mức độ manh mún đất đai cao hơn. Do Simpson là chỉ số tổng hợp, nó phản ánh được các chỉ số phụ khác như số thửa, quy mô đất đai, khoảng cách từ nhà đến thửa. Nói cách khác, chỉ số Simpson càng cao, mức độ manh mún càng nghiêm trọng, số thửa ruộng nhiều trong khi quy mô đất đai nhỏ.
Như đã đề cập ở phần hiện trạng sử dụng đất của hai xã, tuy Thanh Thủy có tổng diện tích lớn hơn song diện tích đất trồng lúa lại nhỏ hơn nhiều so với Lộc Thủy.
Điều này kéo theo diện tích BQ/thửa/hộ của Thanh Thủy thấp hơn nhiều so với Lộc Thủy. Theo số liệu điều tra, quy mô đất đai/hộ ở Thanh Thủy là 2.650,40 m2/hộ còn ở Lộc Thủy là 4.073,20m2/hộ, gần nhưgấp đôi. Diện tích đất BQ/thửa/hộ ở hai xã này vì thế có sự chênh lệch rất lớn là 2.835,6 ha. Lý do là Lộc Thủy là xã đồng bằng thuộc vùng giữa với cánh đồng khá màu mỡ, ít bị chia cắt, số thửa ruộng BQ/hộ thấp hơn (3,04) do đó diện tích đất canh tác cũng cao hơn. Ngược lại, Thanh Thủy là vùng địa hình đồng bằng và vùng cát ven biển, các ruộng lúa chỉ chiếm 1 diện tích rất nhỏ, khoảng 23% tổng diện tích đất còn lại phần lớn diện tích là các cồn cát hoặc đất pha cát, khó canh tác. Số thửa ruộng giữa hai xã tuy không có sự chênh lệch lớn, nhưng chỉ số P_value = 0,003 nên vẫn là mức khác biệt có ý nghĩa. Số thửa ruộng bình quân của Thanh Thủy là 3,56 thửa/hộ, trong khi các hộ ở Lộc Thủy BQ có 3,04 thửa, mức khác biệt là–0,52.
Đại học Kinh tế Huế
28
34 38
0 8
32
54
6
0 10 20 30 40 50 60
1_2 3 4 >4
Số thửa
Tỷ lệ(%)
Lộc Thủy Thanh Thủy
Biểu đồ 5: Số thửa ruộng BQ/hộ của các xã nghiên cứu
Mặt khác, có đến 92% số hộ ở Thanh Thủy có từ 3 thửa ruộng trở lên trong khi ở Lộc Thủy chỉ có 72%. Số hộ có từ 1-2 thửa ở Lộc Thủy chiếm đến 28% trong khi ở Thanh Thủy chỉ có 8%. Tỷ lệ các hộ có nhiều mảnh ruộng càng nhiều càng chứng tỏ mức độ manh mún cao hơn. Như vậy, nếu so sánh hai xã này dựa trên chỉ tiêu số thửa ruộng BQ/thửa, ta cũng kết luận được rằng Thanh Thủy là xã bị manh mún ruộng đất nhiều hơn.
Sau khi so sánh cả ba chỉ tiêu là chỉ số Simpson, số thửa ruộng và diện tích BQ/thửa/hộ, có thể đưa ra kết luận chung rằng: Mức độ manh mún của Thanh Thủy cao hơn so với Lộc Thủy.
Manh mún đất đai cũng có thể rất nghiêm trọng nếu các thửa được phân bố trên diện tích rộng. Để có thể đo được yếu tố này thì khoảng cách từ nhà của hộ nông dân đến tất cả các thửa ruộng đãđược tính toán.
Do các thửa thường được phân bố trên các vùng đồng khác nhau nên khoảng cách từ nhà đến mỗi thửa cũng khác. Suy ra rằng, mỗi xã có cácvùng đồng khác nhau nên khoảng cách này cũng có thể khác nhau. Do mức ý nghĩa P_value = 0,000 nên suy luận này được khẳng định, có sự khác biệt về khoảng cách từ nhà đến thửa giữa hai xã điều tra.
Đại học Kinh tế Huế
5,88
24,18
29,41
20,92 19,61
0,00
13,56
51,41
33,90
1,13 0,00
10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00
<500 500_1000 1000_2000 2000_4000 >4000 Khoảng cách(m)
Tỷ lệ (% )
Lộc Thủy Thanh Thủy
Biểu đồ 6 : Khoảng cách từ nhà đến thửa tại vùng nghiên cứu
Tuy khoảng cách đến mảnh ruộng của hai xã có sự khác biệt nhưng khoảng cách BQ lại không có sự chênh lệch đáng kể. Ở Lộc Thủy,trung bình một người phải đi 2.612,333 m để đến được mảnh ruộng của họ, trong khi khoảng cách này là 2.620,67 m ở Thanh Thủy.
Dựa vào biểu đồ 6 ta thấy, có đến20,92% số hộ ở Lộc Thủy và 33,90% số hộ ở Thanh Thủy phải đi hơn 2 cây số để đến được mảnh ruộng của họ. Có đến 86,44% số thửa có khoảng cách xa hơn 1 km trong khi tỷ lệ nàyở Lộc Thủy chỉ là 69,94%. Tỷ lệ các thửa có khoảng cách từ nhà đến thửa càng lớn, người nông dân phải đi xa hơn để đến được thửa ruộng của họ, mức độ manh mún cũng cao hơn. Các kết quả từ kiểm định chỉ tiêu này cũng đưa ra được kết luận rằng: Thanh Thủy là xã manh mún đất đai nhiều hơn.