CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.4. Tổng quan về chất thải rắn
* Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về chất thải rắn. Theo khoản 10 điều 3 của Luật BVMT thì “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn cũng đã định nghĩa: “Chất thải rắn là chất thải ởthể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại”.
- Chất thải sinh hoạt là các chất thải rắn thải ra từ các hoạt động phục vụ cuộc sống vật chất và tinh thần của con người như: chất thải từ các loại đồ ăn, các loại vỏ đựng nước uống, các phương tiện học tập, nghe nhìn, các đồ dùng sinh hoạt cũ, hỏng, rác thải từ các chợ và các siêu thị…
Đại học Kinh tế Huế
- Chất thải rắn công nghiệp là các chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng như: gỗ, đất đá, xi măng, sắt vụn, các loại bao bì…
Như vậy, Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Và cũng có thể hiểu rằng: “rác thải đô thị là các chất thải rắn do các hoạt động sản xuất công nghiệp và các hoạt động phục vụ cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân đô thị tạo ra”.
Giống với ở các nước trên thếgiới, ở Việt Nam,CTR phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt, chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại (chợ, siêu thị…) và từ các hộ gia đình với thành phần hữu cơ là chủ yếu. Và theo quy luật chung,ở các đô thị lớn hơn, phát triển hơn và các khu công nghiệp tập trung hơn sẽ có lượngCTRphát sinh cao hơn và ngược lại.
Mặt khác, như đã đề cập ở trên, Môi trường có khả năng đồng hóa một lượng chất thải nhất định, có khả năng tự làm sạch các chất thải, làm cho các chất thải không còn độc hại với môi trường sống của con người nhưng với điều kiện lượng thải nhỏ hơn A (Khả năng đồng hóa của môi trường).
* Nguồn phát sinh
Chất thải được tạo ra chủ yếu từ các hoạt động của con người. Tuy nhiên việc tạo ra đó có sự khác nhau về thành phần, khối lượng và nguồn gốc. Khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn.
Chất thải được đề cập ở đây là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể chia thành các nhóm sau.
- CTR từ các khu dân cư, hộ gia đình…
- CTR từ cơ quan, trường học…
- CTR từ nhà hàng, khách sạn,chợ…
- CTR từ công viên đường sá…
- CTR từ bệnh viện, phòng khám của các trạm y tế, của các cơsở tư nhân.
Như vậy, để quản lý và xử lý CTR hiệu quả cần xác định được nguồn phát sinh CTR.
Đại học Kinh tế Huế
Đại học Kinh tế Huế
* Phân loại
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cáchkhác nhau:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, cao su, chất dẻo…
- Theo mức độ nguy hại:CTR được phân thành các loại như: chất thải nguy hại, chất thải y tế nguy hại, chất thải không nguy hại…
- Theo bản chất nguồn tạo thành: CTR được phân thành các loại như: CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp, CTR xây dựng…
Nguồn phát sinh và quá trình phân loại được thể hiện qua sơ đồ1 sau:
Sơ đồ 1:Các nguồn phát sinhvà phân loại chất thảirắn
(Nguồn: Giáo trình “Quản lý CTR”- Trần Hiếu Nhuệ,2001) Các quá
trình phi sản xuất
Hoạt động sống và tái sản sinh con người
Các hoạt động quản lý Các quá
trình sản xuất
Chất thải
Các hoạt động giao
tiếp, đối ngoại
Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn
CT công nghiệp
Các loại khác CT
sinh hoạt
Các hoạt động kinh tế- xã hội của con người
Đại học Kinh tế Huế
* Thành phầnCTR
Thành phần củaCTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm khối lượng.
- Thành phần vật lý.
Thành phầnvật lý của CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn và vận hành các thiết bị đánh giá khả năng tái sử dụng CTR. Thành phần vật lý của CTR được xem xét từ các góc độ sau đây:
+ Thành phần riêng biệt: Được phân loại theo cấu trúc của các chất thải, khả năng tái sinh hay phân huỷ như: thực phẩm, giấy, nhựa, da, kim loại khác.
+ Độ ẩm củaCTR:
Độ ẩm củaCTR X = Khối lượng ban đầu của mẫuCTR Khối lượngCTR sau khi sấy ở 1050C
Độ ẩm CTR là lượng nước chứa trong 1 đơn vị trọng lượng CTR ở trạng thái nguyên thủy. Độ ẩm giúp ta xác định được tính chất của CTR, cách xử lý và thời gian CTR có thể phân huỷ.
+ Tỷ trọng kgCTR/m3: Chỉ tiêu này rất cần thiết cho việc đánh giá khối lượng và thể tíchchấtthải.
Tỷ trọng (kg/m3) = Khối lượngCTR
Thể tích chứa khối lượng CTR - Thành phần hoá học.
Thành phần hoá học củaCTR có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn cách xử lý, đánh giá ảnh hưởng của chất thải đến đời sống, sức khoẻ của con người. Thông thường khi xét thành phần hoá học của chất thải người ta xét đến hai thành phần đó là:
hữu cơ và vô cơ.
+ Chất hữu cơ: Là thành phần chất bay hơi khi đốt ở nhiệt độ 9500c.
+ Chất vô cơ: Là thành phần còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ 9500c.
Tuy nhiên trong phân loạiCTR hiện nay các thành phần nàyđược hiểu như sau:
Chất thải hữu cơ là chất thải có thểtự phân huỷ qua quá trình chôn lấp như các loại thực phẩm, giấy…
Chất thải vô cơ là các loại khó hoặc không thể phân huỷ được như: Nhựa, da, kim loại... Đây là những chất có thể tái sử dụng và tái chế được.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 1: Thành phần chất thảirắn sinh hoạt ở các đô thịViệtNam năm1998 theo trọng lượng
(Đơn vị tính: %)
Thành phần
Năm1998 Hà
Nội
Hải Phòng
Hạ
Long Huế TPHCM
1. Chất thảihữu cơ 2. Cao su, nhựa…
3. Kim loại, đồ hộp…
4. Giấy vụn, vải…
5. Thuỷ tinh, sành…
6.Đất, cát…..
Tổng
50,10 5,50 2,50 4,20 1,80 35,90
100
50,58 4,52 0,22 7,52 0,63 36,53
100
42,40 3,60 0,40 5,60 6,20 41,80 100
75,60 5,50 1,50 3,00 2,50 11,90 100
41,25 8,78 1,55 24,83 5,59 18,00 100 (Nguồn: số liệu quan trắc –CEETIA) Trong 6 loại CTR trên, thành phần chất thải như lá cây, rác hữu cơ, vải, giấy vụn catton là loạichất thảicó thể phân huỷ được.Còn những loại chất thải nhưcao su, ni lông, kim loại, thuỷ tinh, sành, sứ là những loạichất thảikhông thể phân huỷ được.
Qua bảngtrên ta thấy: Ở các Thành phố lớn của Việt Nam, thành phầnchất thải hữu cơ là thành phần chủ yếuvà tỷ lệchất thảikhông thể phân huỷ chiếm tỷ lệ còn cao trong tổng các loại chất thải. Trong đó, TP.Huế có thành phần chất thải hữu cơ lớn nhất (75,60%) và thấp nhất là ở TP HCM (41,25%). Chính vì vậyviệc thu gom và xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc phân loại chất thải rắn. Muốn xử lý các loại CTR này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, cácngành đặc biệt là về nguồn kinh phí xử lý.