Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của Công ty TNHH Nhà nước MT&CTĐT Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MT & CTĐT HUẾ

1.2.4. Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của Công ty TNHH Nhà nước MT&CTĐT Huế

1.2.4.1. Quy trình thu gom, vận chuyểnCTR của Công ty TNHH MT&CTĐT Huế Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của Thành phố Huế nói chung và khu vực Bắc sông Hương nói riêng do Công ty TNHH Nhà nước MT&CTĐT Huế đảm nhiệm.CTRđược thu gom theo thời gian quy định trong ngày. Việc xác định thời gian thu gom, vận chuyển CTR của công nhân Công ty TNHH Nhà nước MT&CTĐT Huế một cách phù hợp có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thu gom, vận chuyển chất thải trên địa bàn, tạo thuận lợi cho người dân và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phương tiện thu gom, vận chuyểnchấtthải trong quá trình hoạt động.

Hàng ngày, công nhân Công ty MT&CTĐT Huế bắt đầu tổ chức hoạt động vệ sinh đường phố vào lúc 18 giờ và kết thúc vào lúc 6 giờ ngày hôm sau hoặc tuỳ theo điều kiện phải muộn hơn để giải quyết xong công việc.

Bộ phận vệ sinh đường phố được chia làm 2 ca:

- Ca 1: Thu gom, vận chuyển chất thải ở khu dân cư. Công tác này được thực hiện từ 18h hàng ngày.

- Ca 2: Quét rác đường phố. Sau khi công nhân thực hiện việc thu gom, vận chuyển CTRở các khu dân cư sẽ tiến hành quét rác ở các đường phố. Tại những trục đường chính, xe cộ lưu thông trên đường nhiều nên công việc này thường được bắt đầu vào lúc 22h hàng ngày để tránh gây ách tắc, ảnh hưởng đến trật tự giao thông. Ở những đường có ít phươngtiện giao thông đi lại, công nhân có thể tiến hành sớm hơn.

Lượng CTR thu gom từ hệ thống này cũng tương đối nhiều, nguồn này tạo ra do ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường kém. Chất thải được vứt bừa bãi và rác lá câyrơi xuốngdo gió thổi…

Việc tổ chức vệ sinh đường phố về đêm, theo khoảng thời gian quyđịnh đã tập thói quen cho người dân đổ rác đúng giờ quy định. Không tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải vàoban ngày đã hạn chế được sự lộn xộn, khôngảnh hưởng đến giao

Đại học Kinh tế Huế

thông và không làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị do các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải gây ra. Tuy nhiên việc tổ chức thu gom CTR trong khoảng thời gian về đêm đã có một sốhạn chế đến hiệu quả thu gom, vận chuyểnCTR trong thành phố như: điều kiện điện ở các đường phố không đảm bảo nên hiệu quả thu gom, quét rác đường phố chưa cao, dễgây tai nạn giao thông, công nhân làm vệ sinh phải làm việc trong điều kiện khó khăn. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới dân cư do tiếng ồn của các phương tiện thu gom.

Mỗi công nhân thu gomchất thải được phân theo một khu vực nhất định và sau khi thu gom xong tập trung tại một điểm trước khi có xe chởchất thảitới. Theo các tuyến đã định trước, các xe vận chuyểnchất thảitheo hành trình tới nhà máy xử lýCTR.

Thông thường, các hộ gia đình để CTR (rác) trước mặt nhà vào buổi chiều tối khi các công nhân VSMT đi thu gom. Một số hộ gia đìnhđổrác tại các thùng rác công cộngtrong khu vực.

1.2.4.2. Quy trình xử lýCTR của Công ty TNHH MT&CTĐT Huế

Vào thời gian quy định, các xe chuyên dụng chởCTR sẽ lấychất thải tại các địa điểm tập trungchấtthải ở khu dân cư, sau đó chở về bãi xử lý CTRThủy Phương. Tại đây, một phầnchấtthải được đưa vào nhà máyxử lý CTR Tâm Sinh Nghĩa. Phần chất thảicòn lại không được đưa vào nhà máy mà phải đưa thẳngra bãi xử lý CTR để chôn lấp. Chất thải khi được đưa vào nhà máy sẽ được phân thành 2 loại chất thải là chất thải hữu cơ và vô cơ. Chất thải hữu cơ sẽ được xử lý bằng dây chuyền công nghệ để sản xuất phân vi sinh. Tỷ lệ chất thải được xử lý làm phân vi sinh phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của chất thải. Chất thải vô cơ sẽ được đưa ra bãi xử lý CTR để tiến hành chôn lấp. Phần chất thải không được đưa vào nhà máy Tâm Sinh Nghĩa mà đưa thẳng ra bãiđể chôn lấp vì quy mô của nhà máy còn hạn chế, chỉ xử lý được một phần chấtthải sinh hoạt của cả thành phố Huế.

Bãi xử lý CTRThủy Phương

Được sự giúp đỡ của tổ chức hợp tác và phát triển Thụy Sỹ, vùng North Pas de Calair (Pháp), Thành phố đã xây dựng bãi chất thải hiện nay đang được sử dụng. Bãi chất thải cách Thành phố 15km về phía Nam thuộc địa bàn phườngThuỷPhương,Thị XãHương Thuỷ, xung quanh hầu như không có cơ sở sản xuất kinh doanh nào, và ít

Đại học Kinh tế Huế

dân cư sinh sống nên ít ảnh hưởng đến sức khoẻ đối với dân cư vùng lân cận. Nước rỉ ra từ bãi chất thải được đưavào các bể lọc và được xử lý bằng phương pháp cơ học và sinh học sau đó đưa ra ngoài. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là hệ thống phân loạiCTR, cho đến nay vẫn chưa đầu tư đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác phân loại CTR. Muốn tận dụng được nguồn CTR để chế biến đòi hỏi chất thải phải được phân loại ngay từ nguồn.

Hiện nay bãi chất thải ThuỷPhương đãđáp ứng được lượngchấtthải hàng ngày của Thành phố. Với khối lượng CTR này bước đầu chưa thấy có dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên sau vài năm hoạt động bãi chất thải có thể gây ra một số tác động tiêu cực như sau đây:

- Bãi tuy nằm cách xa lưu vực Sông Hương nhưng nước thải ra từ bãi chảy về hồ Châu Sơn (hồ nhân tạo). Đây là nguồn nước mà dân địa phương sử dụng để tưới tiêu, nuôi cá và tắm giặt.

- Gây ô nhiễm đất, nước, không khí nếu công ciệc chôn lấp không đúng kỹ thuật.

Phương pháp chôn lấpCTRở bãi xử lý CTR ThủyPhương của Cty TNHH MT&CTĐT Huế

Bãi chất thải được chia làm 2 hố, một hố 2,2 ha và một hố 2,6 ha. Mỗi hố như vậy được chia ra làm 8 ô, mỗi ô sâu 10m. CTR sẽ được chôn lấp lần lượt qua các ô, đầy ô này sẽ chuyển qua ô khác. Tại mỗi ô,chất thảisẽ được rãiđều thành từng lớp rồi dùng xe lu nén lại rồi đầm chặt, sau một thời gian khi lượng CTR đầy sẽ phủ lên một lớp đất sét và lớp đất màu, bề dày 2 lớp đất khoảng 1,2m. Ỏ đáy bãi chất thải người ta lát một lớp không thấm nước, rồi đến một lớp cát để tránh các ảnh hưởng dẫn đến làm thủng lớp đáy, lớp trên cùng của lớp đáy này là một lớp đá sạn nhằm bảo vệ cho hai lớp dưới. Trong hệ thống này, người ta còn bố trí một hệ thống ống thu nước rỉ ngầm để đảm bảo không ảnh hưởng đến nguồn nước.Bãi chôn lấp CTR Thủy Phương được thể hiện rõở sơ đồ 9 sau:

Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ 9:Bãi chôn lấpCTR Thủy Phương

(Nguồn: Cty TNHH MT&CTĐT Huế) Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường:

-Nướcthảirỉ từ các ô chôn lấp được bơm vào hồ chứa, phải có công nghệ xử lý nướcrỉthải đó.

- Quá trình chôn lấp phát sinh một lượng khí ga sinh ra từ chất thải chôn lấp, các khí này chủ yếu là khí metan được phát tán ra ngoài nhờ hệ thống ống thu và phát tán được đặt trên ô chôn lấp.

- Trong quá trình vận hành bãi chôn lấp, dung dịch EM và chế phẩm Bokashi được phun thường xuyên để giảm thiểu mùi và làm tăng quá trình phân hủy của chất thải.

- Sau khi chất thải được san lấp và đầm thì trên cùng phải có lớp đất sét và đất màu dày khoảng 1,2m.

Ống thoát khí Lớp đất phủ trên cùng

Ống thoát khí Lớp đất nện

Lớp đất phủ trên cùng

CTR

Hệ thống thu nước thải

Cát

Lớplót không thấm (đất sét, nhựa)

Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét về bãi chôn lấp CTR Thủy Phương:

Mặc dù được quy hoạch một cách tổng thể và có quy mô, nhưng thực tế đối với khu chôn lấp CTR Thủy Phương vẫn còn nhiều vấn đề bất cập:

- Trong khu vực bãi vẫn bốc lên những mùi hôi thối, ruồi muỗi nhiều, gây ô nhiễm môi trường.

- Do chưa có thiết bị đầm nén chuyên dụng nên chưa đảm bảo được hệ số nén theo yêu cầu, dẫn đến không khai thác được tối đa thể tích của mỗi ô.

- Về vấn đề nước rĩ ra từ chất thải: Mặc dù đã có hệ thống ống dẫn nước thải từ chất thải ra hồ chứa ở bên cạnh, nhưng nướcrỉ từ chất thải sau khi được thu gom vẫn chưa có công nghệ xử lý, do đó toàn bộ lượng nước thải vẫn tồn đọng trong hồ chứa nước thải.

- Trong quá trình chôn lấp, có đặt ống dẫn khí Metan, nhưng hiện nay vẫn chưa có công nghệ thu hồi được khí Metan.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở khu vực bắc sông hương của công ty TNHH nhà nước MTCTĐT huế (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)