Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.2. Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1. Thực trạng quản lý và xửlý chất thải rắn trên thế giới

Ước tính hàng năm lượngCTR đô thị được thu gom trên toàn thế giới là 1,2 tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD, các khu đô thi mới nổi và các nước đang phát triển.

Các nước trên thế giới đang cố gắng tìm ra phương án tối ưu để giải quyết vấn đề CTR. Nhật Bản là nước đi đầu trong việc bảo vệ môi sinh, nhất là xử lý chất thải bởi sản xuất càng phát triển, chất thải càng nhiều.

Sau đây sẽ là một số kinh nghiệm quản lý CTR ở2nước tiêu biểu trên thế giới:

Kinh nghiệm quản lý CTR của Nhật Bản

Mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 60 triệu tấn CTR, nhưng chỉ khoảng 5%

trong số đó phải đưa tới bãi chôn lấp (khoảng 3 triệu tấn), còn phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế.

Dọc 2 bên đường, các thùng rác được đặt hai bên vệ đường. Trên các thùng rác này có vẽ hình những loại rác được phép bỏ vào đó. Mỗi thùng rác có màu sắc riêng để người đi đường dễ phân biệt khi bỏ rác vào thùng. Thùng rác rất sạch sẽ và người đi đường rất tự nguyện bỏ rác đúng loại vào thùng như là một thói quen sinh hoạt.

Ở Nhật Bản, người dân phải chiachất thải làm 4 loại: chất thải cháy được, chất thải không cháy được,chất thải tái sinh (giấy, catton, plastic...) và chất thảicồng kềnh.

Sau đó chính quyền địa phương sẽ đến thu gom chất thải theo từng loại, theo từng ngày nhất định rồi chuyển đến nhà máy xử lýchất thải. Sau khi chất thải thu gom được vận chuyển đến nơi quy định, chất thải cháy được sẽ được đưa vào lòđốt để tận dụng nguồn năng lượng cho nhà máy phát điện,chất thải không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn lấp, hai loạichất thảicòn lại được đưa vào phân loại và tái chế lại...

Việc thu gom CTR ở Nhật không giống như ở Việt Nam. Chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của nhà nước, còn chất thải từ công ty, nhà máy...cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định. Và việc quản lý chấtthải rất chặt chẽ.

Đại học Kinh tế Huế

Kinh nghiệm quản lý CTR của Singapore

Singapore là một nước đã được đô thị hóa 100%, nhưng cũng được coi là một trong những đô thị sạch nhất trên thế giới. Singapore đã chú trọng đầu tư cho công tác quản lýCTR, xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lýchấtthải tốt nhất.

Chấtthải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa vào nhà máy tái chế lại, còn các chất khác được đưa về các nhà máy để thiêu hủy. Các công đoạn của hệ thống quản lýchấtthải hoạt động hết sức nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến tận khi xử lý.

Ngoài ra, các hộ gia đình và các công tyở Singapore được khuyến khích tự thu gom và xử lýchấtthải để có thể giảm được chi phí, và được quy định như sau:

- Đối với các hộ dân, thu gom chất thải trực tiếp tại nhà máy phải trả phí 17$/tháng, thu gom chất thảigián tiếp tại các khu dân cư thì phải chi trả phí 7$/tháng.

- Đối với Cty thì trả phí thu gom theo dung tích thùng: 30$/ngày đối với thùng 170 lít. 70$/ngày đối với thùng 170 - 350 lít và 175$/ngày với thùng loại 1000 lít.

Việc thu gom và vận chuyển CTR ở Singapore được đầu tư trang thiết bị hiện đại, gọn nhẹ. Công nghệ xử lý CTR hiện đại là đốt để tận dụng được năng lượng nhiệt từ công việc này. Hiện Singapore có 5 nhà máy xử lý CTR. Trong quá trình đốt, khói, bụi được xử lý bằng hệ thống lọc trước khi ra ống khói.

1.1.2.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

Theo báo cáo Môi trường năm 2004, mỗi năm, có hơn 15 triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%), do vậy công nghiệp có thể coi là nguồn phát sinh thứ hai. Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam được coi là chất thải nguy hại, trong đó bao gồm cả chất thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và chất độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, và các loại thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp. Mặc dù là phát sinh với lượng ít hơn rất nhiều, song nếu không được quản lý tốt thì với các tính chất độc hại, khả năng gây ung thư, tính nguy hại đối với sức khỏe và các tính chất nguy hại khác, chất thải nguy hại đang là mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe người dân và môi trường.

Đại học Kinh tế Huế

Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước) do có lối sống khá giả hơn và có nhiều hoạt động thương mại hơn… Ngược lại, lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của người dân ở các vùng nông thôn chỉ cỡ bằng một nửa phát sinh của dân đô thị (0,3kg/người/ngày so với 0,7 kg/người/ngày) và phần lớn chất thải đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn, trong khi chỉ chiếm cỡ 50% trong chất thải sinh hoạt của các khu đô thị).

Bảng 2: Thông tin chung về quản lý CTR ở ViệtNam

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1. Phát sinh chất thải sinh hoạt

Toàn quốc

Các vùng đô thị

Các vùng nông thôn

Tấn/năm - - -

12.800.000 6.400.000 6.400.000 2. CTR phát sinh từ các cơ sở công nghiệp

CTR nguy hại

CTR không nguy hại

Tấn/năm - -

128.400 2.510.000

3. Chất thải y tế nguy hại Tấn/năm 21.000

4. Chất thải nguy hại phát sinh từ nông nghiệp Tấn/năm 8.600 5. Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt

Toàn quốc

Các vùng đô thị

Các vùng nông thôn

Kg/người/ngày -

- -

0,4 0,7 0,3 6. Thu gom chất thải

Các vùng đô thị

Các vùng nông thôn

Các vùng đô thị nghèo

% - - -

71

< 20 10 - 20 7. Số lượng các cở sở tiêu hủy CTR

Bãi rác và bãi chôn lấp không hợp vệ sinh

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Cơ sở - -

74 17

8. Năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại % 50

(Nguồn: Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2004)

Đại học Kinh tế Huế

Khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Cỡ 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và 35% phát sinhở các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất làở các cơ sở công nghiệp (vớigần 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm). Ngoài ra, nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn tồn lưu các loại hóa chất nông nghiệp bị lưu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng.

Theo ước tính, lượng phát sinh chất thải sẽ tăng đáng kể. Nếu tính đến chi phí cao cho các hoạt động thu gom và tiêu hủy chất thải một cách an toàn thì việc triển khai các sáng kiến nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải như các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, sản xuất sạch hơn, và áp dụng các biện pháp khuyến khích về kinh tế dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, chúng ta sẽ tiết kiệm đáng kể nguồn kinh phí. Ví dụ như, ước tính mỗi năm sẽ tiết kiệm được 200 tỷ đồng chi cho hoạt động xử lý chất thải sinh hoạt và 130 tỷ đồng cho xử lý chất thải y tế nguy hại nếu thực hiện giảm thiểu đươc 10% lượng chất thải phát sinh.

Hiện nay, hoạt động thu gom CTR ở các thành phố đang được cải thiện nhưng ở các vùng nông thôn thì vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ thu gomCTRở các vùng đô thị đạt trung bình khoảng 71%(thấp nhất là 45%ở Long An và cao nhấtlà 95%ở TP.Huếvà vẫn đang tăng dần, trong khi các vùng nông thôn tỷ lệ thu gom nhìn chung thấp hơn 20%.

Biện pháp xử lý CTR đô thị hiện nay chủ yếu là chôn lấp, nhưng chưa có bãi chôn lấp CTR nào đạt tiêu chuẩn kĩ thuật vệ sinh môi trường. Một biện pháp quan trọng trong xử lý chất thải rắn là tái sử dụng và nhặt tái chế chất thải rắn: tái chế và tái sử dụng chất thải rắn là một giải pháp quan trọng để giảm lượng chất thải, vận chuyển và xử lý, đồng thời nó còn mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ. Nhưng tiếc rằng ở nước ta chưa phát triển công nghiệp tái sử dụng và tái chế chất thải. Hiện nay, việc thu gom CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế như: nylon, giấy vụn, kim loại, nhựa, chất dẽo, thuỷ tinh... chủ yếu do những người thu gom chất thải tự do và thu mua phế thải thực hiện, ước tính tỷ lệ thu hồi này đạt khoảng 13% đến 15% tổng lượng CTR phát sinh.

Ngoài ra, có khoảng 1,5% - 2,5% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh được chế biến thành phân vi sinh hay chất mùn thông qua quá trình sản xuất phâncompost.

Đại học Kinh tế Huế

1.1.2.3. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn ởThành Phố Huế

Thành phố Huế có tốc độ phát triển kinh tế và xây dựng chậm. Chính vì thế tốc độ phát sinh chất thải nhìn chung không lớn và phức tạp như một số thành phố lớn khác. Trung bình một ngày đêm toàn Thành phố thải ra khoảng 555m3- 606m3 chất thải rắn sinh hoạt. Mỗi ngày Công tyTNHH Nhà nước MT&CTĐT Huế thu gom được từ550m3- 600m3, đạt khoảng99% tổng lượngCTR thải ra.

Khối lượng CTR thu gom được,Công ty tiến hành vận chuyển vềNhà máy xử lý CTR Tâm Sinh Nghĩa và một phần CTR chuyển về bãi chôn lấp Thuỷ Phương để xử lý (chủ yếu là chôn lấp) còn 1% chưa thu gom thường được người dân thiêu đốt tại vườn hoặc đổ xuống ao hồ, số rất ít được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Số lượng CTR thu gom qua các năm được thể hiện qua bảngsau:

Bảng3: Khối lượngCTR thu gomở TP.Huế qua các năm (2008 - 2010)

Năm

LượngCTR thu gom Tốc độ tăng so với năm trước Khối Lg

(m3)

BQ 1 ngày

đêm (m3) +/- %

2008 2009 2010

187.975 203.670 219.000

515 558 600

- 15.695 15.330

- 108,35 107,53 (Nguồn: Báo cáo của phòng KHKT CtyMT&CTĐT Huế) Qua số liệu bảng trên ta thấy, khối lượng thu gom CTR qua các năm đều tăng;

Năm 2009/2008 tăng 8,35% tương ứng với 15.695m3; Năm 2010/2009 tăng 7,53%

tương ứng 15.330m3, tuy nhiên tỷ lệ tăng trong những năm gần đây giảm hơn so với những năm trước nhưng cũng chứng tỏ được công ty đã cố gắng trong công tác đầu tư phương tiện, mở rộng mạng lưới thu gom, tuyển thêm lao động để tăng khối lượng chất thải thu gom được.Và hy vọng rằng trong vài năm tới 100% lượng CTR phát sinh ở Thành Phố Huế đều được thu gom, vận chuyển và xử lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)