Mức phí vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở KHU VỰC BẮC SÔNG HƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MT&CTĐT HUẾ

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTY TNHH NHÀ NƯỚC MT & CTĐT HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010

2.3.1. Kết quả lao động của Cty TNHH Nhà nước MT & CTĐT Huế trong giai đoạn 2008 – 2010

2.3.1.2. Mức phí vệ sinh môi trường

Phí VSMT được áp dụng phổ biến cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải các đô thị. Chúng được coi là những khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó. Trong phần lớn phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội của các ảnh hưởng môi trường.

Phí VSMT là một chủ trương của nhà nước được quy định tại điều 7 Luật bảo vệ môi trường, người xả thải phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính, có thể nói đây là một trong những công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý môi trường ở đô thị Huế.

Việc thu phí VSMT ở Thành phố Huế nói chung và khu vực Bắc sông Hương nói riêng được tiến hành 3 tháng một lần (thu theo quý), với mức phí phù thuộc vào các loại đường nơi mà hộ gia đình sinh sống.

Mức thu phí VSMT hàng tháng năm 2010 mà Công ty MT&CTĐT Huế đang áp dụng đối với hộ gia đình không kinh doanhnhư sau:

Bảng16: Mức phí VSMT đối với các hộ gia đình không kinh danh (Năm 2010 ở TP.Huế)

Loại đường

Mức thu

Mặt tiền Kiệt Ngõ

A 10.000 7.000 6.000

B 8.000 7.000 5.000

C 6.000 5.000 4.000

D 5.000 4.000 4.000

(Nguồn: Phòng tài vụ của công ty MT&CTĐT Huế) Trong đó: - Đường loại A: là đường có hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng tương đối hoàn chỉnh, điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, có các dịch vụ vệ sinh công cộng như quét rác đường, thu rác nhà trực tiếp hoặc qua hệ thống thùng rác công cộng và một số dịch vụ khác.

Đại học Kinh tế Huế

- Đường loại B: là những đường có hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng chưa được hoàn chỉnh, điều kiện sản xuất kinh doanh tương đối thuận lợi, có cácdịch vụ vệ sinh công cộng như quét rác đường, thu rác nhà trực tiếp hoặc qua hệ thống thùng rác công cộng và một số dịch vụ khác chưa đầy đủ.

- Đường loại C: là những đường chưa có hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, hoạt động sản xuất kinh doanh ít, các dịch vụ vệ sinh công cộng chưa đầy đủ.

- Đường loại D: là những loại đường thuộc vùng ven thuộc thành phố, chỉ có dịch vụ thu gom rác tại các điểm tập trung theo định kỳ.

- Kiệt: là những tuyến đường nhánh, hiện đã có dịch vụ thu gom rác trực tiếp hoặc qua hệ thống thu gom rác công cộng.

- Ngõ: là các nhánhđường nhỏ hoặc cụt, chưa có dịch vụ thu gom rác trực tiếp, nhưng định kỳ vẫn được thu gom rác tại các điểm tập trung.

Mức thu phí hàng tháng đối với hộ gia đình có sản xuất kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Kinh doanh ăn uống, vật liệu xây dựng, sản xuất, chế biến các loại thực phẩm, sản xuất gia công nhôm kính, hàng thủ công, dịch vụ rửa xe…

- Nhóm 2: Kinh doanh điện máy, xe máy, dịch vụ quảng cáo, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy…

- Nhóm 3: Kinh doanh các mặt hàng tạp hóa và dịch vụ khác.

Bảng17: Mức phí VSMT đối với các hộ gia đình sản xuất kinh danh (Năm 2010 ở TP.Huế)

Loại đường

Mức thu (đồng/tháng/hộ)

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

A 20.000 18.000 17.000

B 16.000 14.000 13.000

C 12.000 10.000 9.000

D 8.000 7.000 6.000

Kiệt đường loại A- B 9.000 8.000 8.000

Ngõ đường loại A- B 7.000 7.000 7.000

Kiệt, Ngõđường loại C 6.000 6.000 6.000

(Nguồn: Phòng tài vụ của công ty MT&CTĐT Huế)

Đại học Kinh tế Huế

 Mức thu phí khối cơ quan trường học, chợ, bến xe, công viên, nhà hàng, khách sạn… như sau:

Bảng18: Mức phí VSMT đối với các khối cơ quan, trường học (Năm 2010 ở TP.Huế)

Đối tượng thu Mức thu

1. Cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị hành chính, văn phòngđại diện, các trung tâm tư vấn…

40.000 đồng/tháng

2. Văn phòng trụ sở, HTX… 45.000 đồng/tháng

3.Trường học, nhà trẻ, kí túc xá… 45.000 đồng/tháng 4. Chợ, bến xe, nhà ga, công viên, cơ sở y

tế, bệnh viện…

Thu theo khối lượng thực tế

Mức giá hợp đồng 60.000 đồng/m3 5. Các DNKD trong lĩnh vực khách sạn,

nhà hàng…

Mức khoản 80.000 đồng/tháng Mức thu 80.000 đồng/m3

(Nguồn: Phòng tài vụ của công ty MT&CTĐT Huế) Theo kết quả thống kê cho thấy thì các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu đều nộp đầy đủ phí VSMT.

Câu hỏi được đặt ra là liệu mức phí này có đủ bù đắp những chi phí cho thu gom, vận chuyển và xử lýCTR mà Công ty MT&CTĐT Huế phải trả hay không?

Bảng19: Tình hình thu phívà cân đối thu chitừ các nguồn thải qua 2 năm (2009 - 2010)

Chỉ tiêu

2009 2010 2010/2009

SL % SL % +/- %

1. Tổng thu (1000đ) - Khối cơ quan,trường học -Cơ sở kinh doanh, dịch vụ - Hộ gia đình

2. Tổng chi

3.Cân đốithu chi

3.100.779 1.456.723 212.492 1.431.564 9.417.730 -6.316.951

100 47,0

6,9 46,1

100 67

3.472.673 1.705.130 236.220 1.531.323 10.287.590 -6.814.917

100 49,1

6,8 44,1

100 66,2

371.894 248.407 23.728 99.759 869.860 497.966

112 117 111 107 109 107,7 (Nguồn: Phòng tài vụ của công ty MT&CTĐT Huế)

Đại học Kinh tế Huế

Với mức phí VSMT như đãđược quy định, hàng quý sẽ có nhân viên của Cty đến tận các hộ gia đình để thu phí. Qua bảng trên ta thấy, vào năm 2009 có tổng thu là 3.100.779 đồng, năm 2010 là 3.472.673; Năm 2010/2009 tăng 112%, tương ứng tăng 371.894.000 đồng. Trong khi đó chi phí trong năm 2009 là 9.417.730.000 đồng và 10.287.590.000 đồng (năm 2010). Như vậy mức thu không đủ để bù được cho các chi phí.

Nguồn thu từ các nguồn thải được thực hiện từ năm 1992 nhằm bù đắp một phần cho công tác thu gom vận chuyển xử lý CTR của Thành phố. Nhưng trong những năm qua mức thu không bù được chi. Nguồn thu năm 2009 chỉ chiếm 33% tổng chi phí, còn đến 67% là do ngân sách nhà nước cung cấp; Để bù lỗ năm 2010 nguồn thu chiếm33,8% tổng chi phí và 66,2% chi phí do ngân sách nhà nước cung cấp. Như vậy với tình hình này thì công ty không thể chủ động trong nguồn tài chính để đầu tư trang bị,phương tiện thu gomvận chuyểnCTR. Đây là một trong những khó khăn lớn quyết định đến năng lực thu gom, hiệu quả thu gom và xử lý chấtthải sau khi thu gom. Ban lãnhđạoCông ty cần phải nghiên cứu để tìm nguyên nhân và hướng giải quyết.

Công tác quản lý CTR tuy mang lại hiệu quả kinh tế thấp, dù là hoạt động phi lợi nhuận, dù không có lợi ích kinh tế cao nhưngcông tác quản lý này cũng phải được tổ chức và thực hiện.

Ý kiến các hộ gia đình về mức phí VSMT

Sở dĩ chúng tôi tìm nguyên nhân từ các hộ dân cư bởi nguồn thu từ khối cơ quan, trường học là tương đối ổn định. Riêng khối dân cư có nhiều biến động và nhiều vấn đề bất cập.

Theo kết quả điều tra 60 hộ gia đình ở 4 phường thuộc khu vực Nội thành (Phường Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc, Tây Lộc) thì 100% các hộ gia đình đều nộp phí VSMT đầy đủ.

Bảng 20: Ý kiến của các hộ gia đìnhđiều tra ở KVBSH vềmứcphí VSMTnăm 2010

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Hài lòng 59 98,3

Không hài lòng 1 1,7

Khác 0 0

Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Đại học Kinh tế Huế

Trong 60 hộ được điều tra thì có đến 59 hộ (tương đương 98,3%) hài lòng với mức phí VSMT như hiện nay, chỉ có 1 hộ (chiếm 1,7%) không đồng ý vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên không đủ để chi trả.

Nhưng với tình hình như đã phân tích ở trên thì nguồn thu từ phí VSMT như hiện nay không đủ để bù cho các khoản chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. Vì thế cần tăng phí VSMT. Và theo kết quả điều tra thì hầu hết mọi người đều đồng ý chi trả nếu mức phí tăng lên để đảm bảo tốt hơn với công tác quản lýchấtthải, vì mọi người đều hài lòng với dịch vụ thu gom CTR ở khu vực gần nhà và khu vực công cộng như hiện nay.

Bảng21: Đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả củacác hộ gia đìnhđiều tra ở KVBSH nếu mức phí VSMT tăng

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ %

Đồng ý 48 80

Không đồng ý 6 10

Khác 6 10

Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Tỷ lệ đồng ý về tăng mức phí VSMT trong tổng số 60 hộ là chiếm 80%, trong khi đó có 10% số hộ không đồng ý và 10% số hộ không chắc chắn (lưỡng lự) trong việc tăng phí do hoàn cảnh kinh tế của gia đình.Và khi được hỏi về mức phí có thể tăng lên bao nhiêu là hợp lý thì các ý kiến lại khác nhau trong tổng số 48 hộ gia đình đồng ý tăng phí.

Bảng 22: Mức sẵn lòng trả để có dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lýCTR tốt hơn ứng với các mức phí tăng

STT Mức phí tăng (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 5 10 20,8

2 10 12 25

3 15 14 29,2

4 20 7 14,6

5 25 5 10,4

Tổng - 48 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng trên ta thấy có 4 mức tăng giá khác nhau được các hộ gia đình đưa ra đó là tăng 5%, 10%, 15%, 20%, 25%. Trong tổng 48 hộ gia đìnhđồng ý với việc tăng phí thì có 29,2% số hộ đồng ý tăng thêm 15% so với phí hiện tại, 25% số hộ đồng ý với mức tăng 10% và chỉ có 10,4% số hộ đồng ý với mức tăng 25%. Điều này cho thấy rằng ý kiến của các hộ gia đình sẽ khác nhau do hoàn cảnh của mỗi gia đình khác nhau nên buộc công ty khi ra mức phí tăng bao nhiêu cũng phải đảm bảo được hai điều kiện đó là đảm bảo số tiền đủ để góp một phần lớn vào công tác quản lý CTR cũng như phải đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh các hộ gia đình.

Hiện nay, theo quyết định về mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh thì bắt đầu từ tháng04 năm 2011,phí VSMT sẽ tăng lên, cụ thể như sau:

Đối với các hộ gia đình không sản xuất kinh doanh:

-Địa bàn loại A: Mặt tiền 16.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 11.000đồng.

-Địa bàn loại B: Mặt tiền 11.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 8.000đồng.

-Địa bàn loại C và D: 7.000 đồng/hộ/tháng.

Đối với các hộ gia đình có sản xuất kinh doanh:

- Nhóm 1:

+Địa bàn loạiA: Mặt tiền 30.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 20.000đồng.

+ Địa bàn loạiB: Mặt tiền 20.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 15.000đồng - Nhóm 2 và 3:

+ Địa bàn loạiA: Mặt tiền 25.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 15.000đồng.

+ Địa bàn loạiB: Mặt tiền 15.000 đồng/hộ/tháng; kiệt, ngõ 15.000đồng.

Đối với các tổ chức khác:

- Cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, chợ…

+ CTR từ 1m3/tháng trở xuống: 100.000 đồng/tháng.

+ CTR trên 1m3 trở lên: 120.000 đồng/m3. -Trường học, nhà trẻ, cơ quan hành chính…:

+ CTR từ 1m3/tháng trở xuống: 80.000 đồng/tháng.

+ CTR trên 1m3 trở lên: 100.000 đồng/tháng.

Từ mức phí VSMT như đã tăng, chúng ta thấy mức phí tăng khá cao nhiều so với mức cũ. Chẳng hạn như đối với các hộ gia đình không kinh doanh ở đường loại A:

mức phí tăng từ 10.000 đồng lên 16.000 đồng, tức tăng 6.000 đồng/tháng, tương ứng

Đại học Kinh tế Huế

với tăng 60%; Đối với các hộ gia đình có kinh doanh thuộc nhóm 1 ở địa bàn loại A thì tăng từ 20.000 đồng lên 30.000 đồng, tức tăng 10.000 đồng, tương ứng với tăng 50%. Liệu với mức phí VSMT tăng lên như thế này, các hộ gia đình cóđồng ý và hài lòng hay không?

So sánh với kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 22: Mức sẵn lòng trả của 48 hộ gia đình đồng ý với việc tăng mức phí thì mức phí tăng được nhiều người chọn là 15% và mức phí tăng cao nhất có thể là 25%. Trong khi đó thực tế mức phí VSMT lại tăng đến 50% - 60% (đối với các hộ gia đình ở đường loại A). Như vậy, chắc chắn nhiều hộ gia đình sẽ không hài lòng. Nhưng với mức phí VSMT như vậy mới đảm bảo được kinh phí cho công tác quản lý CTR của cả TP.Huế. Mặt khác cũng do từ năm 2005 đến năm 1011 mới tăng mức phí một lần, nên tỷ lệ tăng sẽ cao hơn so với một năm tăng một lần, vì theo quy định một năm tăng không quá 20%. Nên với mức tăng như hiện naythì cũng tương đối hợp lý.

Quản lý CTR đô thị là một vấn đề Kinh tế - Xã hội phức tạp. Công việc này mang lại hiệu quả tài chính thấp nhưng hiệu quả trực tiếp đối với môi trường, xã hội và gián tiếp đối với kinh tế lại cao vì nếu công tác quản lý này tốt một phần nào đó sẽ làm giảm được các chi phí khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)