PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, KINH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 71 - 75)

THỪA THIÊN HUẾ

4.1. Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuât, kinh doanh của công ty CPVTNN TTH

Trước khi đưa ra những định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho công ty thì ta cần phải nhận thấy những nhược điểm, những nhân tố đã làm giảm lợi nhuận của công ty.

- Trước tiên cần nhận thấy, trong tổng lao động thì nhân viên có trình độ cao không nhiều, công nhân có trìnhđộ tay nghề tốt rất ít.

- Công ty vẫn còn sử dụng vốn vay của ngân hàng rất nhiều, sẽ là không tốt trong thời kỳ nền kinh tế bất ổn như hiện nay.

- Hệ thống kênh phân phối của công ty đã được cải thiện nhưng vẫn còn chưa rộng, chưa sâu, khiến sản phẩm tới người tiêu dùng giá vẫn còn cao.

- Trong lĩnh vực sản xuất NPK thì công ty vẫn còn non trẻ, chính vì vậy khi so sánh giá sản phẩm của công ty với các công ty khác trên thị trường thì giá của công ty vẫn còn cao.

- Thị trường của công ty chủ yếu làở trong tỉnh, ngoại tỉnh thì công ty hoạt động chưa mạnh.

- Sản phẩm của công ty vẫn ít được biết tới bởi chính sách quảng cáo chưa mạnh Một số định hướng:

- Hoàn thiện bộ máy hoạt động, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân và cả trìnhđộ nhân viên văn phòng.

- Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động vay vốn.

- Thường xuyên cũng cố và hoàn thiện các kênh phân phối, phát triển sâu, mạnh nhằm giảm bớt trung gian trong buôn bán để người nông dân có được sản phẩm với giá thấp nhất.

Đại học Kinh tế Huế

- Có các chính sách chiết khấu phù hợp cho các đại lý, chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng

- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, trong sản xuất lẫn kinh doanh, tìm các mối hàng mới nhằm tăng tính cạnh tranh cho sảnphẩm.

- Mở rộng dần thị trường, đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở ngoại tỉnh, bước đầu cạnh tranh với các sản phẩm các để rút kinh nghiệm.

- Doanh nghiệp nên quan tâm tới thương hiệu của NPK, có chính sách quãng cáo để sản phẩm tới tai người tiêu dùng, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng để sản phẩm tới tâm của người nông dân.

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho công ty.

Trong thời kỳ nền kinh tế thế giới tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bất kỳ sai sót nào cũng sẽ là những điểm yếu để đối thủlợi dụng, chính vì vậy công ty cần có các giải pháp nhằm hạn chế những nhược điểm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất lẫn kinh doanh.

4.2.1. Giải pháp về giá của sản phẩm

Theo báo cáo nghiên cứu của Khoa Kinh tế Trường Đại học An Giang, nông dân hiện đang phải mua phân bón với giá bị đội từ 30-40% so với giá bán ra của nhà sản xuất. Lý do là hệ thống trung gian từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng quá dài, dẫn đến giá cả khác nhau và chênh lệch nhau rất lớn giữa các vùng, các miền. Công ty cần nhận thấy những vấn đề trên và có chính sách để giảm giá sản phẩm tiêu thụ. Đối với sản phẩm công ty sản xuất, công ty cần quan tâm tới giá thành, bởi giá bán của công ty trên thị trường vẫn còn cao, lý do như tìm hiểu là do chi phí đầu vào quá cao, như chi phí nguyên vật liệu phải nhập từ miền Nam, theo đó là sự tăng giá liên tục của xang,dầu, điện…. Công ty cần đầu tư tìm nguồn nguyên liệu gần nơi sản xuất bởi nguyên liệu dùng để sản xuất NPK chủ yếu là than bùn, ngoài ra công ty nên đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại nhằm giảm chi phí sản xuất.

4.2.2. Giải pháp về phân phối sản phẩm

Như đãđề cập nguyên nhân giá tới tay người tiêu dùng vẫn còn cao là do mạng lưới tiêu thụ quá nhiều mắc xích, công ty cần giảm những mắc xích này để sản phẩm tới người tiêu dùng nhanh hơn và rẽ hơn. Sản phẩm cần được phân phối một cách nhanh gọn, sản phẩm từ công ty chuyển về các đại lý, nông dân có thể mua sản phẩm từ đây,

Đại học Kinh tế Huế

hoặc qua thêm một trung gian nữa là người bán lẽ, để làm được điều này công ty cần mở các đại lý về tận xã, như vậy nông dân mới có cơ hội tiếp cận sản phẩm dể dàng.

4.2.3. Nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường

Nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên và rất cần thiết đối với bất cứ một công ty nào muốn tham gia vào nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu tiêu thụ phân bón trong sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp TTH kinh doanh mặt hàng là vật tư nông nghiệp mà chủ yếu là phân bón, cho nên nhu cầu tiêu thụ phụ thuộc vào phong tục tập quán của người nông dân, phụ thuộc vào tính chất thời vụ tròn sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào loại đất đai… từ đó công ty mới đưa ra kế hoạch, chiến lược trong sản xuất kinhdoanh sao cho phù hợp với cái mà thị trường cần, người sản xuất cần. Trên cơ sở nghiên cứu đó công ty sẽ lựa chọn nguồn hàng thích hợp lựa chọn được sản phẩm phân bón đáp ứng đủ chất lượng và giá cả cho người nông dân. Trong những năm qua công ty cũng đã thực hiện khá tốt vấn đề này. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thu mua thì công ty cần tăng cường hơn nữa việc cử cán bộ đi khảo sát thị trường, đất đai, hoặc tích cực hợp tác với các đơn vị nguồn hàng, thu thập thông tin về những vấn đề đó rồi phản hồi kịp thời lại cho công ty. Thời đại ngày nay ai nắm bắt được thông tin nhanh thì sẽ thành công, do vậy công ty cần trang bị các phương tiện sao cho có thể giúp cho việc nghiên cứu một cách nhanh nhất, đặt biệt nên ứng dụng máy tính và thương mại điện tử trong hoạt động thu mua.

Đại học Kinh tế Huế

4.2.4. Xây dựng mạng lưới thu mua

Trong thời gian vừa qua công ty cũng đã xây dựng cho mình một mạng lưới mua hàng khá hợp lý,đó là tiến hành thu mua hàng hoá theo hình thức: mua hàng trực tiếp tại nơi sản xuất, mua hàng qua trung gian. Cả 2 hình thức này công ty cũng đã

đảm bảo cho công ty có được lượng phân bón tương đối ổn định về chất lượng và giá cả. Nhưng công ty chưa khai thác triệt

để việc mua hàng không theo hợp đồng và thu mua tại các địa điểm tập trungnguồn hàng. Nếu công ty tận dụng tốt hơn nữa 2 hình thức trên kết hợp với 2 hình thức sau thì sẽ giúp cho công ty có được nguồn hàng phong phú, có thể kiểm tra kỹ chất lượng nguồn hàng và có thể giảm bớt khoản chi phí lưu thông phát sinh

4.2.5. Xây dựng thêm bộ phận Marketing

Hoạt động Marketing là vấn đề ngày càng được coi trọng trong kinh doanh hiện nay và nó bao hàm rất nhiều vấn đề từ nghiên cứu thị trường thiết kế sản phẩm cho đến khi sản phẩm được tiêu thụ và nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng. Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp TTH vẫn chưa có một phòng ban chuyên làm về Maketing mà phòng kinh doanh của công ty đảm nhận việc này. Do tầm quan trọng của marketing công ty nên xây dựng thêm bộ phận này để chuyên môn hóa nghiệp vụ Marketing nâng cao khả năng tiêu thụ. Đặc biệt công ty mới kinh doanh thêm một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như thóc giống, ngô giống, thuốc bảo vệ thực vật...các mặt hàng này có sự cạnh tranh rất mạnh do đó cần có bộ phận Marketing để thực hiện nghiệp vụ để thực hiện nghiệp vụ Marketing như nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)