CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008 - 2010
3.1.3. Tình hình giá sản phẩm mua vào của công ty qua 3 năm
Trong tình hình bất ổn của nền kinh tế, giá cả gia tăng liên tục rất khó dự đoán và kiểm soát, việc lựa chọn thời điểm để mua hàng là hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty sau này.
Nhìn chung giá phân bón mua vào của công ty biến động không mạnh lắm. Năm 2008, đây là thời kỳ mà trên thế giới cũng như ở Việt Nam lâm vào tình trạng lạm phát trầm trọng, giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên, giá phân lân mua vào của công ty lúc là 2,750 đ/kg
Đại học Kinh tế Huế
Đến năm 2009 được sự giúp đỡ của chính phủ thông qua gói kích cầu khổng lồ nên giá cả các mặt hàng có xu hướng hạ xuống, lúc này giá phân lân mua vào đã giảm 100đ/ kg, tuy không lớn nhưng cũng đã giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên đến năm 2010 giá cả lại tăng trở lại, giá phân lân mua vào năm 2010 đạt 3,150 đ/kg tăng 500đ/kg so với năm 2009.
Cũng như phân lân, giá phân kali cũng biến động khó lường, năm 2008 giá kali mua vào đạt 13,700 đ/kg, năm 2009 giá phân lân mua vào giảm xuống 200đ/kg còn 13500 đ/kg, đến năm 2010 thì giá lại tăng trở lại đạt 14,000 đ/kg tăng 500đ/kg.
Bảng 5: Giá sản phẩm mua vào của công ty qua 3 năm 2008 – 2010.
ĐVT: nghìn đồng
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế)
Trong các loại thì phân ure biến động mạnh nhất, năm 2008 giá mua vào của phân ure là 8,800 đ/kg, nhưng đến năm 2009 giá giảm xuống 300 đ/kg còn 8,500đ/kg, sau đó giá tăng trở lại vào năm 2010 với mức tăng 950 đ/ kg đạt 9,450 đ/kg.
Có thể thấy giá phân biến động ngày càng tăng theo xu hướng lạ phát ngày càng tăng của nền kinh tế, từ đây ta có thể thấy những thách thức mà công ty gặp phải nếu muốn cạnh tranh thắng lợi trong nền kinh tế năng động khi nước ta đã gia nhập WTO 3.1.4. Đơn vị cung ứng phân bón cho công ty qua 3 năm
Công ty CPVTNN có quy mô khá lớn, hoạt động trên diện rộng, lượng vật tư tiêu thụ hàng năm khá lớn, chính vì vậy tìm ra nguồn hàngổn định và đáng tin cậy là rất quan Danh
mục phân bón
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
09/08 10/09
+/- % +/- %
1. Lân
2,750 2,650 3,150 -100 -3.64 500 18.87
2. Kali
13,700 13,500 14,000 -200 -1.46 500 3.70
3. Urê
8,800 8,500 9,450 -300 -3.41 950 11.18
Đại học Kinh tế Huế
trọng. Công ty có nhiều bạn hàng rất lớn, có vốn tài chính mạnh, phù hợp trong điều kiện hoạt động của công ty.
3.1.4.1. Phân theo vị trí địa lý
Ở miền Bắc, công ty có 3 bạn hàng lâu năm và đáng tin cậy là Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty Lân Ninh Bình, cả 3 công ty trên đều là đối tác hết sức quan trọng của công ty.
Ở miền Trung: Công ty cũng có nhiều đối tác ở đây trong đó bao gồm các công ty:
Xí nghiệp hóa chất Thạch Hà, Chi nhánh Lâm Thao Đà Nẵng, Công ty cổ phần XNK Đông Hà, Công ty CP đầu tư Foodinco, Công ty CPVTNN Nghệ An. Đây cũng đều là những công ty hợp tác lâu năm với công ty trong lĩnh vực kinh doanh phân bón.
Ở miền Bắc thì đối tác quan trọng nhất của công ty là Công ty kinh doanh tổng hợp Vina Quy Nhơn, đây là công ty hoạt động kinh doanh tổng hợp với quy mô lớn, vốn tài chính mạnh và hoạt động trong nhiều lĩnh vực nên cũng là đối tác kinh doanh đáng tin cậy và là bạn hàng lớn của công ty.
3.1.4.2. Phân theo từng mặt hàng
Công ty CPVTNN hoạt động kinh doanh các loại phân chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Đạm, Lân, Kali, các loại phân trên công ty lấy từ nhiều nguồn khác nhau với các đối tác vừa là đối thủ.
Cụ thể: Phân Đạm: Công ty lấy hàng từ nhiều mối trong khắp cả nước, trong đó phải kể đến các công ty như: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty kinh doanh tổng hợp Vina Quy Nhơn, Công ty CP đầu tư Foodinco, Công ty CPVTNN Nghệ An, Công ty cổ phần XNK Đông Hà, đây đều là những công ty lớn hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh phân bón.
Phân Lân: Nói đến phân Lân thì phải kể đến 2 công ty: Công ty super phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty Lân Ninh Bình, cả 2 công ty trên đều sản xuất phân Lân và cung cấp cho thị trường toàn quốc, đây là những công ty có kinh nghiệm hoạt động lâu năm và có vốn tài chính rất mạnh.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Đơn vị cung ứng hàng cho công ty
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế Phân Kali: Công ty nhập Kali từ 2 nguồn chính là: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh, Chi nhánh Lâm Thao Đà Nẵng, vì là bạn hàng lâu năm nên công ty cũng có nhiều ưu đãi trong hoạt động kinh doanh với các đối tác này.
Ta có thể thấy, đối tác của công ty là những công ty hoạt động với quy mô lớn, nguồn tài chính mạnh, đây là những điều lợi khi tham gia hợp tác, nhưng cũng cần nhận thấy những rủi ro mà công ty có thể gặp phải. Thị trường cạnh tranh khốc liệt, đối tác sẽ trở thành đối thủ trong nháy mắt, chính vì vậy công ty cần hết sức cẩn thận trong quá trình hợp tác.
Đơn vị cung ứng Số lượng
cung ứng Tên đơn vị
Phân theo vị trí địa lý
Miền Bắc 3
Công ty super phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty Lân Ninh Bình
Miền Trung 5
Xí nghiệp hóa chất Thạch Hà, Chi nhánh Lâm Thao Đà Nẵng, Công ty cổ phần XNK Đông Hà, Công ty CP đầu tư Foodinco, Công ty CPVTNN Nghệ An.
Miền Nam 1 Công ty kinh doanh tổng hợp Vina Quy Nhơn
Phân theo từng mặt hàng
Đạm 5
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty kinh doanh tổng hợp Vina Quy Nhơn, Công ty CP đầu tư Foodinco, Công ty CPVTNN Nghệ An, Công ty cổ phần XNK Đông Hà
Lân 2 Công ty super phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty Lân Ninh Bình
Kali 2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh, Chi nhánh Lâm Thao Đà Nẵng
Đại học Kinh tế Huế