Tình hình chi phí phân bón mua vào qua 3 năm 2008 – 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.4. TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY

3.4.1. Tình hình chi phí phân bón mua vào qua 3 năm 2008 – 2010

Tình hình lạm phát trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có dấu hiệu suy giảm, chính vì vậy giá cả các mặt hàng vẫn bất ổn và có xu hướng tăng ngày càng mạnh, công ty cổ phần VTNN TTH hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng của xu hướng đó, biểu hiện rõ nhất là sự tăng giá của các mặt hàng phân bón vào năm 2010 gần gấp đôi so với sự giảm giá vào năm 2009. Kéo theo đó là chi phí mà công ty phải bỏ ra để kinh doanh phân bón phục vụ bà con cũng tăng lên.

Cụ thể, năm 2008 tổng chi phí các loại phân mua vào của công ty vào khoảng 252,850 tr.đ, đến năm 2009 nhờ giá đầu vào giảm, công ty mua nhiều hơn yếu tố đầu vào nên chi phí cũng chỉ tăng 4,102.5 tr.đ đạt mức 256,952.5 tr.đ vào năm 2009. Nhưng đến năm 2010, khi giá tăng trở lại, mặc dù lượng phân công ty mua thêm không nhiều nhưng chi phí mà công ty bỏ thêm là rất lớn vào khoảng 53,947.5 tr.đ, đẩy chi phí mua vào của công ty lên đến 310,900 tr.đ. Sự tăng giảm của chi phí là do sự tăng giảm của giá phân mua vào cộng với lượng phân bón mà công ty mua thêm mỗi năm.

Trong đó: Năm 2008, chi phí mua vào của phân lân vào khoảng 2,4200 tr.đ chiếm 9.57 % tổng chi phí phân mua vào, đến năm 2009 mặc dù giá giảm nhưng do công ty tăng lượng đầu vào nên chi phí tăng thêm 1,902.5 tr.đ, đưa chi phí phân lân mua vào của công ty lên 26,102.5 tr.đ chiếm 10.16% tổng chi phi mua vào. Đến năm 2010 do giá cả các mặt hàng tăng cao nên chi phí mua vào của phân lân tăng thêm 8,547.5tr.đ đạt mức 34,650 trđ chiếm 11.15 % tổng chi phí phân mua vào của công ty.

Đại học Kinh tế Huế

Đối với phân kali, năm 2008, chi phí để mua kali vào khoảng 89,050 tr.đ chiếm 35.22% tổng chi phí mua vào của công ty, đến năm 2009 thì chi phí mua vào của kali tăng thêm 4,100 tr.đ đạt 93,150 tr.đ chiếm 36.25 % tổng chi phí phân mua vào của công ty. Mức tăng đó tiếp tục tăng vào năm 2010 với mức tăng 18,850 tr.đ/năm đạt 112,000 tr.đ chiếm 36.02 % tổng chi phí phân mua vào của công ty.

Chi phí lớn nhất của công ty là mặt hàng ure, năm 2008, chi phí công ty giành cho ure vào khoảng 136,400 tr.đ chiếm 53.95 % tổng chi phí phân mua vào, đến năm 2009 thì chi phíđối với mặt hàng này giảm 2,100 tr.đ do trong năm nay công ty mua thêm ít phân ure nhưng giá đầu vào giảm xuông nên chi phí cho ure vào năm 2009 còn 134,300 tr.đ chiếm 52.27 % tổng chi phí phân mua vào. Và đến năm 2010 chi phí đối với ure không giảm mà còn tăng mạnh trở lại với mức tăng 26,350tr.đ đạt 160,650 tr.đ vào năm 2010 chiếm 51.67 % tổng chi phí đầu vào của công ty.

Ngoài chi phí để trang trải cho các loại phân mua vào thì công ty còn có thêm các chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, chi phi lưu kho, và các chi phí khác.

Đối với chi phí vận chuyển, vào năm 2008, công ty mất khoảng 800 tr.đ vào khoảng chi phí này chiếm 0.32 % tổng chi phí, chi phí này tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng 50 tr.đ/ năm đạt 850 tr.đ vào năm 2009 chiếm 0.33 % tổng chi phí, và tăng 50 tr.đ vào năm 2010 đưa chi phí của công ty tăng lên 900 tr.đ chiếm 0.29 % tổng chi phí mua vào. Một khoản chi phí cũng không kém quan trọng là chi phí lưu kho, nhiều khi do điều kiện thời tiết, phân không tiêu thụ hết thì công ty bảo quản đến đầu sang năm tiếp tục bán.

Đối với chi phí này, năm 2008 công ty chi khoản 1,700 tr.đ,chiếm 0.67 % tổng chi phí mua vào, và đến năm 2009, con số đó đạt 1,800 tr.đ tăng 100 tr.đ so với 2008 chiếm 0.7 % tổng chi phí mua vào của công ty, vào năm 2010 thì chi phí tiếp tục tăng lên 100 trđ do điều kiện thời tiết không thuận lợi, đạt 1,900 tr.đ chiếm 0.61% tổng chi phi mua vào.

Ngoài các chi phí nêu trên thì còn câc chi phí như chi phí điện, nước… và các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản. Năm 2008, công ty chi khoản 700 tr.đ cho khoản chi phí này chiếm 0.28 % tổng chi phí phân mua vào, đến năm 2009 thì con số này tăng thêm 50tr.đ đạt 750 tr.đ chiếm 0.29 % tổng chi phí phân mua vào.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 12: Chi phí phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2008 - 2010

ĐVT: tr.đ

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Giá tr % Giá tr % Giá tr % 09/08 10/09

+/ - % +/ - %

Tổng chi phí 252,850 100.00 256,953 100.00 310,900 100.00 4,102.5 1.62 53,948 21.00

1. Lân 24,200 9.57 26,103 10.16 34,650 11.15 1,902.5 7.86 8,547.5 32.75

2. Kali 89,050 35.22 93,150 36.25 112,000 36.02 4,100 4.60 18,850 20.24

3. Urê 136,400 53.95 134,300 52.27 160,650 51.67 -2,100 -1.54 26350 19.62

4. Chi phí vận chuyển 800 0.32 850 0.33 900 0.29 50 6.25 50 5.88

5. Chi phí lưu kho 1,700 0.67 1,800 0.70 1,900 0.61 100 5.88 100 5.56

6. Chi phí khác 700 0.28 750 0.29 800 0.26 50 7.14 50 6.67

Đại học Kinh tế Huế

Và đến năm 2010 chi phí này tăng thêm 50 tr.đ đủa chi phí này của công ty tăng lên 900 trđ chiếm 0.26 % tổng chi phí phân mua vào của công ty.

Qua đây ta có thể thấy, chi phí hàng năm của công ty là rất lớn và có xu hướng tăng mạnh hàng năm, công ty cần có các biện phấp nhằm hạn chế các khoản chi phát sinh không cần thiết, nghiên cứu kỹ thị trường để hạn chế chi phí lưu kho, tất cả vì giảm chi phí xuống mức thấp nhất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)