CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.6. Tác động của CTR tới đời sống kinh tế - xã hội và Môi trường
Ngày nay, việc tiến hành các hoạt động kinh tế đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt làở các đô thị lớn – nơi tập trung nhiều dân cư, nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến, nhiều công trình xây dựng lớn…hàng ngày một lượng lớn chất thải được loại thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn (hay gọi là rác). Nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người tthải ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống...
1.1.1.6.1.Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị
Điều dễ thấy nhất và ai cũng có thể thấy được là chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến cảnh quan đô thị. Thử tưởng tượng, một thành phố nếu không được thu gom và xử lý chất thải thì sẽ như thế nào? Có thể trả lời là chỉ trong một tuần thôi, sẽ ngập trongchất thảibẩn và hôi thối.
- Chất thải rắnsinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hìnhảnh gây mất vệ sinh môi trường và làmảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố.
Đại học Kinh tế Huế
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường, xuống sông hồ…vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt làở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
1.1.1.6.2.Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Chúng ta biết rằng, trong thành phần của CTR có tới 40 - 65% là các chất hữu cơ, đặc biệt là các loại lương thực và thực phẩm, những thứ rất nhanh bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Các loại lương thực, thực phẩm bị phân hủy tự do có thể sinh ra các mùi hôi thối, gây ra không khí ngột ngạt, khó chịu. Bên cạnh đó, quá trình phân hủy củachất thải còn tạo ra một lượng nhỏ các khí H2S, NH4SO2. Nếu lượng khí này vượt quá giới hạn cho phépsẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tại các trạm/bãi trung chuyển CTR xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ chất thải, bụi cuốn lên khi xúc chất thải, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hạiphát ra từ các xe thugom, vận chuyển CTR.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, các mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực xung quanh.
1.1.1.6.3.Ảnh hưởng đến môi trường đất
Nếu lượngCTR tăng nhanh, cũng sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn đất, nhất là các vùng đất được sử dụng làm nơi chôn lấp CTR. Một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất làmảnh hưởng tới hệ sinh thái đất: thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết… đó là chưa kể đến những nơi CTR được vứt bừa bãi, hình thành nên các bãi chất thảitự nhiên, gâyảnh hưởng xấu đến môi trường đất ở khu vực này.
Ngoài ra, nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
Ở nước ta hiện nay, việc sử dụng than trong sinh hoạt hàng ngày còn rất phổ biến. Than sau khi đun nấu sẽ tạo thành xỉ than và đây là một trong những tác nhân làm mất đi độ xốp của đất, gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng.
1.1.1.6.4.Ảnh hưởng đến môi trường nước
CTR nếu không được thu gom, giải quyết kịp thời, đúng quy trình thì cũng sẽ có tác động rất xấu đến môi trường nước mặt và nước ngầm trong khu vực và lân cận.
Đại học Kinh tế Huế
+ Lượng CTRrơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa chất thải rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rảnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
+ Chấtthải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều chất thải thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
Bên cạnh đó, một số người dân sống ven sông hồ thường tùy tiện vứt rác thẳng xuống sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, làm tắc nghẽn các dòng chảy.
Ngoài ra, ở các bãi chôn lấp CTR, chất ô nhiễm trong nước rỉ rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi chôn lấp, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Hiện nay, vì nhiều nguồn nước ở các sông ngòi, ao hồ đều nhiễm bẩn, bốc mùi hôi thối nên rất ít sinh vật dưới nước có thể tồn tại được.
1.1.1.6.5.Ảnh hưởng đếnnền kinh tế
Bên cạnh việc ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người và tự nhiên thì CTR cũng có những tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
- CTR gây ô nhiễm nguồn đất, nước… nên không thể dùng cho việc trồng rau, nuôi trồng thủy sản…ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp.
- CTR làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan, vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, là môi trường phát sinh ra các dịch bệnh, làm giảm sức hút của ngành du lịch.
- CTR nếu không được thu gom và xử lý sẽ có tác động xấu đến sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực của nềnkinh tế quốc dân.
Để trả lời câu hỏi: “Sống trong một xã hội có nhiều chất thải có nghĩa là gì?”
Chúng ta hãy hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng đáng kinhngạc cácCTR, biểu hiện qua sơ đồ 2 dưới đây:
Đại học Kinh tế Huế
Sơ đồ 2: Lượng CTR thải ra của người tiêu dùng Mỹ
(Nguồn: Giáo trình “Quản lý chất thải”- Trần Văn Quang) 1.1.1.6.6.Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Sự ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí và nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Đó là chưa nói đến CTR là môi trường chứa nhiều mầm bệnh và là nơi sống của các loài côn trùng trung gian gây bệnh nguy hiểm. Tác hại của CTR đối với sức khỏe con người có thể được tóm tắt thông qua sơ đồ 3.
CTR sau khi phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy như H2S, NH3… rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay động vật. Mộtbộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ, các kim loại nặng, thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi vào cơ thể con người thông qua thức ăn, nước uống.
1 năm
2 tỉ lưỡi dao cạo râu;1.6 tỉ bút chì; 500 triệu bật lửa; 8 triệu tivi; 14 tỉ catalog
Vải nối liền Trái đất –Mặt trăng 7 lần Cốc, đĩa phục vụ 6 bữa ăn cho cả thế giới 2 tuần
3 tháng
1 giờ 2.5 triệu chai chất dẻo
Khối lượng thủy tinh đủ chất cao bằng TTTM thế giới(cao 412m)
Nhôm đủ chế tạo tất cả máy bay của Mỹ
Lốp đủ quấn quanh hành tinh 3 lần
Đại học Kinh tế Huế
Bụi, CH4, NH3, H2S, VOC
Ăn uống, tiếp xúc qua da
Sơ đồ3: Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người
(Nguồn: Giáo trình “Kinh tế chấtthải”, GS.TS Nguyễn Đình Hương) Bên cạnh những chất hữu cơ có thể bị phân rã nhanh chóng, chất thải có chứa những chất rất khó bị phân hủy (plastic chẳng hạn) làm tăng thời gian tồn tại của chất thải trong môi trường. Mặt khác, với việc xử lý chất thải rắn luôn phát sinh những nguồn ô nhiễm mới mà nếu không có biện pháp xử lý triệt để, chúng ta có thể làm dịch chuyển chất ô nhiễm dạng rắn thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏng.
Tại các bãi chôn lấp CTR, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chấtthải độc hại tại các bãi chất thải có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
Chất thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung
Môi trường không khí
Chấtthải:
- Sinh hoạt
- Sản xuất (công, nôngnghiệp…) - Thương nghiệp
- Tái chế
Nước mặt Nước ngầm Môi trường đất
Người, động vật
Qua đường hô hấp
Qua chuỗi thực phẩm
Kim loại nặng, chất độc
Đại học Kinh tế Huế
bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.
Giải quyết được tình trạng ô nhiễmchấtthải, nước thải ra môi trường sống xung quanh sẽ giúp giảm thiểu các dịch bệnh lây lan và tạo ra môi trường sinh thái bền vững.