PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.5 Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất lúa của hộ
Đại học Kinh tế Huế
nào đến năng suất và chi phí sản xuất lúa (bao gồm chi phí phân bón, chi phí lao động và chi phí giống)của các hộ nông dân tại hai xã nghiên cứu.
2.5.1. Ảnh hưởng đến năng suất lúa
Năng suất lúa chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như khí hậu, địa hình, chất lượng đất và thủy lợi. Ở đây, ta chỉ xem xét mối quan hệ giữa năng suất lúa và manh mún ruộng đất, thông qua kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tuyến tính r trên phần mềm SPSS.
Bảng 12: Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và năng suất lúa tại hai xã nghiên cứu
Chỉ tiêu Toàn vùng Lộc Thủy Thanh Thủy
HSTQ P_value HSTQ P_value HSTQ P_value 1.Chỉ số Simpson -0,511 0,000 -0,495 0,000 -0,573 0,000
2.Số thửa -0,480 0,000 -0,288 0,043 -0,756 0,000
3.Tổng diện tích đất 0,663 0,000 0,325 0,021 0,126 0,385
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2011)
- Chỉ số Simpson:
Trên toàn vùng hai xã nghiên cứu, cũng như từng xã riêng biệt, với mức độ tin cậy là 99%, ta có thể kết luận có mối quan hệ ngược chiều giữa chỉ số Simpson và năng suất lúa, hay nói cách khác, chỉ số Simpson tăng thì năng suất lúa càng giảm.
Điều này là hợp lý bởi chỉ số Simpson tăng chứng tỏ mức độ manh mún càng nghiêm trọng, các thửa ruộng bị xé lẻ, phân tán trên các vùng khác nhau, diện tích của các thửa ruộng bị thu hẹp. Hậu quả là chi phí bỏ ra cao hơn, khó khăn để áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, người nông dân mất nhiều công chăm bón hơn trong khi sản lượng hao hụt nhiều, cuối cùng năng suất lúa cũng giảm theo.
- Số thửa ruộng:
Kiểm định cho thấy, tại mức ý nghĩa là 0,1 đối với toàn vùng và 0,05 đối với Lộc Thủy, số thửa ruộng BQ/hộ có ảnh hưởng đến năng suất lúa của hộ. Do có HSTQ âm nên mối quan hệ này ngược chiều, hộ càng có nhiều thửa thì năng suất lúa thu hoạch càng thấp. Kết quả này là phù hợp bởi số mảnh ruộng càng nhiều, khó lòng áp
Đại học Kinh tế Huế
dụng chuyên môn hóa sản xuất cũng như chủ động tưới tiêu, thủy lợi, mất đất do bờ thửa vì thế mà sản lượng thu được cũng thấp hơn.
Do số thửa ruộng bình quân của Lộc Thủy là 3,04, thấp hơn so với Thanh Thủy là 3,56 nên ảnh hưởng của số thửa đến năng suất lúa cũng ít hơn. Điều này được thể hiện rõ khi HSTQ giữa số thửa ruộng và năng suất lúa của Lộc Thủy là -0,288, của Thanh Thủy là -0,756.
- Tổng diện tích đất đai BQ/hộ:
Kết quả kiểm định ở Lộc Thủy và trên toàn vùng cho thấytại mức ý nghĩa là 0,05 quy mô đất đai có mối quan hệ cùng chiều với năng suất lúa (thể hiện ở HSTQ dương) nghĩa là tổng diện tích đất càng cao thì năng suất lúa cũng cao hơn. Khi quy mô đất đai tăng lên, người ta có thể mạnh dạn đầu tư sản xuất, áp dụng công nghệ, từ đó mang lại năng suất cao hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng với Thanh Thủy. Do P_value = 0,385 nên ta không thể đưa ra kết luận rằng tổng diện tích đất BQ/hộ có ảnh hưởng đến năng suất lúa của hộ đó. Điều này là do quy mô đất sản xuất của Thanh Thủy quá thấp, không có sự chênh lệch lớn nào về diện tích đất đai/thửa cũng như quy mô đất đai giữa các hộ, do đó, chúng ta khó có thể đảm bảo rằng quy mô đất đai càng tăng thì năng suất lúa cũng tăng.
2.5.2. Ảnh hưởng đến chi phí phân bón
Chi phí phân bón của hai xã chủ yếu bao gồm chi phí đạm, lân và kali. Thông thường, người ta sẽ bón phân theo tỷ lệ 15 kg đạm/sào, 15 kg lân/sào và 3 kg kali/sào.
Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ thay đổi tùy vào diện tích thửa, chất lượng đất và từng loại giống lúa. Do đó, với các mảnh ruộng khác nhau thì chi phí này cũng khác nhau.
Bảng 13: Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và chi phí phân bón.
Chỉ tiêu Toàn vùng Lộc Thủy Thanh Thủy
HSTQ P_value HSTQ P_value HSTQ P_value
1.Chỉ số Simpson 0,561 0,000 0,540 0,000 0,615 0,000
2.Số thửa 0,532 0,000 0,327 0,020 0,715 0,000
3.Tổng diện tích đất -0,605 0,000 -0,185 0,198 -0,249 0,082
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2011)
Đại học Kinh tế Huế
- Chỉ số Simpson:
Do giá trị P_value = 0,000 và HSTQ dương đối với toàn vùng cũng như ở cả hai xã nghiên cứu nên ta có thể kết luận rằng: chỉ số Simpson có mối quan hệ cùng chiều với chi phí phân bón. Mặt khác, chỉ số Simpson là chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ manh mún đất đai nên chỉ số Simpson càng cao, mức độ manh mún càng cao và chi phí phân bón cũng cao hơn. Điều này không sẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất lúa bởi chi phí phân bón tăng lên làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất.
Giải thích cho mối quan hệ giữa manh mún đất đai và chi phí phân bón, một khi đất đai càng manh mún, nhỏ lẻ, người nông dân phải di chuyển nhiều hơn, lượng phân bón hao hụt nhiều hơn. Mặt khác, càng nhiều mảnh có diện tích nhỏ, lượng phân bón bị hao phí do bờ thửa hay sang các thửa kế cận cũng nhiều hơn, từ đó đẩy chi phí tăng lên.
- Số thửa ruộng BQ/hộ:
Tương tự, số thửa cũng có mối quan hệ cùng chiều với manh mún. Số thửa tăng lên, đòi hỏi chi phí cho phân bón cũng tăng lên. Tuy nhiên, do số thửa ruộng BQ/hộ của Thanh Thủy cao hơn Lộc Thủy nên HSTQ thể hiện mối quan hệ giữa số thửa ruộng BQ/hộ và chi phí BQ/sào/hộ cũng cao hơn. Cụ thể, HSTQ là 0,327 (Lộc Thủy) và 0,715 (Thanh Thủy).
- Tổng diện tích đất đai BQ/hộ:
Trên toàn vùng nghiên cứu, P_value = 0,000 và HSTQ = - 0,605 nên ta kết luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tổng diện tích đất đai và chi phí phân bón. Nói cách khác, càng ít manh mún, quy mô đất đai càng lớn thì chi phí phân bón càng giảm.
Tuy nhiên, kết luận này không đúng đối với trường hợp từng xã.
Với Lộc Thủy, do P_value = 0,198 nên ta không thể kết luận được rằng tổng diện tích đất đai có mối quan hệ với chi phí phân bón hay không. Điều này là do, chi phí đất đai sẽ thực sự tăng lên nếu số thửa ruộng và khoảng cách từ nhà đến thửa tăng lên. Quy mô đất đai của hộ tăng lên, thực sự sẽ tiết kiệm được 1 lượng phân bón bị hao hụt song nếu các có nhiều thửa ruộng phân tán ở nhiều nơi thì chi phí phân bón vẫn tăng lên. Như vậy, tổng diện tích đất đai dường như không tác động đáng kể đến chi phí phân bón.
Đại học Kinh tế Huế
Trong khi tạiThanh Thủy,do P_value = 0,082 và HSTQ =–0,249 nên ta có thể kết luận rằng tại mức ý nghĩa 0,1 thì tổng diện tích đất đai có mối quan hệ ngược với chi phí phân bón. Điều này là do, các thửa ruộng ở Thanh Thủy đa phần đều có diện tích rất nhỏ, khiến tổng quy mô đất đai của hộ nhỏ, từ đó phân bón hao hụt nhiều. Khi quy mô đất đai tăng lên, diện tích đất đai BQ/thửa/hộ cũng tăng, do đó tiết kiệm chi phí hơn. Vì thế, ta có thể suy ra rằng, tổng diện tích đất đai càng tăng thì chi phí cho phân bón giảm.
2.5.3. Ảnh hưởng đến chi phí công lao động
Lao động ở đây bao gồm cả lao động gia đình và lao động thuê để gieo, cấy, chăm sóc và gặt lúa.
Bảng 14: Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và chi phí công lao động tại hai xã nghiên cứu
Chỉ tiêu Toàn vùng Lộc Thủy Thanh Thủy
HSTQ P_value HSTQ P_value HSTQ P_value
1.Chỉ số Simpson 0,633 0,000 0,761 0,000 0,640 0,000
2.Số thửa 0,734 0,000 0,764 0,000 0,801 0,000
3.Tổng diện tích đất -0,221 0,027 0,232 0,104 -0,182 0,205
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2011)
- Chỉ số Simpson:
Do P_value = 0,000 và HSTQ dương với cả hai xã nghiên cứu nên ta có thể khẳng định rằng chỉ số Simpson có mối quan hệ cùng chiều với chi phí lao động. Chỉ số Simpson cao, chứng tỏ mức độ manh mún cao làm tăng chi phí lao động. Thông thường với vụ đông xuân, 1 sào ruộng phải mất 4 công lao động để gieo cấy, chăm bón và gặt lúa. Khi các mảnh ruộngnhỏ và bị phân tán người nông dân sẽ phảibỏ ra nhiều công lao động hơn.. Với thửa ruộng có diện tích nhỏ hơn 1 sào, người ta vẫn bỏ ra 2 công lao động để gặt lúa như các thửa ruộng khác, nếu các mảnh ruộng lớn hơn và tập trung hơn công lao động sẽ được sử dụng triệt để và có hiệu quả hơn. Thay vì gặt xong sớm và trở về nhà, 2 công lao động này sẽ tiếp tục gặt nếu diện tích thửa ruộng lớn hơn hoặc gặt cho các mảnh ruộng gần đó. Tận dụng thời điểm tốt nhất để gặt lúa,
Đại học Kinh tế Huế
hộ sẽ tập trungnhiều lao động để gặt lúa và tiết kiệm công lao động khi phải di chuyển đến các thửa ruộng khác.
- Số thửa ruộng BQ/hộ:
Tương tự như chỉ số Simpson, kiểm định cũng cho thấy có mối quan hệ thuận giữa số thửa ruộng và chi phí lao động, thể hiện qua mức ý nghĩa P_value =0,000 và HSTQ dương đối với toàn vùng nghiên cứu nói chung và từng xã nói riêng. Kết quả này là phù hợp, bởi càng có nhiều thửa, người nông dân phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho đi lại giữa các thửa, mặt khác cũng không thể tận dụng hiệu quả công lao động.
Với những hoạt động mang tính thời điểm như tháo nước vào ruộng để kịp thời cung cấp nước cho cây lúa phát triển, lao động không thể đáp ứng đủ cho tất cả các thửa.
Việc phân bổ công lao động sang các ngày khác sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động do mất đi tính thời điểm. Có thể nhận thấy rằng, chi phí cho công lao động sẽ tăng tỷ lệ thuận với số mảnh ruộng của hộ.
- Tổng diện tích đất đai BQ/ thửa:
Với chỉ tiêu này, mức ý nghĩa thu được sau khi kiểm định đối với từng xã và trên toàn vùng khác nhau, do đó kết luận cũng khác nhau.
Trên toàn vùng, do P_value = 0,027 và HSTQ = -0,221, quy mô đất đai có mối quan hệ nghịch với chi phí lao động, hay tổng diện tích đất đai của hộ càng lớn thì công lao động của hộ càng nhỏ.
Do P_value = 0,104 và HSTQ = 0,232 nên với mức ý nghĩa là 0,1 ta vẫncó thể khẳng định rằngtại Lộc Thủytổng diện tích đất đai có mối quan hệ cùng chiều với chi phí lao động, nghĩa là chi phí lao động sẽ tăng lên một khi quy mô đất đai tăng. Điều này có vẻ khá vô lý vì khi diện tích đất đai tăng lên, thông thường công lao động sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Nguyên nhân của sự bất hợp lý này xuất phát từ sự phân chia các thửa ruộng ở Lộc Thủy. Có một thực tế là các thửa ở càng xa thì diện tích cành tăng. Riêng các mảnh ruộng có diện tích lớn nhất lại có khoảng cách từ nhà đến thửa xa nhất. Khi đó, công lao động thực tế sẽ không những không tiết kiệm được mà còn tăng thêm do: khoảng cách càng xa, chi phí cho công lao động càng tăng do chi phí đi lại, người lao động sẽ mệt mỏi và năng suất lao động kém đi sau khi di chuyển một
Đại học Kinh tế Huế
quãng đường xa như vậy. Thứ hai là không thể tận dụng tốt công lao động. Những hoạt động thời vụ cũng sẽ kém hiệu quả hơn.
Do P_value = 0,205 nên ta không thể kết luận rằng đối với Thanh Thủy mối quan hệ giữa tổng diện tích đất đai và chi phí lao động hay không. Thông thường, các mảnh ruộng có diện tích lớn thường tận dụng tốt lao động và tiết kiệm công lao động nhiều hơn. Tuy nhiên, ở Thanh Thủy do diện tích đất đai nhỏ nên kết luận này không phù hợp. Chi phí lao động BQ dường như bị ảnh hưởng nhiều do số thửa ruộng và khoảng cách từ nhà đến thửa hơn là tổng diện tích đất đai BQ/thửa.
2.5.4. Ảnh hưởng đến chi phí giống
Bảng 15: Mối quan hệ giữa manh mún đất đai và chi phí giống tại vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu
Toàn vùng Lộc Thủy Thanh Thủy HSTQ P_value HSTQ P_value HSTQ P_value
1.Chỉ số Simpson 0,643 0,000 0,668 0,000 0,613 0,000
2.Số thửa 0,688 0,000 0,618 0,000 0,757 0,000
3.Tổng diện tích đất -0,391 0,000 0,028 0,849 -0,151 0,296
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2011)
- Chỉ số Simpson:
Tại cả hai xã nghiên cứu, kết quả kiểm định thu được đều cho P_value = 0,000 và HSTQ dương nên ta khẳng định rằng chỉ số Simpson có mối quan hệ cùng chiều với chi phí giống. Chỉ số Simpson càng cao hay manh mún đất đai càng nhiều thì chi phí lao động bỏ ra càng lớn. Điều này dễ nhận thấy, bởi ruộng đất càng manh mún, giống khi gieo càng bị hao hụt do gieo phải bờ thửa, hay sang các mảnh ruộng bên cạnh.
- Số thửa ruộng BQ/thửa:
Tương tự như chỉ số Simpson, kết luận thu được sau khi kiểm định là: số thửa ruộng có mối quan hệ cùng chiều với chi phí giống. Càng có nhiều thửa, giống gieo càng bị hao hụt nhiều hơn.
- Tổng diện tích đất đai BQ/hộ: Theo lý thuyết, tổng diện tích đất đai tăng lên, lượng giống bị hao hụt sẽ giảm đi do hạn chế được các vấn đề như bờ thửa, giống gieo cũng sẽ đều hơn, nhờ đó tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, kết quả kiểm định lại cho thấy rằng,
Đại học Kinh tế Huế
mối quan hệ này chỉ có ý nghĩa trên toàn vùng nghiên cứu. Riêng đối với từng xã, giá trị P_value khá lớn không cho phép chúng ta đi đến kết luận về mối quan hệ này. Cụ thể, P_value = 0,849 (Lộc Thủy) và P_value = 0,296 (Thanh Thủy). Như đã đề cập ở các phần trước, đối với Lộc Thủy, thông thường các thửa có diện tích có diện tích lớn đều ở xa nên chi phí giống do hao hụt cũng tăng lên, bù trừ với lượng giống tiết kiệm được nhờ tăng quy mô diện tích. Riêng với Thanh Thủy, do diện tích đất BQ/thửa rất nhỏ kéo theo quy mô đất đai BQ nhỏ nên mối quan hệ này cũng không thực sự có ý nghĩa.