Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR SINH HOẠT CỦA THÀNH PHỐ HUẾ

3.2.1. Giải pháp về chính sách

3.2.1.1. Quản lý tổng hợp CTR theo hướng bềnvững

Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ở nước ta, quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng theo hướng bền vững là một trong 7 chương trình ưu tiên cao nhất được xác định trong Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia 2001 - 2010 và Định hướng đến năm 2020 và cũng là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ11: Thang bậc quản lý chất thải

Phòng ngừa (a)- Giảm thiểu (b)- Tái sử dụng (c)- Tái chế (d)- Thu hồi (e)- Thải bỏ (f) Sơ đồ trên cho thấy rằngmột chiến lược quản lý tổng hợp chất thải cần được chú ý trước tiên vào các biện pháp giảm thiểu, nghĩa là theo nguyên tắc phòng ngừa. Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải bao gồm các giải pháp mang tính chiến lược giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng và chôn lấp. Cách quản lý này khác biệt với cách truyền thống là chỉ thu gom chất thải rồi đem chôn lấp, ở đây còn có một loạt các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải đem chôn lấp, là giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng. Nguyên tắc chung cho mọi cách tiếp cận trong quản lý chất thải là sử dụng hiệu quả và tối ưu các tính năng hữu dụng của chất thải trước khi trả lại cho môi trường.

3.2.1.2. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân đổ rác đúng nơi quy định, hướng dẫn việc phân loại rác tại nguồn

Tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để mọi người nhận thức đúng đắn về xã hội hóa công tác phân loại, thu gom, xử lýCTR, coi đây làtrách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư, các đơn vị… ở khu vựcBắc sông Hương nói riêng và TP.Huế nói chung.

Xây dựng và thực hiện các quy định bảo vệ môi trường cho các khu dân cư.

Quy định về ý thức giữ môi trường chung, đảm bảo cảnh quan, môi trường, đổrác thải đúng nơi quy định: không vứt rác, chất phế thải, xác gia súc, gia cầm ra đường hoặc nơi công cộng; đăng kí thực hiện đầy đủ việc nộp phí vệ sinh môi trường.

Đại học Kinh tế Huế

Lập kế hoạch tuyên truyền, vận động về công tác bảo vệ môi trường, hướng dẫn người dân các nguyên tắc trong phân loại, hướng người dân đến với thói quen phân loại rác tại nhà, xây dựng ý thức sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường. Đặc biệt, cần chú trọng vào việc giáo dục trong nhà trường về ý thức bảo vệ môi trường.

3.2.1.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo cánbộ quản lý, công nhân lao động

Có thể nói, con người là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng quyết định sự thành công trong việc quản lý. Vì vậy, ngay từ đầu cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngnhân về công tác thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý chất thải rắn. Có thể tạo điều kiện để cử các cán bộ, công nhân lao động đi đào tạo trong nước và nước ngoài để học hỏikinh nghiệm. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về quản lý chấtthải rắn.

3.2.1.4. Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống cho công nhân

Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lýCTR là hoạt động có tính chất độc hại và có khi cònảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, cần có các chế độ chính sách ưu tiên hơn như bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn. Chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù hợp.

3.2.1.5. Coi việc thu nhặt phế thải như một ngành nghề

Xét về tổng thể thì những người thu nhặt phế thải là rất có lợi cho công tác quản lý CTR vì họ thu hồi được tỷ lệ rất lớn CTR để đưa vào tái chế và tái sử dụng, vì vậy lực lượng thu nhặtphế thải cần được tổ chức và quản lý. Đồng thời kêu gọi mọi người nên thu gom và cất giữ CTR có thể tái chế như giấy loại, chai lọ thủy tinh, đồ dùng bằng kim loại…để một phần nào đó giảm được số lượng CTR phát sinh ra. Chỉ thông qua các hoạt động này chất thải mới có thể trở thành một nguồn tài nguyên cho các nhu cầu của xã hội loài người, giống như các nguyên liệu thô, năng lượng và nguồn lao động. “Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu hủy, thải bỏ” (Luật BVMT, 2005). Vì vậy, cần coi việc tái chế, tái sử dụng CTR là yêu cầu của xã hội, khuyến khích mọi người nên tham gia.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)