PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu
Bảng 7: Tình hình dân số và lao động ở Lộc Thủy và Thanh Thủy năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT Xã Lộc Thủy Xã Thanh Thủy
1.Dân số Người 4.155 5.380
2.Hộ Hộ 1.128 1.267
- Hộ nông nghiệp Hộ 943 1.012
3.Mật độ dân số Người/km2 536,13 378,87
4.Lao động Người 2.243 2.765
- Lao động nông nghiệp LĐ 1.820 2.231
5.BQLĐ/hộ nông nghiệp LĐ 2,30 2,70
6. Tỉ lệ tăng dân số % 0,60 0,75
(Nguồn : Báo cáo tình hình KT - XHnăm 2010 của xã Lộc Thủy và xã Thanh Thủy)
Dựa vào bảng số liệu trên ta nhận thấy dân số Thanh Thủy cao hơn so với Lộc Thủy, số hộ nông nghiệp nói riêng và tổng các hộ nói chung cũng cao hơn. Tuy nhiên, do diện tích của Thanh Thủy (1421,8 ha) cao hơn rất nhiều so với Lộc Thủy (775,77 ha) nờn mật độ dõn của xó này thấp hơn nhiều. Số lượng lao động chỉ chiếm khoảng ẵ tổng dân số ở cả hai xã, điều này có thể gây nên áp lực về thiếu lao động cũng như gánh nặng phụ thuộc. Lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng lao động. Ở Lộc Thủy, tổng số lao động là 2.243, trong đó lao động nông nghiệp là 1.820, chiếm đến 81,14%.ở Thanh Thủy, tỷ lệ này là 80,69%. Số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp quá đông phản ánh cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu đa dạng hóa việc làm. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng lực lượng lao động nông nhàn,
Đại học Kinh tế Huế
đồng thời tạo áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương.Tỷ lệ gia tăng dân số ở cả hai xã tuyđãđược cải thiện nhưng vẫn còn khá cao.
b) Kinh tế
Trước hết, chúng ta xem xét các kết quả đạt được của hai xã trong năm 2010.
Bảng 8: Thực trạng phát triển kinh tế của Lộc Thủy và Thanh Thủy năm 2010
Chỉ tiêu ĐVT Xã Lộc Thủy Xã Thanh
Thủy
1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 11,00 10,50
2.Cơ cấu kinh tế: % 100,00 100,00
+Nông, lâm, thủy sản % 45,50 47,50
+TTCN- xây dựng % 24,00 25,00
+Dịch vụ thương mại % 30,50 27,50
3.Tổng sản lượng lương thực cả
năm Tấn 5.280,00 2.588,00
4. Thu ngân sách trên địa bàn Trđồng 4.066,00 1.844,00 5. Thu nhậpBQđầu người Trđồng/n
gười 11,50 11,50
(Nguồn : Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 của xã Lộc Thủy và xã Thanh Thủy)
Xem xét các số liệu ta nhận thấy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ở cả hai xã, cụ thể là 11% ở Lộc Thủy và 10,5% ở Thanh Thủy, đây cũng là mức tăng trưởng đáng khích lệ, đặc biệt là trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động mạnh trong giai đoạn hiện nay. Trong cơ cấu kinh tế, nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (47,5%), còn lại chia đều cho TTCN - xây dựng (25%) và dịch vụ thương mại (27,5%). Trong xu thế hiện nay, để phát triển theo nền kinh tế thị trường, thì cơ cấu kinh tế như vậy vẫn còn thiếu hợp lý, cần phải chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tổng sản lượng lương thực cả năm của Lộc Thủy là 52.280 tấn, thu ngân sách 4.066 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với Thanh Thủy, với tổng sản lượng 2.588 tấn, thu ngân sách 1.844 tỷ đồng. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của hai xã này lại như nhau, là 11,5 triệu
Đại học Kinh tế Huế
đồng/người/năm. Mức thu nhập này tương đương với mỗi người chỉ thu nhập chưa đầy 1 triệu đồng/tháng, một con số quá thấp, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 9: Tình hình sản xuất lúa của Lộc Thủy và Thanh Thủy năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT Xã Lộc Thủy Xã Thanh Thủy
1. Diện tích gieo trồng Ha 541,40 338,81
2. Tổng sản lượng Tấn 5.280,00 2.588,00
3. Năng suất Tạ/ha 97,50 76,40
(Nguồn : Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 của xã Lộc Thủy và xã Thanh Thủy)
Đều là hai xã vùng đồng bằng, song so với Thanh Thủy, Lộc Thủy là xã thuận lợi để sản xuất lúa hơn. Lộc Thủy là xã vùng giữa với các cánh đồng rộng lớn và màu mỡ. Chất lượng đất cũng như quy mô và sự tập trung đất đai là những lợi thế để xã này nâng cao năng suất lúa.Số liệu cho thấy năm 2010, diện tích gieo trồng lúa cả năm của Lộc Thủy là 541,40 ha, cao hơn nhiều so với Thanh Thủy, chỉ có 338,81 ha. Năng suất và sản lượng lúa của hai xã cũng có sự khác biệt lớn. Sản lượng lúa cả năm của Lộc Thủy là 5.280 tấn, năng suất là 97,5 tạ/ha trong khi sản lượng của Thanh Thủy là 2.588 tấn, năng suất đạt 76,4 tạ/ha.
c) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Giao thông
Trên địa bàn xã Lộc Thủy có đường giao thông liên xã, liên thôn và đường từ các ngõ xóm đã được đổ dải nhựa và đổ bê tông. Đặc biệt, năm 2005 huyện Lệ Thủy đã khánh thành đường lưu niệm về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ thị trấn Kiến Giang về Lộc Thủy với mặt đường rộng 7 m. Bên cạnh đó, đường từ thôn ra đồng và đường sông cũng được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa.
Với Thanh Thủy, hệ thống giao thông thủy, bộ ở đây từ lâu đã phát triển tương đối nhanh và thuận lợi. Nằm dọc theo đường quốc lộ 1A với chiều dài khoảng 5km, đây là điều kiện để xã có một lợi thế khá lớn trong giao lưu mua bán hàng hóa, cũng như vấn đề đi lại của nhân dân. Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn cơ bản được bê tông hóa. Một số đường bê tông, đường cấp phối được kéo dài từ khu vực dân
Đại học Kinh tế Huế
cư ra nơi sản xuất, tạo điều kiện tốt cho việc phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất và dân sinh.
Thủy lợi
Trong những năm trở lại đây, công tác thủy lợi, tưới tiêu cho đồng ruộng đã được chú trọng nhiều hơn. Ở cả hai xã, hệ thống thủy lợi với các tuyến kênh bê tông, các trạm bơm cũng đã được đầu tư và nâng cấp để phục vụ tốt hơn cho sản xuất của nhân dân trên địa bàn.
Giáo dục và đào tạo
Cũng giống như các địa phương khác trên địa bàn toàn huyện, ở hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy, công tác giáo dục và đào tạo đã có bước phát triển mới, cuộc vận động xã hội hóa giáo dục đãđược các cấp, ngành quan tâm và nhân dân đồng tình ủng hộ. Xã Lộc Thủy hiện có 5 điểm trường mẫu giáo ở các xóm; có 2 trường tiểu học;
1 trường trung học cơ sở. Xã Thanh Thủy hiện có 2 điểm trường mẫu giáo; 1trường tiểu học; 1 trường cấp2 3
Hệ thống trường lớp đã phát triển đều ở các cấp học. Đội ngũ giáo viên được bổ sung cả về số lượng và chất lượng. Phong trào xây dựng trường điểm chất lượng cao, trường đạt tiêu chuẩn quốc gia được triển khai thực hiện tốt.
Tuy vậy, cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, trường, lớp, trang thiết bị mặc dù đãđược đầu tư song vẫn còn thiếu.
Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống bệnh tật hiện đang ngày càng được chú trọng, không chỉ ở riêng hai xã mà cả trên toàn địa bàn huyện. Mỗi xã đều có một trạm y tế với các y tá, bác sĩ và số giường bệnh tương đối. Tuy cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nhiều thiếu rất nhiều nhưng các trạm y tế đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Văn hóa
Quảng Bình nói chung và Lệ Thủy nói riêng là khu vực chuyển tiếp nền văn hóa giữa haimiền Nam - Bắc. Nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây là làn điệu hò khoan Lệ Thủy, lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang.
Đại học Kinh tế Huế
Riêng Lộc Thủy có hai di tích lịch sử được Bộ văn hóa công nhận là: Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chùa An Xá.
d) Nhậnxét về điều kiện KT –XH của vùng nghiên cứu
* Thành tựu
Trong những năm qua, hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy đã có những nỗ lực phấn đấu vươn lên trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướngCNH - HĐH. Nền kinh tế từng bước thích ứng với cơ chế mới, tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn từng bước được tập trung đầu tự đúng hướng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nông nghiệp bước đầu đã phát triển theo hướng đa dạng, bền vững. Cơ cấu cây trồng mùa vụ được tiếp tục chuyển đổi, bố trí, sắp xếp lại một cách hợp lý, bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh cây cao sản. Năng suất cây trồng tăng, việc trồng các giống mới đã đưa lại hiệu quả khả quan, qua đó góp phần thay đổi cơ cấu bộ giống trên địa bàn. Cây công nghiệp, cây ăn quả đã và đang được đầu tư phát triển. Mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại đang dần hình thành. Cácđiển hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại, và hộ nông dân sản xuất giỏi ngày càng tăng.Công nghiệp, TTCN, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển gắn với quá trình phân công laođộng nông nghiệp, nông thôn. Các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa phát triển nhanh góp phầnCNH -HĐHnông nghiệp nông thôn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng điện – đường – trường – trạm, kênh mương thủy lợi từng bước được đầu tư phát triển. Đời sống vật chất tinh thần cũng như sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
* Hạn chế
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhưng hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy cũng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Trước hết, nền nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi thế độccanh, tỷ suất hàng hóa còn thiếu và chưa ổn định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề còn chậm. Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, phát huy hiệu quả chưa cao. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất còn chậm. Công tác quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch sử dụng đất,
Đại học Kinh tế Huế
quy hoạch khu dân cư nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống nhân dân đã được cải thiện, song sự phân hóa giàu nghèo vẫn đang cao, trình độ dân trí chưa đồng đều.