PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra và tình hình sản xuất lúa
Như vậy tổng số mẫu điều tra là 100 hộ. Trên địa bàn Lộc Thủy, việc điều tra được tiến hành trên cả hai thôn là thôn Tuy Lộc và thôn An Xá. Riêng Thanh Thủy, xã có 7 thôn phân bố trên một vùng địa lý khá rộng, nên tôi đã chọn chỉ điều tra tại hai thôn là thôn 3 Thanh Mỹ và thôn 4 Thanh Mỹ. Sau đây là tình hình chung về các hộ điều tra:
2.3.1. Thông tin cơ bản về hộ
Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân ở hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy, kết quả thu được như sau:
Hầu hết các hộ đều có nhân khẩu đông, BQ 5,37 khẩu/hộ ở Lộc Thủy và 5,4 khẩu/hộ ở Thanh Thủy. Tuy nhiên, số lao động BQ là 3,51 người/hộ ở Lộc Thủy và 3,03 người/hộ ở Thanh Thủy. Điều này tương đương mỗi hộ phải gánh thêm 1 - 2 người ăn theo, là trẻ em chưa đến tuổi lao động hay những người đã quá tuổi lao động.
Với số lao động như vậy, dẫn đến một vấn đề bất cập là tình trạng lao động dư thừa lúc nông nhàn và thiếu lao động mùa vụ. Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết các hộ nông dân đều có công việc để làm thêm, thậm chí nhiều người coi việc làm ruộng chỉ là nghề phụ, bởi lẽ theo họ, khó mà sống được nếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng.
Đây cũng là thực tế cho thấy rằng, với quỹ đất hạn hẹp cùng với phươngthức canh tác tiểu nông hiện tại, nông dân của chúng ta khó có thể làm giàu nhờ cây lúa.
Phần lớn chủ hộ là nam giới, cũng như các vùng nông thôn khác,trong các gia đình nông dân, người chồng chịu trách nhiệm chính trong công việc đồng áng và họ có tiếng nói quyết định đối vớicác vấn đề liên quan đến sản xuất của gia đình.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: Tình hình cơ bản của các hộ nông dân tại vùng nghiên cứu
Lộc Thủy Thanh Thủy
Chỉ tiêu Min Max TB Trung
vị Min Max TB Trung
vị
1. Tuổi 32 62 46,62 47 30 61 48,66 48
2. Số năm
đến trường 2 12 7,42 7 3 12 7,52 7
3. Số nhân
khẩu 4 8 5,30 5 3 8 5,36 5
4. Lao động 2 7 2,90 2 2 7 3,34 3
(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2011)
Chủ hộ đa phần có độ tuổi khá cao,trung bình 46,62 tuổi (Lộc Thủy) và 48,66 tuổi (Thanh Thủy). Họ là những người nông dân lâu năm, có kinh nghiệm cũng như hiểu biết về tình hình sản xuất lúa trên mảnh ruộng của mình. Đây cũng là lợi thế lớn trong quá trình sản xuất lúa, bởi kinh nghiệm có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa.
Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết chủ hộ đều có trình độ thấp, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới. Thêm vào đó, do trình độ còn thấp nên chủ hộ, người có tiếng nói quyết định trong gia đình vẫn còn tư tưởng ngại đổi mới, thiếu sáng tạo trong hoạt động sản xuất. Trung bình số năm đến trường của các chủ hộ ở Lộc Thủy là 7,42 năm, Thanh Thủy là 7,52 năm, cá biệt một số người mới chỉ dừng lại ở mức độ biết chữ. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi người nông dân phải có trình độ nhất định để tìm hiểu và ứng dụng tiến bộ khoa học mới, như vậy sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thì việc nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng sáng tạo, bắt kịp cái mới của người nông dân sẽ trở thành một yêu cầu bức thiết.
Đây cũng là một vấn đề mà các cấp, ngành và chính quyền địa phương phải quan tâm, từ đónâng cao sự hiểu biết cho nông dân.
Một vấn đề nữa là tình hình nhân khẩu và lao động của hộ. Trung bình mỗi hộ có khoảng 5,3 nhân khẩu, trong đó có 2,9 lao động (Lộc Thủy) 3,34 lao động ở Thanh Thủy. Hầu hết các lao động này đều tham gia hoạt động sản xuất lúa, tuy nhiên họ
Đại học Kinh tế Huế
cũng có các công việc khác để kiếm thêm thu nhập như chăn nuôi, buôn bán. Vấn đề lao động trong nông nghiệp thực ra khá phức tạp, do áp lực thiếu lao động vào lúc mùa vụ và dư thừa lao động nông nhàn.
2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của hộ
Hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng vốn của mình để đầu tư vào sản xuất lúa, họ chủ yếu chỉ vay vốn để chăn nuôi. Nguồn vay chủ yếu là từ ngân hàng chính sách, các khoản vay hỗ trợ cho người nghèo, hội cựu thanh niên xung phong với lãi suất thấp.Vậy tại sao người nông dân không mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất lúa, câu trả lời nhận được chủ yếu là do quy mô đất đai của hộ ít, chi phí bỏ ra chủ yếu là công lao động. Một vấn đề nữa mà người nông dân đang e ngại là giá lúa khôngổn định mà biến động liên tục, trong khi giá đầu vào ngày càng tăng. Hiện nay giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng cao, tình hình sâu bệnh cũng phức tạp hơn.
Mặt khác, Lệ Thủy là một vùng đồng bằngchiêm trũng, những năm gần đây lũ lụt ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như sản xuất lúa của nhân dân trên địa bàn huyện.
Ngoài việc phá hoại mùa màng, nguy cơ về lũ lụt còn khiến người nông dân thất thu khá lớn do họ khó mà giữ lúa đến thời điểm giá cao. Nhiều người trả lời rằng, tuy biết là nếu giữ lúa một thời gian thì có thể bán với giá cao hơn nhưng rủi ro cũng rất lớn vì nếu có lũ, thiệt hại sẽ rất lớn. Dưới đây là kết quả sau khi tìm hiểu về tình hình sản xuất lúa của nông dân hai xã Lộc Thủy và Thanh Thủy.
* Giống lúa:
Trên địa bàn hai xã tiến hành điều tra, X21 là giống lúa chủ yếu được đưa vào sản xuất. X21 là giống lúa được tạo ra từ tổ hợp lai Xi12/X11 bằng phương pháp chọn gộp cải tiến. Thời gian sinh trưởng của trong trà xuân sớm 180 - 185 ngày. Giai đoạn này mạ chịu rét khá. Chiều cao cây 95 - 100cm. Khả năng đẻ nhánh khá, phiến lá dày, góc lá hẹp gọn khóm trổ kéo dài khoảng 10 - 12 ngày (dài hơn các giống khác 3 - 5 ngày). Hạt hơi bầu, màu vàng sáng, khối lượng hạt khoảng 25 - 26 gram. Chất lượng gạo khá, cơm mềm và đậm. Năng suất trung bình là 50 - 55 tạ/ha, cao 65 - 70 tạ/ha.
Nhiễm 1 số sâu bệnh hại chính từ nhẹ đến trung bình. Khả năng chống đổ khá, chịu chua mặn khá. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Nên gieo cấy trên ruộng vàn, vàn trũng, đất chua bị nhiễm mặn.Thích hợp cho gieo cấy trong trà xuân sớm, có thể bố trí
Đại học Kinh tế Huế
trong vụ mùa và chính vụ. Đây cũng chính là những lý do giống lúa X21 được gieo trồng phổ biến trên đồng ruộng hai xã Thanh Thủy và Lộc Thủy.
* Các loại phân bón thường được sử dụng ở hai xã bao gồm : Đạm Phú Mỹ, lân Lâm Thao và kali Isareal.