Tình hình chi phí sản xuất NPK của công ty qua 3 năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.4. TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY

3.4.2. Tình hình chi phí sản xuất NPK của công ty qua 3 năm

Ngoài hoạt động kinh doanh thì công ty còn tham gia hoạt động sản xuất NPK, vì thế hoạt động này cũng góp vào tổng chi phí của công ty những khoản chi phí rất lớn.

Theo ước tính, chi phí để sản xuất NPK của công ty vào khoảng 78,850 tr.đ vào năm 2008 và tăng 2,265 tr.đ vào năm 2009 đưa chi phí sản xuất NPK của công ty vào khoảng 81,115 tr.đ vào năm 2009. Con số đó tiếp tục tăng mạnh vào năm 2010 với mức tăng là 30,681 tr.đ đưa chi phí của công ty trong việc sản xuất NPK lên đến 111,796 tr.đ vào năm 2010. Giải thích cho sự gia tăng mạnh của chi phí là bởi năm 2010 công ty đã khánh thành thêm một phân xưởng với sự đầu tư rất mạnh về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Sự gia tăng của chi phí sản xuất NPK là do sự gia tăng của các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuât NPK.

Trong đó: Chi phí giành cho NVL là lớn nhất, năm 2008, công ty giành cho NVL vào khoảng 61,500 tr.đ chiếm 78 % tổng chi phí sản xuất NPK, đến năm 2009 chi phí đó tăng thêm 1,500 tr.đ đưa chi phí NVL đạt mức 63,000 tr.đ chiếm 77.67 % tổng chi phí sản xuất, và đến năm 2010 thì chi phí cho khoản này tăng mạnh với mức tăng 27,000 tr.đ vào năm 2010 đưa chi phí NVL lên 90,000 tr.đ chiếm 80.5% tổng chi phí sản xuất.

Chi phí nhiên liệu để sản xuất NPK cũng khá lớn, năm 2008, chi phí cho nhiên liệu của công ty vào khoảng 8,500 tr.đ chiếm 10.78% tổng chi phi sản xuất, đến năm 2009 thì chi phí cho khoản này giảm xuống 200 tr.đ đưa chi phí nhiên liệu giảm xuống còn 8,300 tr.đ chiếm 10.23% tổng chi phí sản xuất, nhưng đến năm 2010 thì chi phí này tăng trỏ lại với mức tăng 1,700 tr.đ vào năm 2010 đưa chi phí nhiên liệu tăng lên 10,000 tr.đ chiếm 8.95 %tổng chi phí sản xuất.

Đại học Kinh tế Huế

KHTSCĐ cũng là một chi phí lớn mà công ty phải tính tới. năm 2008, công ty chi khoản 3,200 tr.đ cho khoản chi phí này, chiếm 4.06% tổng chi phí sản xuất, đến năm 2009 chi phí này tăng thêm 300 tr.đ đưa chi phí KHTSCĐ lên 3,500 tr.đ chiếm 4.32 % tổng chi phí sản xuất. Và đến năm 2010 do có máy móc mới nên chi phí cho khoản này tăng thêm khoảng 896 tr.đ, đưa chi phí KHTS tăng lên 4,396 tr.đ chiếm 3.93 % tổng chi phí sản xuất.

Một chi phí nữa cũng không kém phần quan trọng là chi phí cho công lao động.

Năm 2008 chi phí công lao động mà công ty bỏ ra là 4,000 tr.đ chiếm 5.07% tổng chi phí sản xuất, con số này tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng vào khoảng 500tr.đ đưa chi phí này tăng lên 4,500 tr.đ chiếm 4.32 % tổng chi phí sản xuất, đến năm 2010 do có tuyển thêm nhiều lao động phục vụ phân xưởng mới nên chi phí lao động tăng thêm 1,000 tr.đ, đưa chi phí công lao động vào năm 2010 lên 5,500 tr.đ chiếm 4.92% tổng chi phí sản xuất.

Công ty cũng hay thuê máy móc về để phục vụ những hoạt động không thường xuyên trong quá trình sản xuất hoặc những khi máy móc hỏng thì thuê người sửa, chi phí này được đưa vào chi phí sử dụng máy móc.

Năm 2008, chi phí này vào khoản 850 tr.đ chiếm 1.08% tổng cho phí sản xuất, đến năm 2009 thì chi phí này tăng thêm 125 tr.đ đạt 975 tr.đ vào năm 2009 chiếm 1.2% tổng chi phí sản xuất, con số đó tiếp tục tăng vào năm 2010 với mức tăng 25 tr.đ đưa chi phí này lên 1,000 tr.đ chiếm 0.89 % tổng chi phí sản xuất. Ngoài những chi phí chủ yếu trên thì công ty còn có nhiều chi phí khác phát sinh trong quá trính sản xuất, kinh doanh. Năm 2008, công ty giành cho khoản này là 800 tr.đ chiếm 1.02 tổng chi phí sản xuất, sau đó tăng thêm 40 tr.đ vào năm 2009, đưa chi phí này vào năm 2009 lên 840 tr.đ chiếm 1.04 % tổng chi phí sản xuất. Đến năm 2010 chi phí này đạt 900 tr.đ tăng hơn năm 2009 60 tr.đ chiếm 0.81% tổng chi phí sản xuất NPK.

Có thể thấy trong lĩnh vực sản xuất phân bón thì công ty còn rất non trẻ, nhưng công ty đã biết tiếp thu các thành tựu khoa học phục vụ cho sản xuất, biết tìm hiểu thị trường trước khi sản xuất nên sau khi trừ đi các khoản chi phí rất lớn này thì công ty vẫn còn lợi nhuận rất lớn khác.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 13: Chi phí sản xuất NPK

ĐVT: tr.đ

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Giá tr % Giá tr % Giá tr % 09/08 10/09

+/ - % +/ - %

Tổng chi phí 78,850 100.00 81,115 100.00 111,796 100.00 2,265 2.87 30,681 37.82

1. Nguyên vật liệu 61,500 78.00 63,000 77.67 90,000 80.50 1,500 2.44 27,000 42.86

2. Nhiên liệu 8,500 10.78 8,300 10.23 10,000 8.95 -200 -2.35 1,700 20.48

3. Khấu hao TSCĐ 3,200 4.06 3,500 4.32 4,396 3.93 300 9.38 896 25.60

4. Công lao động 4,000 5.07 4,500 5.55 5,500 4.92 500 12.50 1,000 22.22

5. Chi phi sử dụng máy móc 850 1.08 975 1.20 1,000 0.89 125 14.71 25 2.56

6. Chi phí khác 800 1.02 840 1.04 900 0.81 40 5.00 60 7.14

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)