Doanh thu tiêu thụ qua 3 năm 2008 – 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

3.3.3. Doanh thu tiêu thụ qua 3 năm 2008 – 2010

Với sự đầu tư mạnh trong hoạt động sản xuất và thị trường rộng lớn trong lĩnh vực kinh doanh thì doanh thu hàng năm do các hoạt động trên đem lại cho công ty là rất lớn.

Năm 2008 doanh thu mang lại từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của công ty là 341,080 tr.đ, và nó tiếp tục tăng 2.19 % vào năm 2009 đưa daonh thu năm này tăng lên 348,565 tr.đ, đến năm 2010 thì doanh thu của công ty tiếp tục tăng 85,385 tr.đ, tương ứng với 24.5% so với năm 2009, ước 433,950 tr.đ vào năm 2010.

Đại học Kinh tế Huế

Trong đó: Doanh thu tiêu thụ từ hoạt động kinh doanh phân lân vào năm 2008 là 25,080 tr.đ, chiếm7.35% tổng doanh thu, đến năm 2009 thì con số đó đã lênđến 27,580 tr.đ tăng 2,500 tr.đ chiếm 7.91% tổng doanh thu, vào năm 2010 doanh thu từ hoạt động kinh doanh phân lân tăng mạnh đạt 36,300 tr.đ tăng 8,720 tr.đ chiếm 8.37% tổng doanh thu.

Cũng như lân, kali cũng được tiêu thụ mạnh mẽ, vào năm 2008 doanh thu từ hoạt động kinh doanh phân lân đạt được 89,700 tr.đ chiếm 26.30% tổng doanh thu, đến năm 2009 thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh mặt hàng này tiếp tục tăng 4,485 tr.đ so với năm 2008 đạt 94,185 tr.đ chiếm 27.02% tổng doanh thu, và vào năm 2010 tình hình tiêu thụ kali của công ty tiếp tục tăng 19,415 tr.đ so với năm 2009 đạt 113,600 tr.đ chiếm 26.18% tổng doanh thu.

Chiếm nhiều nhất trong tổng doanh thu phải kể tới ure, mặt hàng mà công ty tiêu thụ mạnh nhất. Vào năm 2008 doanh thu từ hoạt động kinh doanh ure đạt 138,725 tr.đ chiếm 40.67% tổng doanh thu, nhưng đến năm 2009 thì doanh thu từ mặt hàng này giảm 475.00 tr.đ chỉ còn 138,250 tr.đ chiếm 39.66% tổng doanh thu. Nhưng sau đó sự vươn ra mạnh mẽ của các chi nhánh đã đưa lại cho công ty doanh thu khá lớn từ mặt hàng này vào năm 2010, năm 2010 doanh thu từ ure của công ty đạt 164,050 tr.đ tăng 25,800.00 tr.đ so với năm 2009 chiếm 37.80 % tổng doanh thu.

Mặt hàng NPK do công ty sản xuất cũng được tiêu thụ rộng rãi,đưa lại nguồn thu rất lớn cho công ty. Năm 2008 doanh thu tiêu thụ NPK của công ty đạt 87,575 tr.đ chiếm 25.68% tổng doanh thu, con số đó tiếp tục tăng thêm 975 tr.đ vào năm 2009 đưa doanh thu của công ty đạt 88,550 tr.đ chiếm 25.40% tổng doanh thu. Với sự cải tiến công nghệ sản xuất thì lượng NPK của công ty được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường vào năm 2010.

Năm 2010 doanh thu của công ty từ hoạt động sản xuất NPK đạt 120,000 tr.đ tăng 31,450 tr.đ so với năm 2009 chiếm 27.65% tổng doanh thu.

Ta có thể thấy doanh thu của công ty tăng ngày càng mạnh chứng tỏ sản phẩm do công ty sản xuất đã được thị trường chấp nhận, mặt khác công ty đã có mạng lưới bán hàng và hệ thống chi nhánh khá mạnh, công ty cần tiếp tục mở rộng thị trường để nâng cao doanh thu tiêu thụ trong thời gian tới.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 10: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2008 – 2010

ĐVT: tr.đ

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Danh mục

phân bón

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Giá tr (%) Giá tr (%) Giá tr (%) 09/08 10/09

+/ - (%) +/ - (%)

Tổng DT

341,080 100.00 348,565 100.00 433,950 100.00 7,485 2.19 85,385 24.50

1. Lân 25,080 7.35 27,580 7.91 36,300 8.37 2,500 9.97 8,720 31.62

2. Kali 89,700 26.30 94,185 27.02 113,600 26.18 4,485 5.00 19,415 20.61

3. Urê

138,725 40.67 138,250 39.66 164,050 37.80 -475 -0.34 25,800 18.66

4. NPK

87,575 25.68 88,550 25.40 120,000 27.65 975 1.11 31,450 35.52

Đại học Kinh tế Huế

Phân tích biến động của doanh thu 2009/2008

Bảng 11: Mức ảnh hưởng của giá bán và sản lượng đến doanh thu tiêu thụ phân bón qua 3 năm 2008 – 2010

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Để thấy được sự biến động tăng, giảm doanh thu giữa các năm ta có thể sử dụng phương pháp chỉ số tổng hợp để phân tích ảnh hưởng của giá bán và sản lượng tương ứng doanh số, cụ thể phân tích sự ảnh hưởng về giá cả và sản lượng của từng mặt hàng đối với doanh thu tương ứng.

Xem phụ lục 1.

Nhận xét:

1. Năm 2009 so với năm 2008

Qua bảng 10 ta thấy biến động doanh thu của năm 2009 tăng 7,485 tr.đ, tương ứng tăng 2.19% so với năm 2008 là do tác động của 2 nhân tố:

- Giá cả các loại phân bón có xu hướng giảm làm cho doanh thu giảm-1.54tương ứng giảm-5,262.5tr.đ.

- Sản lượng phân bón tiêu thụ tăng mạnh làm cho doanh thu tăng 3.74%, tương ứng tăng12,747.5tr.đ

Ta có thể thấy tuy giá giảm nhưng giảm không lớn trong khi đó sản lượng tiêu thụ tăng mạnh nên dẫn đến doanh thu tiêu thụ vẫn tăng.

2. Năm 2010 so với năm 2009 Phạm vi so sánh

Biến động doanh

thu Ảnh hưởng của các nhân tố Tuyệt

( Tr.đ)đối

Cơ cấu (%)

Giá c Sản lượng

Tuyệt đối ( Tr.đ)

Cơcấu (%)

Tuyệt đối ( Tr.đ)

Cơ cấu(%)

Năm 2009/2008 7,485 2.19 -5,262.5 -1.54 12,747.5 3.74

Năm 2010/2009 85,385 24.50 29,700 8.52 55,685 15.98

Đại học Kinh tế Huế

Ta thấy doanh thu được từ tiêu thụ các loại phân bón năm 2010 tăng 24.50%, tương ứng tăng85,385tr.đ là do tác động của 2 nhân tố

- Giá cả tiêu thụ năm 2010 có xu hướng tăng so với năm 2009 dẫn đến doanh thu tăng8.52tương ứng tăng29,700 tr.đ.

- Sản lượng tiêu thụ năm 2010 tăng mạnh dẫn đến doanh thu tăng 55,685 tr.đ tương ứng tăng15.98%.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)