Các giải pháp hổ trợ khác

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR SINH HOẠT CỦA THÀNH PHỐ HUẾ

3.2.5. Các giải pháp hổ trợ khác

Trên cơ sở những kinh nghiệm từ Nhật Bản, có thể thấy rằng phân loại rác tại nguồn là một trong những công cụ rất hiệu quả. Làm giảm bớt tình trạng quá tải trong thu gom rác hiện nay trên địa bàn; đồng thời tận dụng rác thải để tái chế, sử dụng tiết kiệm ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng để thực hiện được thì không phải đơn giản mà đòi hỏi sự nổ lực nhiệt tình của người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.

Qua kết quả điều tra 60 hộ gia đình trong khu vực nội thành thì chỉ có 20 hộ (chiếm 33,3%) sẵn lòng phân loại rác tại nguồn, còn 40 người (chiếm 66,7%) còn lại không sẵn lòng, vì họ cho rằng phân loại rác tại nguồn rất phức tạp và bất tiện, nên không có thời gian để có thể phân loại được.

Bảng24: Thống kê số hộ gia đình sẵn lòng hay không sẵn lòng với chương trình phân loại rác tại nguồn

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Sẵn lòng 20 33,3

Không sẵn lòng 40 66,7

Khác 0 0

Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Đại học Kinh tế Huế

Qua đây cho thấy rằng ý thức của người dân trong công tác BVMT chưa cao.Vì vậy, trong thời gian tới nếu thực hiện mô hình này thì đòi hỏi chính quyền và người dân cần có các biện pháp tuyên truyền sâu rộng tích cực và quyết liệt. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, khi thực hiện chương trình này chúng cần chú ý:

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác dụng của chương trình 3R (Reduce – Reuse– Recycle) và các hậu quả do vấn nạn rác thải gây ra. Không chỉ dừng lại ở việc phát tờ rơi, tuyên truyền cổ động, phát túi nilông đựng rác mà cần đưa chương trình giáo dục về VSMT, rồi tính cần thiết các hoạt động liên quan đến 3R cho toàn cộng đồng. Có thể thông qua một số hình thức như tổ chức cácchuyến tham quan đến các bãi rác của cộng đồng, tổ chức các phong trào xanh, sạch, đẹp đường phố và trao giải cho những cá nhân xuất sắc...

- Hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia (bao gồm: chính quyền thành phố, phường, cộng đồng dân cư, cáctổ chức phi chính phủ...).

- Chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến 3R.

Để việc phân loại rác thải có thể tiến hành từ gia đình, đòi hỏi rất nhiều cuộc vận động trong một thời gian dài và sự cố gắng của nhiều thành phần khác nhau trong cả xã hội. Tuy nhiên, việc hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm của mỗi người, quyền lợi trong việc bảo vệ môi trường là điều hết sức quan trọng trong việc vận động người dân phân loại rác tại nhà.

3.2.5.2. Giảm thiểu chất thải

Một trong những phương thức giảm các rủi ro do chất thải gây ra cho môi trường và tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí sản xuất là các biện pháp giảm thiểu chất thải. Đây là bước đầu tiên cần phải được lưuý tiến hành trước khi tính tới việc xử lý chất thải. Các cấp độ của việc giảm thiểu chất thải là:

- Không tạo ra các phế phẩm trong quá trình sản xuất.

- Nếu có các phế phẩm hảy tìm cách tái chế chúng.

- Nếu không thể tái sử dụng hảy sửa chữa hoặc tìm cách sử dụng lại các nguyên liệu để sản xuất một sản phẩm nào đó.

- Nếu không thể sử dụng các nguyên vật liệu thì có thể tái sinh hoặc đốt để sản xuất năng lượng.

Đại học Kinh tế Huế

- Khi không thể tái sử dụng, tái sinh phải thải bỏ thì nên chọn phương pháp thải ít gâyảnh hưởng cho môi trường nhất.

3.2.5.3. Xã hội hóa công tác quản lý CTR sinh hoạt

Hiểu một các đơn giản, xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường là nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và huy động các nguồn lực trong xã hội, cũng như ban hành các chính sách, cơ chế, các điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện các công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng chủ yếu là thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt. Khi hoạt động quản lý CTR sinh hoạt được xã hội hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

- Nguồn lực về con người và vật chất được thu hút, công tác quản lý CTR sẽ có điều kiện phát triển, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tham gia giải quyết những khâu còn bất cập trong quản lý mà nhà nước chưa có đủ điều kiện và khả năng làm tốt.

- Khi việc cung ứng dịch vụ hạ tầng cho quản lý CTR được xã hội hóa sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác, hạn chế được thất thoát trong đầu tư xây dựng và cải thiện được chất lượng dịch vụ.

- Tạo được sự năng động của xã hội trong quản lý CTR, tăng cường tính tự lực và tính chủ động của cộng đồng, cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra hàng ngày.

- Tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, giảm bớt thất nghiệp.

- Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp mà mọi người dân đều được hưởng lợi, giảm thiểu các nguy cơ về tai biến lý, hóa, sinh do CTR gây ra.

Thực tế cho thấy, nhiều công tác không thể chỉ dựa vào Nhà nước, mà phải huy động thêm lực lượng của cộng đồng tham gia mới đạt hiệu quả cao. Việc xã hội hóa nhằm huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, góp phần hạn chế các tệ nạn tham nhũng, quan liêu. Mặt khác, thông qua các hoạt động này giúp người dân thấy được vai trò và trách nhiệm của mìnhđối với môi trường, qua đó tạo ra những chuyển biến tích cực về thói quen và nếp sống thân thiện với môi trường.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)