TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế

Từ khi việc chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Công ty vật tư nông nghiệp Bình Trị Thiên được chia thành 3 công ty: Công ty vật tư nông nghiệp Quảng Bình, Công ty vật tư nông nghiệp Quảng Trị, Công ty vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế.

Công ty vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế chính thức được thành lập theo quyết định số 71/QĐ-UB ( 17/07/1989) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 29/01/1993 theo quyết định số 126/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thì công ty công nhận là doanh nghiệp nhà nước thực hiện các hoạt động theo cơ chế độc lập, cung ứng và trao đổi vật tư nông nghiệp trên địa bàn trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.

Theo quyết định số 1069/QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chuyển công ty VTNN thành công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế.

Đến nghị định 4408/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của UBND Thừa Thiên Huế đã chính thức phê duyệt phương án xây dựng cổ phần hóa. Như vậy, kể thừ tháng 1/2006, đẻ phù hợp với nền kinh tế thị trường xu hướng mở cửa hội nhập kinh tể quốc tế nhà nước ta đã mạnh dạn cắt giảm các doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn chủ yếu của ngân sách để trở thành công ty cổ phần, với vốn cổ phần sẽ giúp cho công ty doanh nghiệp trở nên chủ động, tự chịutrách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình.

2.1.2. Bộ máy quản lý và các đơn vị trực thuộc của công ty

Kể từ năm 2006, khi công ty VTNN đã được cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần VTNN thì cơ cấu của công ty có một số thay đổi. Để phù hợp với tiến trình cổ phần hóa thì công ty sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo quan hệ trực tuyến và chức năng. Về quan hệ trực tuyến được thể hiện bằng những chỉ thị hướng dẫn chỉ đạo của HĐQT đối với GĐ, PGĐ và các phòng ban chức năng cũng như các trạm phụ thuộc. Về

Đại học Kinh tế Huế

quan hệ chức năng được thể hiện bằng mối quan hệ giữa các phòng ban và các trạm phụ thuộc, trong đó phòng kinh doanh có vị trí lớn nhất, hầu hết các trạm hoạt động đều phải thông qua chỉ thị của phòng này. Mối quan hệ này rất chặt chẽ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả.

- HĐQT: do đại hội đồng cổ đông bầu ra để điều hành công ty. HĐQT có thể là 3,5,7 thành viên, đại diện cho cổ đông để giải quyết các vấn đề sản xuất,kinh doanh của công ty. HĐQT đề ra các quy chế, hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho giám đốc công ty thực hiện.

- Giám đốc công ty cổ phần có thể đi thuê hoặc là thành viên HĐQT. Giám đốc là người đứng ra chịu trách nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của HĐQT. Là người trực tiếp điều hành nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo phòng ban cấp dưới thực hiện.

-Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm trong khâu mua bán hàng hóa ở công ty, là người có trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng và ký hợp đồng với các tổ chức kinh doanh để mua hàng hóa cho công ty. Ngoài ra PGĐ còn tổ chức việc bán ra, chỉ đạo các trạm ở công ty tiến hành tốt việc tiêu thụ hàng hóa.

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thông tin chính xác, kịp thời tình hình hàng hóa hiện tại của công ty, tình hình tiêu thụ và khả năng cung cấp hàng hóa phía đối tác, nhu cầu của thị trường để từ đó tham mưu cho lãnh đạo công ty, đề ra phương hướng mang tình khả thi nhất, đồng thời phân phối, bố trí hàng hóa cho các trạm.

- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán các nghiệp vụ trong qua trình kinh doanh của công ty. Cung cấp kịp thời, báo các định kỳ tình hình tài chính của công ty cho ban lãnhđạo.

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giải quyết các văn bản hành chính như văn bản bảo mật, bảo vệ cơ quan… và có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, chính sách hưu trí, thôi việc.

- Dưới các phòng, ban chức năng gốm có các trạm phụ thuộc là: trạm An Lỗ, trạm Truồi, trạm A Lưới, tram Phú Đa. ở các trạm có trạm trưởng hàng tháng tập hợp số liệu về tình hình kinh doanh hàng hóa, báo các lên lãnh đạo công ty. Mỗi trạm đều có kho chứa hàng, có đại lý và cửa hàng bán lẽ riêng của mình.

Đại học Kinh tế Huế

Với cơ cấu tổ chức như thế ta thấy công ty có sự phân công theo nghành và sâu sát tới người tiêu dùng. Điều này tạo điều kiện cho công ty đi sâu vào nghiên cứu thị trường, mở rộng khả năng tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.1.3.Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty

Công ty vừa hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và tham gia sản xuất phân bón. Công ty hoạt động kinh doanh đa ngành, vừa kinh doanh vật tư nông nghiệp, vừa kinh doanh xăng dầu, nhà hàng, nhà nghỉ, trong thị trường cạnh tranh hiện nay nhằm giảm bớt rủi ro thìđây là hình thức kinh doanh rất hiệu quả.

Ngoài ra công ty còn tham gia sản xuất phân bón NPK, thuốc trừ sâu, thuốc bón lá, công ty có 2 phân xưởng sản xuất nằm ở thị trấn Phong Điền, vai trò của nhà máy là sản xuất nhằm cung cấp cho các thị trường phân bón trong và ngoài tỉnh bằng cách tận dụng các nguồn lực hiện có trong tỉnh.

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Theo thông báo số 377 TB/UB ngày 23/7/1990 công ty được giao chức năng và nhiệm vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu trực tiếp đến các hợp tác xã và từng hộ nông dân ,địa bàn phục vụ cho sãn xuất nông nghiệp của công ty chủyếu là trong tỉnh. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, công ty phải tổ chức 4 điểm giao dịch bán hàng phục vụ cho 8 huyện thành phố Huế.

- Trạm An Lỗ phục vụ cho 3 huyện phía Bắc: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà - Trạm Truồi phục vụ cho 3 huyện phía Nam: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy.

- Trạm A Lưới được thành lập để phục vụ cho bà conở huyện A Lưới - Trạm Phú Đa phục vụ cho huyện Phú Đa

- Phòng kinh doanh phục vụ cho thành phố Huế và các xã lân cận

Công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp có tài khoản và con dấu riêng, có tư cách pháp nhân nên công ty phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm với nhà nước nhằm tăng nguồn thu ngân sách. Đồng thời công ty phải phục vụ vật tư nông nghiệp đảm bảo đúng số lượng và kịp thời cho nền sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ thu mua đối lưu phân bón và nông sản để bán nội địa và xuất khẩu,

Đại học Kinh tế Huế

nhập khẩu phân bón, sản xuất phân lân vi sinh hữu cơ và các chế phẩm than bùn, nhận làm đại lý cho các doanh nghiệp.

Ngoài chức năng và nhiệm vụ trên công ty còn có vai trò chủ động trong việc tham gia điều tiết lượng vật tư nông nghiệp sao cho phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường, giữ được mặt bằng giá cả, tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sản xuất, đồng thời đảm bảo chính sách lương trả cho cán bộ, nhân viên để họ đảm bảo cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)