CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam tới nay vẫn là đất nước thuần nông nghiệp với hơn 80% dân số vẫn đang ngày đêm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, khoa học kỹ thuật phát triển đãđưa vào ruộng đồng các phương pháp kỹ thuật gieo trồng hiện đại các loại vật tư đầu vào để kích thích sự tăng trưởng phát triển của cây trồng, Phân bón là một trong những vật tư quan trọng không thể thiếu. Trong sản xuất nông nghiệp phân bón là những vật tư thiết yếu, là yếu tố đầu vào hêt sức quan trọng và cần thiết, nó không những giúp tăng năng suất và phẩm chất cây trồng mà nếu sử dụng hợp lý còn giúp cho đất đai màu mỡ và phì nhiêu hơn. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng hiện nay sản xuất phân bón chỉ cung cấp và đắp ứng được 65% nhu cầu trong nước. Chính vì vậy hàng năm chúng ta phải nhập khẩu phân bón vì nhu cầu trong nước là rất lớn.

Tổng cung phân bón sản xuất trong nước năm 2010 đạt 2,59 triệu tấn, tăng 8,1%

so với năm 2009. Trong khi đó sản xuất phân bón tháng 1/2011 ước đạt 232,2 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê), tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng cung phân bón nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 3.518 nghìn tấn, kim ngạch 1.234 triệu USD, giảm

Đại học Kinh tế Huế

22,05% về lượng và giảm 13,94% về kim ngạch so với tổng nhập khẩu cả năm 2009.

Nhập khẩu phân bón tháng 1/2011 ước đạt đạt 350 nghìn tấn, kim ngạch 136 triệu USD, giảm 29,3%về lượng và giảm 6,85% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010.

Trong khi đó, theo ước tính của Bộ Công thương, tổng cầu phân bón trong nước năm 2011 ước đạt 8,5 triệu tấn, giảm so với mức 9,1 triệu tấn trong năm 2010.Tồn kho ngành sản xuất phân bón và hợp chất Nitơ đầu tháng 1/2011 bằng 82,5% so với cùng kỳ năm 2010.

Như vậy, cân đối cung (sản xuất + nhập khẩu), cầu và chỉ số tồn kho của ngành phân bón có thể nhìn nhận, nguồn cung phân bón tính đến thời điểm tháng 1/2011 sẽ vẫn có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu cho vụ Đông Xuân đang diễn ra. Do đó, có thể trong những tháng tiếp theo, lượng phân bón nhập khẩu sẽ không tăng mạnh, thậm chí có thể xảy ra theo xu hướng giảm của năm 2010. Tuy nhiên, mức giảm hay tăng sẽ còn phụ thuộc vào sự điều tiết của thị trường.

Còn theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu 15 ngày đầu tháng 1/2011 đạt 105,25 nghìn tấn, kim ngạch 40,99 triệu USD. Trong đó, DAP đạt 26,03 nghìn tấn, kim ngạch 15,06 triệu USD; Ure đạt 19,34 nghìn tấn, kim ngạch 7,33 triệu USD; SA đạt 21,09 nghìn tấn, kim ngạch 3,77 triệu USD; NPK nhập khẩu đạt 8,17 nghìn tấn với kim ngạch 3,36 triệu USD; còn lại là lượng nhập khẩu Kali.

Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón của Việt Nam năm 2010 đạt 3.518 nghìn tấn, kim ngạch 1.234 triệu USD, giảm 22,05% về lượng và giảm 13,94%

về kim ngạch so với tổng nhập khẩu cả năm 2009. Năm 2010, trước diễn biến giá phân bón trên thị trường thế giới liên tục tăng cao từ tháng 8 đến hết năm, lượng nhập khẩu ở đa số các chủng loại phân bón đều giảm do ảnh hưởng của yếu tố giá. Cụ thể:

- Tổng nhập khẩu Ure trong năm 2010 đạt 979,86 nghìn tấn với kim ngạch 324,17 triệu USD, giảm 31,89% về lượng và giảm 22,88% về kim ngạch so với năm 2009. Giá nhập khẩu ure trung bình năm 2010 đạt 337,65 USD/tấn (CFR), tăng 59 USD/tấn (tương đương tăng 21,16%) so với giá nhập khẩu ure trung bình năm 2009.

- Nhập khẩu SA trong năm 2010 giảm mạnh nhất, giảm 41,79% về lượng và 38,04%

về kim ngạch so với năm 2009 chỉ đạt 664,88 nghìn tấn, kim ngạch 95,261 triệu USD.

Giá nhập khẩu SA trung bình năm 2010 tăng nhẹ hơn so với 2 chủng loại ure và DAP, tăng 8,7% (tương đương tăng 12%) lên đạt mức 148,3 USD/tấn (CFR).

Đại học Kinh tế Huế

Trái ngược lại với diễn biến của các chủng loại phân bón trên trong năm 2010, Kali là mặt hàng duy nhất có sự tăng trưởng dương về lượng (tăng 30%) nhưng lại giảm về trị giá (giảm 12,03%) so với năm 2009, đạt 612,87 nghìn tấn với kim ngạch 248,25 triệu USD. Giá nhập khẩu Kali trung bình năm 2010 đạt 396 USD/tấn (CFR), giảm khá mạnh 35% so với giá năm 2009.

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở khu vực miền trung, đa số người dân sống vẫn dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 92.996 ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 55.590 ha ( tăng 379 ha so với năm 2009) diện tích lúa đạt 53.970 ha ( tăng 977 ha so với năm 2009, diện tích lúa Đông xuân đạt 27.610 ha, lúa Hè thu đạt 25.666 ha). Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 55,6 tạ/ha ( tăng 2 tạ/ha so với năm 2009) trong đó vụ Đông xuân đạt 56,7 tạ/ha , vụ Hè thu đạt 51,2 tạ/ha , tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 305.908 tấn ( tăng 14,927 tấn so với năm 2009, riêng thóc đạt 299,895 tấn, tăng 15.844 tấn so với năm 2009).

Nhiệm vụ trong năm 2011 tới là phải sản xuất 53.500 ha lúa, đạt tổng sản lượng lúa cả năm trên 273.000 tấn, trồng 4.300 ha lạc, trong đó giống lạc mới 2.600 ha, trồng 7.200 ha sắn trong đó có 5400-5500 ha sắn công nghiệp.

Nhìn vào những con số trên thì có thể thấy TTH là một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Hiện nay ở TTH có 2 doanh nghiệp sản xuất, và cungứng phân bón là công ty VTNN TTH và công ty phân bón BìnhĐiền. Việc hạn chế nhập khẩu phân bón của các công ty lớn trong nước đã làm cho nguồn cung của các công ty này bị hạn chế.

Tuy nhiên, nước ta sắp phải mở của để hội nhập theo tiến trình hội nhập WTO, khi đó trên thị trường phân bón sẽ được mở cửa, là điều kiện để các công ty mở rộng đối tác kinh doanh, đồng thời phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ, đặt biệt là Trung Quốc. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước nói chung, trên địa bàn TTH nói riêng cần phải hết sức linh hoặt trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bằng cách nâng cao hiệu quả dựa trên cải tiến kỹ thuật, mở rộng đầu tư nhằm giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)